Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 7, Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX (Tiếp theo) - Năm học 2023-2024 - Phạm Hồng Quang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Trình bày được những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
- Mô tả được những nét cơ bản của cuộc đấu tranh ở các nước Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây.
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của một số giáo viên.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định và liên hệ thực tế.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Cảm thông với nhân dân các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân đô hộ. Có thái độ phê phán, lên án chủ nghĩa thực dân.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Họ và tên giáo viên: Phạm Hồng Quang Ngày soạn: 17/9/2023 CHƯƠNG II. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX Tiết: 7 BÀI 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX ( tiếp theo) Thời gian thực hiện: 2( 6,7) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Trình bày được những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á. - Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. - Mô tả được những nét cơ bản của cuộc đấu tranh ở các nước Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây. 2. Năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của một số giáo viên. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định và liên hệ thực tế. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Cảm thông với nhân dân các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân đô hộ. Có thái độ phê phán, lên án chủ nghĩa thực dân. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phiếu học tập của học sinh. - Lược đồ khu vực Đông năm Á từ sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan theo yêu cầu của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động ( Kiểm tra bài cũ) a. Mục tiêu: Kiểm tra việc học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được trong tiết trước đó là tìm hiểu về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Học sinh nhớ lại nguyên nhân, quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á trả lời các câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu yêu cầu câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả hoạt động học tập: - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - In-đô-nê-xi-a: Thực dân Bồ Đào Nha xâm nhập ngay từ thế kỉ XVI. Đến giữ thế kỉ XIX, Hà Lan đã hoàn thành xâm lược - Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Min-an-ma): Từ sau thế kỉ XVI, Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp. - Phi-lip-pin: Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha đánh chiếm, năm 1898, Mĩ xâm lược và biến nước này thành thuộc địa. - Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam pu chia): Từ thế kỉ XVI, nhiều nước thực dân tranh giành ảnh hưởng. Cuối thế kỉ XIX, Pháp độc chiếm ba nước Đông Dương - Xiêm (Thái Lan): Do chính sách ngoại giao mềm dẻo của vua Ra-ma V nên giữ được nên độc lập tương đối. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á, hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á. Vậy tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây diễn ra như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây a. Mục tiêu: HS trình bày được một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS đọc phần 2 và trả lời câu hỏi sau: 1. Khai thác tư liệu (tr.21), em biết điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á? 2. Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. + Câu hỏi 1 GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. 1. Khai thác tư liệu (tr.21)(đọc thầm) em biết điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á? - Nhóm cặp(2 bạn cùng bàn) trao đổi với nhau 5 phút và nêu được đoạn tư liệu trên phản ánh về chính sách “chia để trị” của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á. + “Chia để trị” là một chính sách thâm độc của các nước thực dân phương Tây. + Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đông Nam Á. 2. Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. + Câu hỏi 2 HS sẽ làm việc theo nhóm (mỗi nhóm là 1 tổ) và trình bày trên bảng phụ. - Nhóm 1: Về tình hình chính trị - Nhóm 2: Về tình hình kinh tế - Nhóm 3: Về tình hình văn hoá - Nhóm 4: Về tình hình xã hội - HS ghi cụ thể câu trả lời vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, HS cùng nhóm sẽ cùng bàn luận, trao đổi. - N1: Về chính trị + Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành. - N2: Về kinh tế + Vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế, cướp đoạt ruộng đất.... - N3: Về văn hoá + Du nhập của văn hoá phương Tây + Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị. - N4: Về xã hội + Có sự phân hoá sâu sắc: bộ phận quý tộc câu kết với thực dân, giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động học tập: - HS lần lượt trả lời các câu hỏi 1. Câu hỏi 2 mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Một số nội dung GV nhấn mạnh trong bài: 1. “Chia để trị” là một chính sách thâm độc của các nước thực dân phương Tây, thông qua việc dùng nhiều biện pháp chia rẽ khác nhau, các nước thực dân muốn: cắt đứt những mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện; từ đó giảm dần và đi đến xóa bỏ ý chí đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân thuộc địa. + Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đông Nam Á, ví dụ như: tạo ra sự chia rẽ, rạn nứt khối đoàn kết, mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau; bộ máy cai trị của chính quyền thực dân được củng cố. 2.GV lưu ý về tình hình về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. Chúng đẩy mạnh trên tất cả mọi lĩnh vực, kiểm soát toàn bộ và kìm hãm dân bản xứ. GV lấy ví dụ minh hoạ chính sách chia để trị ở Đông Dương của Pháp cuối thế kỷ XIX - GV đánh giá kết quả và cho điểm cộng cho nhóm hoàn thành tốt khi thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây - Về chính trị: + Chính quyền, tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân. + Bộ máy ở trung ương, cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành. - Về kinh tế: + Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến. + Mở rộng đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp nhân dân. + Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền,.... - Về văn hoá: + Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống. + Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị. - Về xã hội: có sự phân hoá sâu sắc: + Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến câu kết với thực dân. + Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. + Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 3. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. a. Mục tiêu: Giúp HS mô tả được một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS( phiếu học tập của học sinh) d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đọc thông tin trong mục 3 SGK, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau: 1. Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây? 2. Hoàn thành phiếu học tập: Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Tên nước Thực dân xâm lược Phong trào tiêu biểu Kết quả B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây? HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả hoạt động học tập: GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. Dự kiến sản phẩm: Câu 1: + Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản phát triển mạnh, các nước tư bản cần thị trường và thuộc địa, vì vậy đẩy mạnh xâm lược, tranh giành thuộc địa. + Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu , trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Âu – Mĩ Câu 2 Tên nước Thực dân xâm lược Phong trào tiêu biểu Kết quả In-đô-nê-xi-a Hà Lan - Khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675). - Khởi nghĩa Su-ra-pa-tít (1683– 1719). - Khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-nô (1825 –1830). Thất bại Phi-líp-pin Thực dân Tây Ban Nha - Sự chống trả của thổ dân đảo Mác-tan (1521) - Khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823) Thất bại Miến Điện Quân Anh (1824 – 1826) Sự kháng cự của quân Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy Thất bại GV Tổ chức thảo luận ? Tại sao các phong trào này đều thất bại ? - Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh. - Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai. - Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. 3. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. - Ở In-đô-nê-xi-a: + Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683- 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),... + Kết quả: các cuộc đấu tranh đều thất bại. - Tại Phi-líp-pin: + Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) với thủ lĩnh là La-pu-la-pu. + Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844). - Ở Miến Điện: Ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 - 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-du-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại. C. Hoạt động luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên giao bài tập cho HS Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?... B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS xác định yêu cầu của bài tập và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập theo nhóm bàn. - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài tập B3: Báo cáo kết quả hoạt động học tập: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét bài làm của HS. Đáp án: + Trong quá trình cai trị các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị thâm độc và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, + Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời khiến mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á D. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng. b. Nội dung: Bài tập 1. Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em đồng ý với ý kiến đó không? Hãy sưu tầm một số tư liệu từ sách, báo và internet để chứng minh cho ý kiến của em. 2. Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: GV giao về nhà cho HS làm vào vở BT Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cá nhân 1. Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em đồng ý với ý kiến đó không? Hãy sưu tầm một số tư liệu từ sách, báo và internet để chứng minh cho ý kiến của em. 2. Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày, nhận xét, bổ sung.(Tiết sau) Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá ( tuỳ điều kiện thời gian có thể cho HS xem một số mẫu sơ đồ tư duy ). Dự kiến trả lời: 1. Không đồng tình với ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vì: + Mục đích của các nước phương Tây khi xâm nhập, xâm lược Đông Nam Á là nhằm: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thụ. + Trong quá trình cai trị, chính quyền thực dân đã thiết lập nền thống trị cứng rắn, tăng cường các hoạt động khủng bố, đàn áp nhân dân Đông Nam Á; đồng thời thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ súy cho các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, nhằm làm suy yếu nòi giống, phai mờ và tiến tới xóa bỏ ý chí đấu tranh; kìm hãm sự phát triển của nhân dân thuộc địa. + Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển của các dân tộc Đông Nam Á. * Hướng dẫn học bài - Học bài, trả lời câu hỏi ở phần vận dụng - Soạn bài 5. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn + Sự ra đời Vương triều Mạc + Xung đột Nam - Bắc triều + Xung đột Trịnh - Nguyễn * Phụ lục: Phiếu học tập Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Tên nước Thực dân xâm lược Phong trào tiêu biểu Kết quả Phiếu học tập Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Tên nước Thực dân xâm lược Phong trào tiêu biểu Kết quả In-đô-nê-xi-a Hà Lan - Khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675). - Khởi nghĩa Su-ra-pa-tít (1683-1719). - Khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-nô (1825-1830). Thất bại Phi-líp-pin Thực dân Tây Ban Nha - Sự chống trả của thổ dân đảo Mác-tan (1521) - Khởi nghĩa của Nô va – lét (1823) Thất bại Miến Điện Quân Anh (1824-1826) Sự kháng cự của quân Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy Thất bại Một số tư liệu để chứng minh: + Tư liệu 1. “Chính quyền thực dân bán rượu ở khắp nơi, đại lí rượu và thuốc phiện nhiều hơn trường học, trong 1000 làng chỉ có 10 trường học, nhưng đại lí rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp 150 lần trường học” (trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, NXH Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 38). + Tư liệu 2. Trích đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo: “ hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”. Kí duyệt, ngày 18 tháng 9 năm 2023 HIỆU TRƯỞNG (Đã kí) Vũ Thị Huế
Tài liệu đính kèm:
giao_an_lich_su_lop_8_tiet_7_bai_4_dong_nam_a_tu_nua_sau_the.doc