Giáo án môn Âm nhạc 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Ninh

Giáo án môn Âm nhạc 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Ninh

Tiết 1

Học hát : Bài Mùa thu ngày khai trường

 Nhạc và lời : Vũ Trọng Tường

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường. Tập hát đúng chỗ đảo phách và những chỗ luyến trong bài

- Kỹ năng: HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, lĩnh xướng.

- Thái độ: Qua nội dung bài hát hướng các em đến tình cảm yêu mến tháng năm đi học, để những kỉ niệm đẹp về mái trường sẽ khắc sâu trong trí nhớ các em.

2. Năng lực, phẩm chất.

- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc.

- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu thiên nhiên, yêu mái trường.

 

doc 99 trang Phương Dung 28/05/2022 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/2020	
Tiết 1
Học hát : Bài Mùa thu ngày khai trường
 Nhạc và lời : Vũ Trọng Tường
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường. Tập hát đúng chỗ đảo phách và những chỗ luyến trong bài 
- Kỹ năng: HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, lĩnh xướng...
- Thái độ: Qua nội dung bài hát hướng các em đến tình cảm yêu mến tháng năm đi học, để những kỉ niệm đẹp về mái trường sẽ khắc sâu trong trí nhớ các em. 
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu thiên nhiên, yêu mái trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “ Mùa thu ngày khai trường”. 
 2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Tiết đầu không kiểm tra).
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động 
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt động.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài: Trò chơi: Nói và làm ngược (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
- Lớp trưởng sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. - Lớp trưởng có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
Những năm tháng đi học là thời gian rất đẹp trong cuộc đời mỗi chúng ta, khi thời gian đó trôi qua, chúng ta mới nhận ra điều đó. Hình ảnh về mái trường, về thầy cô giáo, kỉ niệm về những người bạn thân sẽ lắng đọng trong tâm trí mỗi người. Bài hát đầu tiên chúng ta học sẽ làm ta nhớ về mái trường thân thuộc trong một ngày khó quên - Ngày khai trường.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức: 
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút
- Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường. Tập hát đúng chỗ đảo phách và những chỗ luyến trong bài 
- Cách thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Phương pháp: thuyết trình, trực quan, đặt câu hỏi.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não.
GV ghi bảng
HS ghi bài
GV giới thiệu
HS nghe và ghi nhớ
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV thực hiện
HS nghe - cảm nhận
GV thực hiện
GV đàn
GV đàn và hướng dẫn
GV hướng dẫn
HS thực hiện
GV đệm đàn
HS trình bày
GV yêu cầu
HS thực hiện
GV hướng dẫn
HS thực hiện
I. Giới thiệu bài hát. 
Học hát: Mùa thu ngày khai trường
 Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
1. Giới thiệu tác giả, bài hát.
a. Tác giả: Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường sinh ngày 4/9/1946 tại TP Hải Dương. Mặc dù trong gia đình không có ai theo nghệ thuật nhưng nhạc sĩ Vũ Trọng Tường may mắn được người bố truyền cho tình yêu thơ ca, nghệ thuật và cho đi học đàn từ nhỏ.
Năm 1964, chàng thanh niên Vũ Trọng Tường vào bộ đội. Với khả năng chơi đàn và hát, chàng lính trẻ tích cực tham gia văn nghệ và được giao làm công tác chỉ đạo nghệ thuật ở Đội tuyên văn Binh chủng Ra-đa thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.
Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường có một số tác phẩm như: Lời ru của mẹ, Chị Hằng, Cây bàng mùa hạ 
b. Bài hát:
- HS đọc sgk/6
- Đọc lời ca và tìm hiểu nội dung bài hát
2. Nghe hát mẫu:
3. Chia đoạn, chia câu: 2 đoạn
- Đoạn 1: 2 câu
- Đoạn 2: 4 câu
4. Luyện thanh:
5. Tập hát từng câu:
- Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại - Cả lớp hát theo đàn
- Tập câu 2 tương tự câu 1. Nối câu 1 với câu 2
- Hướng dẫn hs hát thuần thục đoạn 1
- Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1. Nối cả 2 đoạn.
6. Hát đầy đủ cả bài:
- Chia ½ lớp hát đoạn 1, ½ lớp hát đoạn 2 sau đó đổi ngược lại.
- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm
7. Hát hoàn chỉnh cả bài:
- Chọn TP 100, đoạn 1 sử dụng tiết điệu cha cha, đoạn 2 sử dụng tiết điệu Rumba và đệm đàn cho hs hát. 
- Yêu cầu các em hát đoạn 1 sôi nổi - nhiệt tình, đoạn 2 thể hiện sự tha thiết - mênh mang
- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.
- Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.
- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+ HS tự luyện tập bài hát. 
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai. 
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. 
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. 
+ HS tập hát đối đáp và hoà giọng : (Hát lời 2 tương tự) 
+ HS tập hát nối tiếp và hoà giọng : (Hát lời 2 tương tự) 
+ HS tập hát có lĩnh xướng.
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, sửa những chỗ hát còn sai tập lại cho các em. Cho điểm tượng trưng.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. 
+ Hát bài Mùa thu ngày khai trường, kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. 
Các nhóm HS chọn 1 trong các hoạt động sau:
- Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề thầy cô và mái trường.
- Viết cảm nhận bài hát.
- Kết luận, chốt kiến thức: Hát bài Mùa thu ngày khai trường, kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc. 
4. Hướng dẫn về nhà: 
 - Thời lượng: 2 phút.
 - Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
 - Cách thức thực hiện:
GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu
Nhóm 1- Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề mái trường?
Nhóm 2: Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát.
- Nghiên cứu, tìm hiểu trước bài ở tiết sau.
5. Đánh giá: 
- Thời lượng: 2 phút
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
 6. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
- Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường
 Nhạc và lời : Vũ Trọng Tường
 - Tập đọc nhạc : TĐN số 1
.
Ngày soạn: 13/9/2020
Ngày dạy: 8A 8B 8C ..
TIẾT 2
I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ : 
- Kiến thức: HS hát thuộc bài “Mùa thu ngày khai trường” và thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca của bài TĐN số 1
- Kĩ năng: HS tiếp tục trình bày bài hát qua cách hát hoà giọng, lĩnh xướng, đối đáp; thể hiện sắc thái theo nội dung từng đoạn bài hát. Củng cố cho HS nắm chắc vị trí các nốt nhạc trên khuông.
 Sự quan tâm chăm sóc của Bác Hồ với các em thiếu niên, nhi đồng.
- Thái độ: HS có ý thức trong việc học tập , chăm ngoan, học giỏi...
2. Năng lực, phẩm chất
- Qua bài học giúp học sinh hình thành 3 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: biết yêu thiên nhiên.
. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Tình cảm của Bca Hồ đối với thiếu niên nhi đồng và ngược lại
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
- Đàn oóc gan, bảng phụ. Đàn, đọc thuần thục bài TĐN.
2. Học sinh: 
- Đọc thuộc trước lời bài hát, SGK ÂN 8, vở ghi, thanh phách.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp : 1 phút
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút
- Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho học sinh làm quen với nội dung bài học
- Cách thức tổ chức hoạt động
GV tổ chức trò chơi thể dục đồng diễn : Lấy nốt son làm chuẩn cho học sinh thay đổi tư thế đứng cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ từng nốt nhạc. Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe và kích thích phản xạ nhanh cho học sinh. 
- Kết luận của GV: Trò chơi vừa rồi đã mang lại cho chúng ta những phút giây thư giãn thật thú vị. Cô hi vọng các em sẽ giữ được tinh thần đó trong suốt giờ học hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Ôn bài hát “ Mùa thu ngày khai trường”
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Giúp hs ghi nhớ về nội dung, các hình thức trình diễn và trình bày bài hát “ Mùa thu ngày khai trường ”. 
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung 
Hoạt động 1:
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi.
- GV ghi bảng.
- HS ghi vở.
- GV điều khiển.
- GV đàn.
- HS luyện thanh theo mẫu âm la.
Gv đệm đàn và thể hiện bài hát, Hs nghe để so sánh và sửa những chỗ còn sai.
Một vài Hs trình bày bài hát, Gv tiếp tục chỉ ra những chỗ chưa đạt và hướng dẫn các em sửa sai.
Tất cả trình bày hoàn chỉnh bài hát:
- Hát lần 1: Đoạn 1 Hs nam và nữ hát đối đáp. Đoạn 2 cả lớp hát hòa giọng.
- Hát lần 2: Đoạn 1, Gv lĩnh xướng. Đoạn 2 cả lớp hát hòa giọng.
I. Ôn bài hát
 Mùa thu ngày khai trường.
 Vũ Trọng Tường
- Nghe mẫu bài hát 
- Luyện thanh 
- Hát ôn bài hát.
- Kết luận, chốt kiến thức : Giáo dục HS tình yêu mái trường,thầy cô và bạn bè.
GV giới thiệu nội dung bài học Theo âm lịch tháng 8 là tháng giữa mùa thu và ngày 15 tháng 8 là ngày chính giữa mùa thu, bởi vậy người xưa coi đó là ngày lành để làm lễ tế thần mặt trăng. Các nhạc sĩ có rất nhiều bài hát lấy cảm xúc từ ngày này, trong đó có bài “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài TĐN số 1 hôm nay là đoạn trích trong bài hát này.
*Kiến thức 2: Tập đọc nhạc số 1 “ Chiếc đèn ông sao ”
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút
- Mục tiêu: Giúp hs ghi nhớ về nội dung, các hình thức trình diễn và trình bày bài hát “ Mùa thu ngày khai trường ”. 
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung 
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV Hỏi cao độ, trường độ, nhịp, tính chất của bài TĐN
- Đoạn nhạc sử dụng những kí hiệu nào? (dấu nhắc lại, dấm chấu đôi, dấu luyến)
- Đoạn nhạc này chia làm mấy cấu? (4 câu) 
GV chỉ định HS 
GV đàn
GV hướng dẫn
- Gv đàn giai điệu câu 1 khoảng ba lần, yêu cầu Hs lắng nghe và TĐN nhẩm theo.
- Gv tiếp tục đàn giai điệu câu một ba lần, yêu cầu Hs đọc nhạc hòa với tiếng đàn.
Trong quá trình Hs tự đọc nhạc hòa với tiếng đàn, nếu chỗ nào sai, Gv hướng dẫn sửa cho đúng. Tiến hành tương tự với các câu còn lại.
GV chia lớp thành hai phần, một nửa lớp TĐN và gõ tiết tấu, nửa còn lại hát lời và gõ nhịp. Tập riêng cho từng bên để các em nắm vững nhiệm vụ rồi mới ghép lại phần trình bày của mỗi bên. Gv nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của từng bên. Nhắc các em nên TĐN và hát nhẹ nhàng, vừa thực hiện bài tập của mình vừa nghe phần trình bày của các bạn.
GV đàn
II. Tập đọc nhạc Chiếc đèn ông sao
 (Trích)
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên
1. Giới thiệu bài TĐN 
 2. Tìm hiểu về đoạn nhạc: 
3. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu: 
4. Đọc gam Đô trưởng 
5. TĐN từng câu: 
Dịch giọng =-7 (thực chất là đọc ở giọng Fa trưởng)
6. Tập hát lời ca: 
7. TĐN và hát lời:
 Khi đệm đàn, giáo viên có thể dùng tiết tấu Pop và lấy tốc độ =108
Chia lớp thành hai nửa, một nửa TĐN và hát lời, nửa còn lại làm nhiệm vụ gõ đệm đàn.
Cả lớp cùng nhau thực hiện TĐN và hát lời khoảng 1-2 lần
- Kết luận, chốt kiến thức : 
* Liên hệ, lồng ghép và giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam. Người luôn quan tâm, chăm sóc, dành nhiều tình cảm cho các em thiếu niên, nhi đồng trên khắp mọi miền, mọi dân tộc khác nhau của đất nước luôn tỏ lòng kính yêu và biết ơn vô hạn đối với Bác. Bác như vì sao “tỏa sáng khắp nơi nơi” ... giống nội dung bài hát “Chiếc đèn ông sao” các em vừa học.
Hoạt động 3 : Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 8 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
- GV hướng dẫn TĐN kết hợp gừ nhịp
- GV yêu cầu từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, mỗi tổ cử một người đứng ra bắt nhịp.
 - GV chỉ định một số em khá giỏi lên bảng trình diễn bài hát, cả lớp nghe sau đó từng tổ thảo luận dể phát biểu ý kiến nhận xét 
GV cho HS thi đua TĐN giữa các nhóm bàn, tổ, ca nhân. 
- Kết luận, chốt kiến thức : GV nhận xét. Cho điểm
Hoạt động 4 : Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung 
Nhận biết từng câu và TĐN, giáo vien dùng nhạc cụ đàn giai điệu một số câu nhạc đầu tiên của mỗi câu. Yêu cầu Hs nhận biết đó là câu số mấy và hãy TĐN đầy đủ cả câu.
- Hướng dẫn HS một số động tác minh họa, hình thức biểu diễn bài hát “ Mùa thu ngày khai trường”
 - Kết luận, chốt kiến thức : GV nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của bài học. 
4. Hướng dẫn về nhà: 
 - Thời lượng: 2 phút.
 - Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
 - Cách thức thực hiện:
GV nhắc HS về nhà nhớ học thuộc lời bài hát, tập hát có diễn cảm và một số động tác phụ hoạ.
 - Học thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN. Tập đọc nhạc và kết hợp vỗ phách, nhịp.
 - Chép nhạc và lời bài TĐN vào vở. 
 - Tìm hiểu trước phần ÂNTT ở tiết sau-
5. Đánh giá
- Thời lượng: 1 phút
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
 6. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/9/2020 Ngày dạy: 8A.........8B........8C...........
Tiết 3
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn Và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS đọc nhạc và hát lời bài Chiếc đèn ông sao được nhuần nhuyễn. HS hiểu biết vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
- Kỹ năng: HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng
- Thái độ: HS có những cảm nhận hay về những giai điệu đẹp trong bài hát của Nhạc sĩ Trần Hoàn
2. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực sáng tạo âm nhạc.
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu âm nhạc và vận dụng âm nhạc vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép bài TĐN số 1
- Tư liệu về nhạc sĩ Trần Hoàn và một số tác phẩm khác của ông.
2. Học sinh: SGK, thanh phách, xem trước nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: ( 1 Phút ) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong bài học
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động 
- Thời lượng: 4 phút
- Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho hs thông qua hoạt động.
- Cách thức tổ chức: 
Trò chơi âm nhạc : Cao – Thấp – Dài – Ngắn (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai. Bạn nào sai phải hát 1 bài theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Kiến thức 1: Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: HS đọc nhạc và hát lời bài Chiếc đèn ông sao được nhuần nhuyễn.- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Phương pháp: luyện tập thực hành, hỏi và trả lời.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ
GV ghi bảng
GV đàn gam Đô trưởng
HS đọc gam
- Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1 lần để các em nhớ lại.
- Cả lớp đọc nhạc + gõ phách
- Từng nhóm đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.
- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài hát
- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài TĐN (đọc nhạc và đánh nhịp).
I. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1
Chiếc đèn ông sao (Trích)
1. Đọc gam Đô trưởng
2. Ôn tập:
3. Kiểm tra:
* Kết luận, chốt kiến thức: Nhắc lại các cao độ, trường độ, kí hiệu có trong bài TĐN.
Kiến thức 2: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 14 phút
- Mục tiêu: HS hiểu biết vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Phương pháp: hỏi và trả lời.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
GV ghi bảng
- Gọi 2 em đọc sgk/9
- Tên khai sinh là Nguyễn Tăng Hích (Còn có bút danh khác là Hồ Thuận An).
- Nguyên là bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Sơn nữ ca; Lời ru trên nương (1971); Lời người ra đi (1948); Mùa xuân nho nhỏ; Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm (1981); Lời Bác dặn trước lúc đi xa 
- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Cho hs nghe một số trích đoạn các bài hát khác như: Lời người ra đi; Giữa Mạc Tư Khoa ; Lời Bác dặn trước lúc đi xa.
- Bài hát được nhạc sĩ Tần Hoàn phổ nhạc vào năm 1980 và được viết ở nhịp 6/8.
- Cho hs nghe bài hát 2 lần qua đĩa CD
? Nêu cảm nhận của em về bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”? (Giai điệu của bài hát mềm mại, duyên dáng và lắng đọng như khắc họa một mùa xuân với nhiều cảm xúc chan chứa tình người).GV hỏi
GV chốt ý
II. Âm nhạc thường thức:
1. Nhạc sĩ Trần Hoàn:
2. Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”
- Kết luận: Nhạc sĩ Trần Hoàn được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 7 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu cả lớp trình bày hoàn chỉnh bài hát một lần. Chia lớp theo tổ lên bảng hát thi đua. 
- Ôn lại bài TĐN.
 - Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, sửa những chỗ hát còn sai tập lại cho các em. Cho điểm tượng trưng.
 Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Cả lớp cùng đọc nhạc bài TĐN số 1 lại một lần. Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát lời gõ phách, nửa còn lại đọc nhạc và gõ nhịp.
- Cả nhóm, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát trước lớp.
 - Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, sửa những chỗ đọc còn sai tập lại
 cho các em. Cho điểm tượng trưng.
4. Hướng dẫn về nhà: 	
 - Thời lượng: 2 phút.
 - Mục tiêu: Hướng dẫn về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
 - Cách thức thực hiện:
GV nhắc nhở học sinh về nhà ôn lại bài hát, đọc nhạc, hát lời và đánh nhịp bài TĐN số 1
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.( Sưu tầm một số bài hát dân ca Nam bộ)
5. Đánh giá: 
- Thời lượng: 2 phút
? Nhóm 1- Bài tập đọc nhạc số 1 được chia thành bao nhiêu câu?
? Nhóm 2: Nêu cảm nhận của em về bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”? 
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
 6. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 27/09/2020
Tiết 4
Học hát: Bài Lí đĩa bánh bò 
 Dân ca: Nam Bộ. 
Ngày dạy: 8A............8B...........8C........
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS biết đây là bài hát Dân ca Nam bộ. Hát đúng giai điệu của bài hát, đặc biệt biết thể hiện được sắc thái của bài hát. Biết tự sáng tác lời hát mới theo giai điệu bài hát Lý dĩa bánh bò
- Kỹ năng: HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.	Biết suy nghĩ để sáng tác được những nội dung về Thầy cô, mái trường, bạn bè, quê hương đất nước, bố mẹ....
- Thái độ: 
- Qua bài hát giáo dục các em biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè, biết giúp đỡ bạn lúc khó khăn.
- Năng lực: Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc. 
- Phẩm chất: Qua bài hát giúp HS biết yêu âm nhạc, yêu thầy cô, mái trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Lí dĩa bánh bò”
- Sưu tầm một số bài hát dân ca Nam bộ khác.
2. Học sinh: SGK, sưu tầm một số bài dân ca Nam Bộ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 Phút ) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình học).
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động 
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 4 phút
- Mục tiêu của hoạt động: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt động.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Vào bài: Trò chơi: Nói và làm ngược (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Lớp trưởng hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
- Lớp trưởng sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. - Lớp trưởng có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
- Đặt vấn đề vào bài: GV giới thiệu vào nội dung bài học 
Việt Nam là một đất nước có một nền dân ca rất phong phú và đa dạng. Các em đã được nghe, học một số bài hát dân ca trong kho tàng dân ca của dân tộc. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài dân ca Nam Bộ - bài hát “Lí dĩa bánh bò”.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức: 
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 20 phút
- Mục tiêu: HS biết đây là bài hát Dân ca Nam bộ. Hát đúng giai điệu của bài hát, đặc biệt biết thể hiện được sắc thái của bài hát. Biết tự sáng tác lời hát mới theo giai điệu bài hát Lý dĩa bánh bò
- Cách thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nôi dung 
Phương pháp: hỏi và trả lời.
Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, động não
- GV thuyết trình.
 - Bài Lí dĩa bánh bò được hình thành từ 2 câu thơ lục bát:
 Hai tay bng dĩa bành bò
Giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thi.
 - Lời bài hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng, thương anh học trò nghèo ở trọ nên giấu cha mẹ, mang đĩa bánh tới cho anh. Chắc hẳn đây là lần đầu làm việc này nên cô còn lúng túng, chân bước ngập ngừng. Nhưng với tình thương chân thật, cô gái đã vượt lên sự rụt rè để thực hiện mong muốn của mình.
GV mở băng đĩa bài hát
HS nghe
? Bài hát có thể chia làm bao nhiêu câu?
GV đàn
HS luyện thanh
 - GV đàn chậm giai điệu câu 1 (3 lần), hs nghe và hát lại theo đàn
- Tập câu 2 tương tự câu 1=> Nối câu 1 và câu 2
-Tập tương tự như vậy với các câu còn lại cho đến hết bài
* Đối với những lớp có khả năng hát tốt thì GV có thể đệm đàn và hát cho các em nghe từ 3-4 lần sau đó cho các em hát theo phần đệm => GV nghe và chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
- GV đệm đàn tiết tấu 16 Beat- TP 85, dịch giọng -5 cho hs trình bày hoàn chỉnh cả bài hát => GV nghe và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài nhóm trình bày bài hát, nhóm khác nhận xét => GV bổ sung.
? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- GV đàn vài nốt giai điệu của bài “Lí cây bông, Lí con sáo Gò Công” cho hs sinh nghe và phát hiiện đó là bài hát nào (Nhóm nào phát
Hiện nhanh và đúng sẽ ghi điểm chung cho cả nhóm)
Học hát: Lí dĩa bánh bò
Dân ca Nam bộ
1. Giới thiệu bài hát.
- Gọi 2 hs đọc phần giới thiệu trong sgk/13.
2. Nghe hát mẫu:
3. Chia câu: 
 (4 câu)
4. Luyện thanh:
5. Tập hát từng câu:
6. Hát hoàn chỉnh cả bài
7. Củng cố:
(Bài hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng, thương anh học trò nghèo ở trọ, nên giấu vha giấu mẹ mang đĩa bánh đến cho anh học trò. Mặc dù lần đầu tiên làm việc này nên còn lúng túng, rụt rè nhưng với tình thương chân thật, cô gái đã vượt lên sự rụt rè để thực hiện mong muốn của mình).
* Trò chơi âm nhạc: ( Hoạt động nhóm)
- Kết luận, chốt kiến thức: Đàn 4 -5 nốt bất kì trong một câu nhạc cho hs nghe, các em phát hiện đó là câu hát nào và hát lại cả câu hát đó.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Tạo không khí thi đua học tập
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+ GV đàn và bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. 
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. 
* Kết luận, chốt kiến thức: GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. 
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 6 phút
- Mục tiêu: Phát huy sự sáng tạo của học sinh
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Yêu cầu HS tập đặt lời mới cho bài hát.
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. 
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. 
- Kết luận, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét HS hát kết hợp gõ đệm và vỗ tay theo nhịp. Động viên khuyến khích cho điểm.
4. Hướng dẫn về nhà: 
 - Thời lượng: 2 phút.
 - Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học và chuẩn bị bài học sau.
 - Cách thức thực hiện: 
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát .
5. Đánh giá: 
- Thời lượng: 2 phút
- Nhóm 1: Bài hát “ Lí dĩa bánh bò” được chia thành bao nhiêu câu?
- Nhóm 2: Lời bài hát gợi lên hình ảnh gì?
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Giáo viên đánh giá, tổng kết giờ học.
 6. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/10/2020 Ngày dạy: 8A............8B...........8C........
Tiết 5
- Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ
- Tập đọc nhạc: TĐN số 2
I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ : 
- Kiến thức: HS biết được tính chất, cấu tạo của gam moll, giọng moll. TĐN số 2 
 - Kĩ năng: Luyện đọc gam moll và biết tìm vài bài hát viết ở giọng moll. HS đọc đúng giai điệu và ghép lời ca bài TĐN số 2.
 - Thái độ: Có ý thức học tập, yêu thích và phát triển các làn điệu dân ca Việt Nam.
2. Năng lực, phẩm chất
- Qua bài học giúp học sinh hình thành 3 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Đàn oóc gan, bảng phụ, đọc thuần thục bài TĐN.
2. Học sinh: 
- Đọc thuộc trước lời bài hát, SGK ÂN 8, vở ghi, thanh phách.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp : 1 phút
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khới động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 3 phút
- Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho học sinh làm quen với nội dung bài học
- Cách thức tổ chức hoạt động
GV tổ chức trò chơi đóng vai
HS nam: Này các bạn ơi!
Học sinh nữ: Sao?
Cả nam cả nữ cùng đọc kết hợp gõ phách: Hai tay bưng dĩa bánh bò, dấu cha dấu mẹ cho trò đi thi
Cả lớp cùng hát tập thể bài hát kết hợp gõ nhịp. 
- Kết luận của GV: Trò chơi vừa rồi đã mang lại cho chúng ta những phút giây thư giãn thật thú vị. Cô hi vọng các em sẽ giữ được tinh thần đó trong suốt giờ học hôm nay
GV giới thiệu nội dung bài học 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Nhạc lý: gam thứ- giọng thứ 
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 10 phút
- Mục tiêu: Giúp hs ghi nhớ về cấu tạo, khái niệm gam thứ, giọng thứ.
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung 
Ho¹t ®éng 1:
Phương pháp: quan sát, thực hành, thuyết trình.
Kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi.
- GV ghi b¶ng.
- HS ghi vë.
- GV giới thiệu
GV lấy ví dụ
Gv giải thích
 HS ghi công thức vào vở
I. Nhạc lý: Gam thứ- giọng thứ
Hầu hết các bài hát và bản nhạc các em biết, được viết trên hai hệ thống giọng trưởng và giọng thứ. Bài hát viết giọng trưởng thường mang tính chất sôi nổi, tươi sáng, bài viết giọng thứ thường diễn tả sự du dương, tha thiết (điều này cũng có tính tương đối vì còn phụ thuộc vào tốc độ của bản nhạc)
Một vài ví dụ về bài viết ở giọng trưởng:
- Chú chim nhỏ dễ thương.
- Tiếng ve gọi hè
- Trường làng tôi
Giọng trưởng và giọng thứ khác nhau ở công thức cấu tạo (Biểu hiện về mặt cao độ). 
Công thức giọng trưởng là:
I II III IV V VI VII I
Công thức giọng thứ là:
I II III IV V VI VII I
Dấu hiệu để nhận ra bản nhạc viết giọng La thứ là bản nhạc không có hóa biểu và kết thúc ở nốt La.
- Kết luận, chốt kiến thức : Những bài hát viết ở gọng thứ thường có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết và sâu lăng 
*Kiến thức 2: Tập đọc nhạc số 2 “ Trở về Suriento”
- Thời lượng để thực hiện hoạt động: 15 phút
- Mục tiêu: Giúp hs đọc nhạc và hát lời thành thục TĐN số 2
- Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung 
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV Hỏi 
? Bài được viết ở giọng gì, vì sao? 
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì, nốt cao nhất và thấp nhất đó là quãng mấy?
? Đoạn nhạc này chia làm mấy cấu? ( câu) 
GV chỉ định HS 
GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_8_nam_hoc_2020_2021_nguyen_van_ninh.doc