Giáo án môn Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 7: Tập đọc nhạc "TĐN số 3 cách đánh nhịp 2/4, Âm nhạc thường thức "nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi" - Năm học 2020-2021
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết bài TĐN số 3- Thật là hay do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác .
- HS biết đọc đúng cao độ, trường độ, biết ghép lời ca bài TĐN số 3.
- Biết được cách đánh nhịp 2/4.
- HS có thêm hiểu biết về nhạc sĩ văn Cao qua bài hát Làng tôi.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập kỹ đọc nhạc, đánh nhịp 2/4.
3. Thái độ:
. - HS có thái độ trân trọng đối với những nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc VN
II/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan - thực hành.
III/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan )
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, thanh phách.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: KT đan xen trong quá trình giảng dạy.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
b.Tiến trình dạy:
Tuần: 07 Ngày soạn: 17/10/2020 Tiết: 07 Ngày dạy: 19/10/2020 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 CÁCH ĐÁNH NHỊP 2/4 ÂNTT: NHẠC SĨ VĂN CAO VÀ BÀI HÁT LÀNG TÔI I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết bài TĐN số 3- Thật là hay do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác . - HS biết đọc đúng cao độ, trường độ, biết ghép lời ca bài TĐN số 3. - Biết được cách đánh nhịp 2/4. - HS có thêm hiểu biết về nhạc sĩ văn Cao qua bài hát Làng tôi. 2. Kỹ năng: - Luyện tập kỹ đọc nhạc, đánh nhịp 2/4. 3. Thái độ: . - HS có thái độ trân trọng đối với những nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc VN II/ PHƯƠNG PHÁP: - Trực quan - thực hành. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan ) 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, thanh phách. IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: KT đan xen trong quá trình giảng dạy. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. b.Tiến trình dạy: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài TĐN (20’) - GV ghi bảng - HS ghi bài - GV treo bảng phụ - giới thiệu bài - HS quan sát - lắng nghe - GV hỏi - HS trả lời ? Bài TĐN có thể chia làm mấy câu ? - HS: 4 câu ? Mỗi câu có mấy ô nhịp: - HS: 4 ô nhịp - GV cũng cố sửa sai - GV hướng dẫn luyện thanh - HS luyện thanh - GV hướng dẫn - HS thực hiện - Mỗi câu tập từ 3 đến 4 lần sau đó tiến hành nối các câu lại với nhau. - GV yêu cầu - HS thực hiện + Nửa lớp đọc nhạc - nửa lớp ghép lời. Sau đó đổi lại. + Cả lớp trình bày + nhóm, tổ trình bày - Gv nhận xét, sửa sai HĐ 2: HDHS tìm hiểu cách đánh nhịp 2/4 (10’) - GV vẽ sơ đồ lên bảng - HS vẽ vào vở - GV hướng dẫn cách đánh nhịp - HS thực hiện - GV hướng dẫn HS đánh nhịp kết hợp vào bài TĐN số 3. HĐ 3: HDHS Tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi (10’) - GV yêu cầu - HS đọc SGK phần giới thiệu - Gv treo ảnh nhạc sĩ Văn Cao - GV hỏi – Hs trả lời H? Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm nào ? Quê ông ở đâu? Hs: H? Kể tên các sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao? Hs: H? Ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng gì ? Hs: - GV giới thiệu - HS lắng nghe - ghi bài GV cho HS nghe bài hát Làng tôi qua đĩa nhạc. GV: Bài hát “Làng tôi” sáng tác năm nào? HS: (1947). Bài được viết ở nhịp ......âm nhạc nhịp nhàng, sâu lắng giàu tình cảm . Bài có 3 lời. GV: Nêu nội dung bài học? HS trả lời . GV nhận xét và bổ sung và nêu tính chất bài hát. I. Tập đoc nhạc: TĐN số 3 1. Giới thiệu bài TĐN: 2. Tìm hiểu bài TĐN số 3 3. Luyện đọc thang âm Đô trưởng: 4. Tập đọc nhạc từng câu: 5. Ghép hoàn chỉnh cả bài. II. Nhạc lí: Cách đánh nhịp 2/4 1. Sơ đồ: 2. Thực tế tay: III. Âm nhạc thường thức: 1. Nhạc sĩ Văn Cao ( 1923 - 1995 ): - Là nhạc sĩ đầu tiên của nền Âm nhạc VN - Ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc nổi tiếng + Những bài hát trước năm 1945: Suối mơ, Thiên Thai, Đàn chim Việt... -Những bài hát sau 1945: Trường ca Sông Lô, Ngày mùa, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch... và đặc biệt là bài Tiến Quân Ca đã trở thành Quốc ca của nước ta. + Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Bài hát: Làng Tôi: - Bài hát làng tôi ra đời 1947, là bài hát có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc. * Nôi dung: Bài hát tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống yên vui thì b giặc Pháp tràn đến tàn phá tàn sát dân lành. Căm thù quân giặc quân và dân ta dũng cảm đứng dậy chiến đấu để bảo vệ quê hương . * Tính chất: Nhẹ nhàng sâu lắng giàu tình cảm, nhịp điệu đung đưa. 4. Củng cố, luyện tập: (3’) - Cho HS đọc lại bài TĐN số 3: Thật là hay 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2’) * Đối với bài học ở tiết này: - Học thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN. Tập đọc nhạc và kết hợp vỗ phách, nhịp và đánh nhịp 2/4. - Sưu tầm thêm một số bài hát của nhạc sĩ Văn Cao. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Về nhà ôn tập từ tiết 1-> 7. - Học thuộc lời 2 bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa. - Học thuộc các bài Tập đọc nhạc số 1,2, 3. V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_am_nhac_lop_8_tiet_7_tap_doc_nhac_tdn_so_3_cach.doc