Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Bài 1-4
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày, giải thích đặc điểm khí hậu Châu Á và nguyên nhân của nó.
- Hiểu được sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các đặc điểm khí hậu của Châu Á.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ tự nhiên để nêu sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại.
- Chăm chỉ: Tự tìm hiểu và trình bày được đặc điểm khí hậu châu Á.
- Nhân ái: Chia sẽ khó khăn đối với các vùng có khí hậu khắc nghiệt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: phiếu học tập,
+ Bản đồ (tự nhiên châu Á + Khí hậu châu Á).
+ Các hình vẽ sgk + Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở châu Á
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bài 2
Giáo án soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT Phần I: THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC Chương XI: CHÂU Á Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Biết được vị trí địa lý, giới hạn châu Á trên bản đồ - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Nhận thức khoa học địa lí: Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á. Sử dụng bản đồ để xác định vị trí và một số đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của Châu Á. - Tìm hiểu địa lí: Xác định được sự phân bố của các kiểu khí hậu, các đới khí hậu của châu Á trên bản đồ. Đọc và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm. Phân tích và đánh giá các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đọc, phân tích được sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ. Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên của Châu Á. - Trách nhiệm: Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH. Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. Có trách nhiệm bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: phiếu học tập, + Bản đồ tự nhiên châu Á + Tự nhiên thế giới=bản đồ vị trí địa lý châu Á trên Địa Cầu. + Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của châu Á. + Bp S các châu lục 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bài 1 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học nghiên cứu tình huống - Kĩ thuật đặt câu hỏi B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt động HĐ của thầy và trò ND(ghi bảng) A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(5 phút) 1. Mục tiêu: hs có những phán đoán ban đầu về đặc điểm của châu Á, kích thích sự tò mò, hứng thú cho hs 2. Phương thức thực hiện: - Cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: ? Qua việc tìm hiểu ở nhà, em hãy cho biết hiểu biết của mình về châu Á - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, hoặc viết câu trả lời - Giáo viên quan sát hs lv, gợi ý - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả Học sinh báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Châu Á là châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu những VĐ này trong bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: I) Vị trí địa lí và kích thước của châu luc 1. Mục tiêu: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á - Rèn kĩ năng đọc lược đồ tự nhiên châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Á. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân /cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Câu trả lời của hs kết hợp xđ trên lược đồ- bản đồ 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Dựa H1.1 + H1.2 và thông tin sgk hãy: 1) Xác định điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào? 2) Châu Á tiếp giáp những châu lục, đại dương nào? 3) Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông của châu Á là bao nhiêu km? 4) Dựa SGK, cho biết S châu Á là bao nhiêu? So sánh với S 1 số châu lục đã học và cho nhận xét? 5)Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm vị trí, giới hạn, diện tích lãnh thổ châu Á? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm vc: viết câu trả lời ra giấy - Giáo viên theo dõi, trợ giúp, gợi ý - Dự kiến sản phẩm: 1) Điểm Cực Bắc và Cực Nam phần đất liền của châu Á trên những vĩ độ địa lí: - Điểm cực B: Mũi Chê-li-u- xkin: 77044/B - Điểm cực N: Mũi Pi-ai: 1010/B *S châu Á chiếm 1/3 S đất nổi trên TĐ, lớn gấp rưỡi châu Phi, gấp 4 lần S châu Âu 2) Châu Á tiếp giáp 2 châu lục: châu Âu và CP; 3 đại dương: BBD, TBD, Ấn ĐD. 3) Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam(8500km), chiều rộng từ Tây sang Đông của châu Á là 9200km. 4)S châu Á khoảng: 41,5 triệu km2 (kể cả đảo tới 44,4 triệu km2) => Rộng nhất thế giới *Báo cáo kết quả: cá nhân hs tb, và xđ trên lc đồ *Đánh giá kết quả - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: II) Đặc điểm địa hình - khoáng sản 1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á; Rèn kĩ năng đọc lược đồ tự nhiên châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Á. 2. Phương thức thực hiện: thảo luận nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu ht 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: H đánh giá, Gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu y/c: Tìm hiểu về địa hình ở châu Á Dựa H1.2 - Nhóm lẻ: 1) Xác định vị trí, đọc tên các dãy núi và sơn nguyên chính của châu Á? 2) Xác định hướng của các dãy núi và nơi phân bố của chúng? - Nhóm chẵn: 1) Xác định vị trí, đọc tên các đồng bằng lớn của châu Á? 2) Nêu rõ nơi phân bố chúng? - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận, viết câu trả lời - Giáo viên: theo dõi hs lv - Dự kiến sản phẩm: +Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều dồng bằng rộng. + Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. / Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. / Các dãy núi chính: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An-tai. / Các sơn nguyên chính: Trung Xi-bi-a, Tây Tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can,... / Các đồng bằng lớn: Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Tây Xi-bi-a, Hoa Bắc, Hoa Trung, ... *Báo cáo kết quả - Đại diện HS 2 nhóm báo cáo kq k/h chỉ trên bản đồ. - Các nhóm khác đối chiếu với kết quả của nhóm mình, nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức GV mở rộng: + Dãy Hi-ma-lay-a được coi là nóc nhà của thế giới với đỉnh Evơ-ret (Chô-mô-lung-ma) cao nhất thế giới: 8848m. + Phần rìa phía đông, đông nam nằm trong vành đai lửa TBD => thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần. + VN cũng chịu ảnh hưởng, thỉnh thoảng vẫn còn xảy ra động đất nhưng cường độ không lớn ? Qua đây, em có nhận xét gì về đặc điểm chung của địa hình châu Á? => Địa hình phân hóa đa dạng, phức tạp Tìm hiểu về khoáng sản ở châu Á - GV chuyển giao nhiệm vụ: HĐ theo cặp 1) Hãy xác định các khoáng sản chủ yếu của Châu Á?(Chỉ trên bản đồ) 2) Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở đâu? ( Tây Nam Á: I-ran, I-răc, Cô-et ) 3) Qua đó, em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản của châu Á? - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu- HS hoạt động cá nhân- HS hoạt động cặp đôi- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Dự kiến TL(phần ND): 1HS đánh giá. GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS. GV chốt: - GV: Bổ sung: Vì nguồn lợi dầu mỏ nên các nước lớn (Hoa Kì) muốn thâu tóm => Chúng gây chia rẽ giữa các dân tộc, chiến tranh xảy ra liên miên, làm mất an ninh trật tự xã hội. Cuộc chiến tranh Irắc do Mĩ can thiệp C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào việc gq các btập trg sgk 2. Phương thức thực hiện: làm việc chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu yc: - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm bài - Giáo viên: theo dõi hs lv *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 2. Phương thức thực hiện: cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ ?Q/s H.1.2, cho biết: Vận dụng những kiến thức vừa học, liên hệ với Việt Nam để nhận xét về kích thước của Việt Nam, các dãy núi lớn, hướng nghiêng cuả chúng( k.thước không lớn lắm, 1 số dãy núi lớn: HLS, Pu Sam Sao, Trường Sơn... chạy theo hướng TB- ĐN...) ? Liên hệ với thực tế hiểu biết của em để nhận xét về tài nguyên k/s ở VN( là nước giàu tài nguyên k/s) * H/s thực hiện nhiệm vụ - H/s trả lời câu hỏi vào vở, giờ sau GV chữa E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: giúp mở rộng kiến thức đã học cho học sinh. 2. Phương thức thực hiện: cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Hs làm vào vở BT 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá, chốt 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Hãy viết bài giới thiệu về nóc nhà TG? - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - H/s trả lời câu hỏi vào vở, giờ sau GV chữa I) Vị trí địa lí và kích thước của châu luc 1. Vị trí, giới hạn: - Châu Á ở nửa cầu Bắc, là 1 bộ phận của lục địa Á- Âu. - Trải rộng từ vùng XĐ đến vùng cực Bắc, tiếp giáp với 3 đại dương lớn và 2 châu lục. b. Kích thước: - Có diện tích lớn nhất thế giới: S = 44,4 triệu km2( kể cả đảo) II) Đặc điểm địa hình - khoáng sản: 1) Địa hình: - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. + Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: đông - tây và bắc -nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. + Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm + Phần rìa phía đông, đông nam nằm trong vành đai lửa TBD + Các đồng bằng lớn đều nằm ở rìa lục địa. 2) Khoáng sản: - Phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu: đồng, thiếc * Luyện tập: Bài 1. Quan sát hình 1.1 SGK, hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. - Đặc điểm vị trí địa lí: - Về kích thước: - Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. >Lãnh thô rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá. Câu 2. Nêu các đặc điềm của địa hình châu Á. Kể tên một số dãy núi và sơn nguyên chính, môt số đồng bằng lớn của châu Á. * Vận dụng * Tìm tòi mở rộng Bài 2: Tiết 2: KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày, giải thích đặc điểm khí hậu Châu Á và nguyên nhân của nó. - Hiểu được sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các đặc điểm khí hậu của Châu Á. - Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ tự nhiên để nêu sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. - Chăm chỉ: Tự tìm hiểu và trình bày được đặc điểm khí hậu châu Á. - Nhân ái: Chia sẽ khó khăn đối với các vùng có khí hậu khắc nghiệt. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: phiếu học tập, + Bản đồ (tự nhiên châu Á + Khí hậu châu Á). + Các hình vẽ sgk + Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở châu Á 2. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bài 2 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học nghiên cứu tình huống - Kĩ thuật đặt câu hỏi B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt động HĐ của thầy và trò ND(ghi bảng) A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: KTBC, qua đó GV định hướng cho HS hướng tới kiến thức bài mới 2. Phương thức thực hiện: Cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: ? Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu châu Á - Học sinh tiếp nhận y/c *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, trả lời - Giáo viên quan sát hs lv, gợi ý *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên vào bài mới->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng 1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á: Phân hóa đa dạng phức tạp; Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ (các đới khí hậu, tự nhiên) châu Á và nguyên nhân của nó. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân /cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Câu trả lời của hs kết hợp xđ trên lược đồ 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Hs đánh giá, giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Q/s H.2.1, đọc kĩ phần chú giải ?Dựa vào H.2.1 và b/đồ tự nhiên châu Á, cho biết: dọc theo kinh tuyến 800Đ, đi từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, ta phải đi qua các đới khí hậu nào ?Nêu và xác định ranh giới của các đới khí hậu đó ? Qua đó, em có nhận xét gì về sự phân hóa KH châu Á theo chiều B-N - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm vc: viết câu trả lời ra giấy - Giáo viên theo dõi, trợ giúp, gợi ý - Dự kiến sản phẩm: + Dọc theo kinh tuyến 800Đ, đi từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, ta phải đi qua các đới khí hậu: cực và cận cực; ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo + đới khí hậu cực và cận cực nằm từ vòng cực Bắc đến cực Bắc; đới khí hậu ôn đới nằm từ khoảng 400B đến vòng cực Bắc; đới khí hậu cận nhiệt nằm ở khoảng 400B đến chí tuyến Bắc; đới khí hậu nhiệt đới nằm từ khoảng 50B- chí tuyến B; đới khí hậu xích đạo nằm từ khoảng 50B- 50N. + Theo chiều B-N, KH châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau *Báo cáo kết quả: cá nhân hs tb và xđ trên lc đồ *Đánh giá kết quả - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng ? Nguyên nhân nào làm cho KH châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau như vậy - Do lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vòng cực Bắc đến xích đạo ?Dựa vào H2.1 và b/đồ tự nhiên châu Á cho biết: Đới KH nào phân kiểu, đới KH nào k? Vì sao? -đới KH ôn đới; cận nhiệt; nhiệt đới phân hoá thành nhiều kiểu KH(Do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển) -đới KH xích đạo, đới KH cực và cận cức không phân hoá thành các kiểu KH(Do đới KH xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm; đới KH cực, cận cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị quanh năm) ? Vậy em có NX gì về sự phân kiểu KH ở châu Á(theo chiều T- Đ) GV: Ngoài ra, trên các núi cao của châu Á còn có kiểu KH núi cao Hoạt động 2: Các kiểu KH phổ biến của Châu Á 1. Mục tiêu: Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á; Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ (các đới khí hậu, tự nhiên) châu Á 2. Phương thức thực hiện: nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu ht 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu yc: Dựa H2.1 + thông tin sgk mục 2 - Nhóm 1: 1) Xác định các kiểu khí hậu gió mùa? Nơi phân bố? 2) Nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa? - Nhóm 2: 1) Xác định các kiểu khí hậu lục địa?Nơi phân bố? 2) Nêu đặc điểm chung của khí hậu lục địa? - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận, viết câu trả lời - Giáo viên: theo dõi hs lv - Dự kiến sản phẩm:(bên phần ND ghi bảng) *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức(Có thể cho HS kẻ bảng so sánh 2 khu vực khí hậu) ? Liên hệ với KHVN, em thấy VN thuộc kiểu KH nào C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: H nắm được kiến thức vừa học 2. Phương thức thực hiện: làm việc chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu yc: ? Kể tên các đới khí hậu châu Á từ B xuống N? Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới? -TL: Từ B xuống N, châu Á có các đới khí hậu sau: + Đới khí hậu cực và cận cực+ Đới khí hậu ôn đới+ Đới khí hậu cận nhiệt+ Đới khí hậu nhiệt đới+ Đới khí hậu Xích đạo. + Khí hậu châu Á chia thành nhiều đới vì lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều từ cực về Xích đạo. Biểu đồ Y - an - gun Vị trí Mi -an -ma (Đông nam á) - Đặc điểm về nhiệt độ - Lượng mưa -Nền nhiệt độ cao > 250C.Trong năm có 2 lần nhiệt độ lên cao, 2 lần xuống thấp. Biên độ nhiệt khá lớn từ 70C. -Lượng mưa TB năm khá lớn 2750mm, chia 2 mùa rõ rệt. Kiểu khí hậu Nhiệt đới gió mùa E Ri - at A-râp-Xê-ut (Tây ) - Nhiệt độTB năm >200C Biên độ nhiệt rất lớn 200C. - Lượng mưa trong năm rất ít: 82mm Cận nhiệt lục địa (Hoang mạc) U - lan Ba - to Mông cổ (Trung á) - Mùa hè nóng nhiệt độ > 200C, mùa đông lạnh nhiệt độ < 00C, Biên độ nhiệt lớn 300C. - Lượng mưa trong năm ít: 220mm, tập trung mùa hè Ôn đới lục địa (Hoang mạc ôn đới) - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: H biết vận dụng kiến thức 2. Phương thức thực hiện: lv chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu yc:? Nêu đặc điểm của kiểu KH ở VN mà em vừa xđ được? - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh viết câu trả lời - Giáo viên: theo dõi hs lv - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học, HS biết liên hệ, mở rộng kiến thức 2. Phương thức thực hiện: HS về nhà tìm hiểu 3. Sản phẩm hoạt động: câu TL ra giấy 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá> Giáo viên nhận xét, đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu yc: KH Trái Đất đang có những biến đổi theo chiều hướng đáng lo ngại. Em biết gì về sự biến đổi này? Hãy liên hệ những biến đổi ấy ở châu Á và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế những biến đổi tiêu cức này. - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ 1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng - KH châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau - Các đới KH châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu KH khác nhau. 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. a) Các kiểu khí hậu gió mùa: - Gồm: + Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Nam Á và Đông Nam Á. + Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới: - Đặc điểm chung của khí hậu gió mùa: Chia làm 2 mùa rõ rệt: + Mùa hạ: thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều . + Mùa đông: khô, hanh và ít mưa - Phân bố: Nam Á, ĐNA b)Các kiểu khí hậu lục địa: - Gồm: + Khí hậu ôn đới luc địa + Khí hậu cận nhiệt đới luc địa + Khí hậu nhiệt đới luc địa (khô) - Đặc điểm: Mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng.( Lượng mưa TB năm thấp từ 200 -> 500m, độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm thấp) = > H́nh thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. - Phân bố: Nội địa Trung Á và Tây Á * Luyện tập: * Vận dụng * Tìm tòi mở rộng Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. MỤC TIÊU: Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. - Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. - Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được các đặc điểm nổi bật về sông ngòi và cảnh quan của Châu Á. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ tự nhiên Châu Á để xác định các cảnh quan tự nhiên, các hệ thống sông lớn. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh. - Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên nổi bật của sông ngòi và cảnh quan ở Châu Á. - Nhân ái: Chia sẽ với những vùng còn gặp nhiều khó khăn của Châu Á. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: phiếu học tập, Bản đồ tự nhiên Châu Á. + Tranh ảnh về sông ngòi hoặc cảnh quan Châu Á.2. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị trước ở nhà: nghiên cứu bài 3 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi động - Dạy học nghiên cứu tình huống - Kĩ thuật đặt câu hỏi B. Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp - Kĩ thuật đặt câu hỏi C. Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi D. Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tổ chức các hoạt động Tiến trình hoạt động HĐ của thầy và trò ND(ghi bảng) A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: tạo tâm thế cho học sinh, giúp hs có những mối liên hệ giữa kiến thức đã học với những kiến thức sắp được tìm hiểu trong bài mới. 2. Phương thức thực hiện: Cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ Gv nêu vấn đề: Chúng ta đã biết được địa hình và khí hậu của châu Á rất đa dạng. Vậy sông ngòi và cảnh quan của châu Á có chịu ảnh hưởng của địa hình và khí hậu không? Chúng có những đặc điểm gì ? - H/s trả lời. Gv gọi 1 hs trình bày ý kiến. Các hs khác nhận xét bổ sung GV nêu câu hỏi bổ sung có vấn đề, từ đó dẫn vào bài mới. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: I. Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi châu Á 1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á;Quan sát phân tích bản đồ tự nhiên châu Á để nắm được các đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan châu Á. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân /nhóm 3. Sản phẩm hoạt động - Câu trả lời của hs kết hợp xđ trên lược đồ 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: 1) Xác định một số sông lớn trên bản đồ tự nhiên châu Á? Các sông lớn bắt nguồn từ đâu, đổ ra những đại dương nào? 2)Kết hợp thông tin sgk nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu Á? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm vc: viết câu trả lời ra giấy - Giáo viên theo dõi, trợ giúp, gợi ý - Dự kiến sản phẩm: - Sông ng̣òi châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng . - Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp *Báo cáo kết quả: cá nhân hs tb, và xđ trên lc đồ *Đánh giá kết quả - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 2)Dựa thông tin sgk mục 1 hãy thảo luận nhóm: Mỗi nhóm nêu đặc điểm của một khu vực sông - N1: Bắc Á - N2: Đông Á, ĐNÁ, Nam Á - N2: Tây Á, Trung Á - N4: Nêu giá trị của sông ngòi châu Á - HS báo cáo kết quả điền vào bảng - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: II. Tìm hiểu về các đới cảnh quan tự nhiên 1. Mục tiêu: Trình bày đặc điểm các cảnh quan tự nhiên châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan: rừng lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao; Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở châu Á. 2. Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu ht 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên nêu yc: ? Dựa thông tin sgk mục 2 + H3.1 sgk/11, cho biết: - dọc theo kinh tuyến 800Đ, theo chiều từ Bắc xuống Nam, ta bắt gặp những đới cảnh quan nào? Giải thích nguyên nhân (7đới CQ, do có đủ các đới KH) - Đi dọc theo vĩ tuyến 400Đ, ta phải đi qua những kiểu CQ nào? Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? (5 kiểu CQ- nhiều kiểu KH) - Xác định, kể tên các đới cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các đới cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa? ? Qua việc pt trên, em có NX gì về sự phân bố các đới cảnh quan tự nhiên trên toàn châu lục - Học sinh tiếp nhận *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận, viết câu trả lời - Giáo viên: theo dõi hs lv *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức: Các đới cảnh quan tự nhiên phân hóa đa dạng từ B- N, từ Đ-T, từ thấp lên cao. Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm. Ngày nay, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đều bị con người khai phá, biến thành đồng ruộng, khu dân cư và khu công nghiệp. Vì vậy bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách. ? VN chủ yếu là kiểu CQ tự nhiên nào? đặc điểm của kiểu CQ này Hoạt động 3: III) Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á: 1. Mục tiêu: Nắm được những thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á mang lại 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: ? Dựa thông tin sgk: N1) Hãy nêu những mặt thuận lợi của thiên nhiên châu Á? N2) Hãy nêu những mặt khó khăn của thiên nhiên châu Á? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc - Giáo viên theo dõi, trợ giúp, gợi ý - Dự kiến sản phẩm:(bên ND) *Báo cáo kết quả: đại diện 1 nhóm tb kq *Đánh giá kết quả - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng,bs: * Thuận lợi: - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Đất, nước, khí hậu, động thực vật rừng thủy năng gió, năng lượng mặt trời, đia nhiệt * Khó khăn: - Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, ác vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn. - Thiên tai thường xuyên xảy ra: Động đất, núi lửa, bão lụt - G mở rộng: + Động đất ở Đường Sơn (TQ) năm 1976 làm thiệt hại > 1 triệu người được coi là trận động đất lớn nhất. + Nhật Bản là nơi có nhiều động đất nhất: TB >300 trận động đất / ngày. + Gần đây nhất là động đất , sóng thần ở Thái Lan (10/ 2004) + Động đất ở Tứ Xuyên TQ 7/2008 gây thiệt hại lớn về người và của. + VN cũng nằm trong vùng động đất nhưng chủ yếu với cường độ nhỏ, không gây thiệt hại lớn. + Các nước ven TBD thường có bão nhiệt đới tàn phá dữ dội: VN, Phi-lip-pin, I-đô-nê-xi-a C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: vận
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_dia_li_khoi_8_bai_1_4.doc