Giáo án Địa lí Khối 8 - Bài 10+11

Giáo án Địa lí Khối 8 - Bài 10+11

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ

a. Kiến thức:

- Nhận biết được ba miền địa hình của khu vực: Miền núi ở phía bắc, sơn nguyên ở phía Nam và đồng bằng ở giữa và vị trí các nước trong khu vực Nam Á.

- Giải thích được khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực.

- Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực.

b. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích lược đồ, biểu đồ.

- KNS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức.

c.Thái độ: nghiêm túc, tự giác.

2. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh

3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học

 Trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề , động não.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1, Chuẩn bị của giáo viên

Bài soạn, bản đồ khu vực Nam Á, sgk

2, Chuẩn bị của học sinh

 Vở, SGK

III. Ổn định tổ chức lớp

1, Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)

2, Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Hãy nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của khu vưc TNÁ?

IV. Chuỗi các hoạt động học

A. Hoạt động khởi động (1’)

 Nam Á được chia làm mấy miền địa hình, đặc điểm tự nhiên khu vực này khác vời khu vự Tây Nam Á như thế nào? .

 

doc 7 trang thucuc 4170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Khối 8 - Bài 10+11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13
Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
Ngày soạn: 28/10/2018
Ngày dạy
Tiết
Lớp
TSHS
Ts vắng
Tên HS vắng
8A
8B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a. Kiến thức:
- Nhận biết được ba miền địa hình của khu vực: Miền núi ở phía bắc, sơn nguyên ở phía Nam và đồng bằng ở giữa và vị trí các nước trong khu vực Nam Á.
- Giải thích được khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực.
- Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực.
b. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích lược đồ, biểu đồ.
- KNS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức.
c.Thái độ: nghiêm túc, tự giác.
2. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
 Trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề , động não.....
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1, Chuẩn bị của giáo viên
Bài soạn, bản đồ khu vực Nam Á, sgk
2, Chuẩn bị của học sinh
 Vở, SGK
III. Ổn định tổ chức lớp
1, Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2, Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Hãy nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của khu vưc TNÁ?
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động (1’)
 Nam Á được chia làm mấy miền địa hình, đặc điểm tự nhiên khu vực này khác vời khu vự Tây Nam Á như thế nào? ...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 Nội dung
Hoạt động của GV - HS
Năng lực được hình thành
Hoạt động 1: 1. Vị trí địa lí và địa hình ( 15’)
- Là bộ phận nằm rìa phía nam của luc địa.
- Phía bắc: Miền núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ hướng Tây bắc- Đông Nam dài 2600km, rộng 320.400km.
 - Phía nam: Sơn nguyên Đê can tương đối thấp và bằng phẳng với hai rìa được nâng cao thành hai dãy Gát Tây, Gát Đông cao TB 1300m.
 - Nằm giữa: Đồng bằng bồi tụ thấp rộng Ấn- Hằng dài hơn 3000km, rộng trung bình 250-350km.
- GV treo bản đồ các nước của C.Á và y/c hs quan sát kết hợp với lược đồ H10.1
( SGK-33).
? Khu vực N.Á gồm các quốc gia nào?
( PaKitxtanẤn Độ, xirilanka, Man đi vơ, Nêpan, Butan, Băng la Đét).
? Nước nào có diện tích lớn nhất ( Ấn Độ: 3,28 triệu km2).
? Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực?
? Kể tên các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam? Nêu râ đặc điểm địa hình mỗi miền?
Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh
Hoạt động 2: 2. Khí hậu,sông ngòi và cảnh quan tự nhiên( 20’)
a. Khí hậu: 
- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. là khu vực mưa nhiều của thế gới.
- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vưc.
b. Sông ngòi, cảnh quan tù nhiên:
- Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, Sông Hằng, Sông Bra-Ma-Pút.
 - Các cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc núi cao.
? Quan sát lược đồ khí hậu CÁ H2.1
( SGK-7). Kết hợp H10.2 (SGK-35) cho biết: Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào? ( nhiệt đới gió mùa)
? Dựa vào H10.2 hãy, nhận xét số liệu khí hậu 3 địa điểm Muntan, Sê-ra-pun-đi, Mum-bai. Giải thích đặc điểm lượng mưa của 3 địa điểm trên?
? Qua đó em hãy nhận xét về sự phân bố lượng mưa của khu vực, Nam Á? ( phân bố không đồng đều: Nơi nhiều, nơi ít).
? Tại sao có sự phân bố lượng mưa không đồng đều ở Nam Á? ( do anh hưởng sâu sắc của địa hình).
- GV khắc sâu, mở rộng kiến thức về ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu lượng mưa của NÁ:
- Dãy Hi-ma-lay- a là bức tường thành:
 + Cản gió mùa Tây Nam nên mưa trút ở sườn Nam-Lượng mưa lớn nhất.
 + Ngăn sự xâm nhập của không khí lạnh từ phương bắc nên NÁ hầu như không có mùa đông lạnh khô.
 + Dãy Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa ven biển phía tây (Mum bai ) lớn hơn nhiều sơn nguyên Đê-Can.
- GV y/c 1 HS đọc phần nội dung mục 2 SGK-34.
- HS tr¶ lêi, GV kÕt luËn:
- GV mô tả cho HS biết ảnh hưởng của nhịp điệu hoạt động của gió mùa đến (SGV - tr38+39).
? Dựa vào H10.1(SGK-33) cho biết các sông chính trong khu vực NÁ?
( Sông ấn, Sông Hằng, Sông Bra-Ma-Pút).
? Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí, địa hình và khí hậu, khu vực N.Á có các kiểu cảnh quan tự nhiên chính nào?
Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh
C. Hoạt động luyện tập- Vận dụng (3’)
? Nam Á có mấy miền địa hình?Nêu đặc điểm của mỗi miền?
? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở NÁ?
? Hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên chính của NÁ
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
Yêu cầu HS làm bài tập và đọc trước bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm của GV
 Tiết 14
Bài 11: DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á
Ngày soạn: 31/10/2018
Ngày dạy
Tiết
Lớp
TSHS
Ts vắng
Tên HS vắng
8A
8B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a. Kiến thức:
* Sau bài hoc,hs cần;
- Phân tích lược đồ phân bố dân cư khu vực N.Á & bảng số liệu thống kê để nhận biết & trình bày được: Đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số lớn nhất thế giới.
- Thấy được dân cư N.Á chủ yếu Ấn Độ giáo, Hồi giáo, tôn giáo đã cã ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH ở N.Á.
- Thấy được các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, trong đó Ấn Độ có nền kinh tế phát triển nhất.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, tranh ảnh.
- KNS: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức 
c. Thái độ: Nghiêm túc tự giác trong khi làm việc với bản đồ.
2. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
 Trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề , động não.....
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1, Chuẩn bị của giáo viên
Bài soạn, bản đồ kinh tế khu vực Nam Á, sgk
2, Chuẩn bị của học sinh
 Vở, SGK, máy tính
III. Ổn định tổ chức lớp
1, Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2, Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ dặc điểm của mỗi miền?	
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động (1’)
 Nam Á là cái nôi của nền văn minh nhân loại, một trong những khu vực đông dân nhất thế giới. Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.Mặc dù là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng do bị thực dân Anh đô hộ gần 200 năm, đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Hiện nay, nền kinh tế của các nước khu vực Nam á đang có bước phát triển mới. Vậy tình hình phát triển như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 Nội dung
Hoạt động của GV - HS
Năng lực được hình thành
Hoạt động 1: Dân cư ( 14’)
- NÁ là một trong những khu vực đông dân nhất C.Á.
- Khu vực Nam Á có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực C.Á.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: Dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát-Tây & Gát- Đông khu vực sườn Nam Hi-Ma-Lay-a.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo 
? Quan sát bảng 11.1, em hãy tính mật độ dân số của các khu vực Châu Á?
 - GV hướng dẫn hs tính( dân số chia cho diện tích)
 Ở đây đơn vị dân số là triệu người nên nếu muốn tính ra mật độ dân sè đơn vị là người/km2 thì phải thêm 5 số 0 (đơn vị hàng triêu) hoặc lấy dân số nhân với 1000000 sau đó đem chia cho diện tích..
- Kết quả như sau:
 + Đông Á: Mật độ dân số 127,8 người/km2.
 + Nam Á: Mật độ dân số 302 người/km2.
 + ĐNÁ: Mật độ dân số 115 người/km2.
 + Trung Á: Mật độ dân số14 người/km2.
 + Tây Nam Á: Mật độ dân số 40,8 người/km2.
? Dựa vào bảng 11.1, em hãy kể tên hai khu vực đông dân nhất C.Á? ( Đông Á & Nam Á).
? Trong hai khu vực đó khu vực nào có mật độ dân số cao hơn? (khu vưc Nam Á). 
? Quan sát h11.1 (SGK-37), em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Nam Á?
? Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào? (83% theo Ấn Độ giáo).
Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực sử dụng tranh ảnh.
Hoạt động 2: 2. Đặc điểm kinh tế xã hội( 20’)
- Tình hình chính trị xã hội khu vực Nam Á thiếu ổn định.
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực, có xu hướng chuyển dịch cơ cấu các nghành kinh tế, giảm giá trị tương đối nông nghiệp, tăng giá trị công nghiệp & dịch vụ.
? Dựa vào nội dung SGK, cho biết Nam Á đã từng bị đế quốc nào đô hộ? Trong bao nhiêu năm? ( Đế quốc Anh đô hộ gần 200 năm từ 1763-1947).
? Nền kinh tế thuộc địa có đặc điểm gì? 
( Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ti tư bản Anh kinh tế tự chủ).
? Tình hình chính trị xã hội như thế nào?
 ( Tình hình chính trị xã hội trong khu vực thiếu ổn định).
GV y/c HS quan sát h11.3&11.4 (SGK-39) :
( H11.3: 1 vùng nông thôn ở Nê-Pan, Nê-Pan là một quốc gia nằm ở chân dãy Hi-ma-lay a, còn ở h11.4: Thu hái chè ở Xi-Ri-Lan-Ca: Xi-ri-lan-Ca là một quần đảo (một nước nằm trên đảo).
- Qua hai hình này chúng ta thấy về tiện nghi sinh hoạt, nhà ở, đường xá hết sức nghèo nàn, thô sơ; Diện tích canh tác nhỏ, hình thức lao động đơn giản, trình độ sản xuất thấp; Hoạt động kinh tế phổ biến là nông nghiệp lạc hậu. Đây là hai quốc gia đại diện cho nền kinh tế của các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển).
? Nhắc lại nước nào có diện tích lớn nhất trong khu vực Nam Á? (Ấn Độ)
- GV Y/C HS quan sát bảng 11.29 (SGK-39).
? Cho nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế của Ấn Độ?
( Nông –lâm- thuỷ sản giảm 0,7% (từ 1995-1999), giảm 2,7% (từ 1999-2001). Qua 3 năm công nghiệp dịch vụ tăng từ 1,5%-2%).
? Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?
( xu hướng phát triển kinh tế là xây dựng 1nền công nghiệp hiện đại 
? Các nghành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?
Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh
C. Hoạt động luyện tập- Vận dụng (3’)
? Trình bày đặc điểm dân cư của Nam Á?
? Các nghành công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
Yêu cầu HS làm bài tập và đọc trước bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm của GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_khoi_8_bai_1011.doc