Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á - Năm học 2021-2022

Tiết 13 – Bài 15 KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ NAM Á (4 tiết – T1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển KT - XH.

2. Năng lực

-Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí.

+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về vị trí địa lý, các đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển kinh tế của vùng.

 

doc 3 trang Phương Dung 01/06/2022 2530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 7/11/2021
Tiết 13 – Bài 15 KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ NAM Á (4 tiết – T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển KT - XH.
2. Năng lực
-Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí. 
+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về vị trí địa lý, các đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế. 
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển kinh tế của vùng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Một số hình ảnh về tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Hình ảnh: Lược đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- Thiết bị điện tử
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
- GV chiếu bản đồ châu Á lên bảng, yêu cầu HS quan sát kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy cho biết khu vực nào của châu Á nằm ở vị trí ngã ba của 3 châu lục: Á, Âu, Phi. Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với giao thông vận tải quốc tế?
- GV gọi HS báo cáo kết quả và ghi vào góc bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung và GV dẫn dắt vào bài ... 
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, giới hạn khu vực Tây Nam Á (13’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí điạ lí khu vực và đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực.
*Cách tiến hành
- GV chiếu bản đồ khu vực Tây Nam Á, yêu cầu HS quan sát và HD cách xác định vĩ độ.
- Dựa vào H1 và bảng 1, thảo luận theo nhóm cặp đôi câu hỏi mục a trang 133 (3’), sau đó báo cáo trên bản đồ.
- Đại diện nhóm báo cáo trên bản đồ, nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
- GV chốt lại kiến thức và hỏi thêm:
CH: Vị trí địa lí của khu vực có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH?
(TNA nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất đi từ biển Đen ra biển Địa Trung Hải, từ châu Âu sang châu Á qua kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ).
* Lợi ích lớn lao: tiết kiệm tiền, thời gian, an toàn là đường giao thông buôn bán quốc tế quan trọng.
*HĐ 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á (20’)
- HĐ nhóm cặp đôi.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H2, thông tin trong SGK trang 136, hoàn thành bảng mục b: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á (8’).
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả kết hợp chỉ trên bản đồ, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức theo bảng:
I. KHU VỰC TÂY NAM Á
1.Vị trí địa lý, giới hạn và đặc điểm
tự nhiên
a. Vị trí địa lí, giới hạn
- Nằm trong khoảng vĩ độ từ 120B->420B.
- Thuộc đới nóng và cận nhiệt: có một số biển và vịnh bao bọc.
- Nằm ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, án ngữ con đường biển quốc tế quan trọng 
- Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
b. Đặc điểm tự nhiên
Các yếu tố
 tự nhiên
Đặc điểm
Địa hình
Chủ yếu là núi và cao nguyên: Phía đông bắc là núi cao, phía tây nam là sơn nguyên, ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà. 
Khí hậu
Nhiệt đới nóng và khô
Sông ngòi
 Kém phát triển
Cảnh quan
Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
Khoáng sản
Có nguồn tài nguyên dầu mỏ quan trọng nhất, trữ lượng rất lớn. Tập trung phân bố ven vịnh Pécxích, đồng bằng Lưỡng Hà.
*HD Khá giỏi: Câu hỏi vận dụng về khí hậu:
CH: Tại sao Tây Nam Á tuy nằm sát biển nhưng khí hậu rất nóng và khô?
3. Củng cố (5’): Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khu vực Tây Nam Á không có kiểu khí hậu nào?
a. Nhiệt đới khô. b. Nhiệt đới gió mùa (*).
c. Cận nhiệt lục địa. d. Cận nhiệt địa trung hải.
Câu 2: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để thể hiện sự phân bố địa hình ở TNA:
A
B
Đáp án
1. Phía Đông Bắc
a. Các dãy núi cao
1-a
2. Phía Tây Nam
b. Đồng bằng Lưỡng Hà
2-c
3. Ở giữa
c. Sơn nguyên A-rap
3-b
Câu 3: Tại sao khu vực Tây Nam Á có vĩ độ tương đương với nước ta nhưng khí hậu lại khô hạn và hình thành nhiều hoang mạc?
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
*Học bài cũ: Về nhà học bài theo nội dung vở ghi. Đọc tên các nước trong khu vực này theo H1.
*Chuẩn bị bài mới: Tại sao tình hình chính trị ở khu vực Tây Nam Á không ổn định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_bai_15_khu_vuc_tay_nam_a_va_nam_a_n.doc