Giáo án Địa lí Lớp 8 - Học kì 1 - Năm 2021

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Học kì 1 - Năm 2021

Phần một

THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)

Chương XI. CHÂU Á

Tiết 2- Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á

- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á

2. Kỹ năng.

Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á, hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên châu Á.

3. Thái độ.

Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên, ham tìm hiểu về thiên nhiên thế giới.

4. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ.

 

doc 283 trang Phương Dung 01/06/2022 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Học kì 1 - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: ..../ ../ 2021
Tiết 1
BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA, TÀI LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN 
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	Biết nội dung, chương trình môn học, biết cách sử dụng sgk và một số tài liệu tham khảo. Biết phương pháp học tập bộ môn để đạt hiệu quả tốt.
	2. Kỹ năng
	Rèn kỹ năng khai thác kiến thức từ SGK, tài liệu tham khảo, rèn kỹ năng địa lí cần thiết.
	3. Thái độ
	Yêu thích môn học, tự giác học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng tài liệu tham khảo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Giáo viên: Atlát, bài tập địa lí 8, SGK
	2. Học sinh: SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra:
	* Sĩ số: ............./......................
	* Bài cũ: (không kiểm tra)
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Giúp HS tái hiện lại kiến thức đã học về các châu lục 
HS hoạt động cả lớp 
- Kể tên các châu lục mà em biết? Các em đã được tìm hiểu thiên nhiên và con người của những châu lục nào?
Học sinh trình bày, bổ sung
Y/c sản phẩm: châu Phi, Mỹ, Âu, châu Đại Dương, châu Nam Cực
GVKL và dẫn dắt vào bài 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung chương trình môn học
* Mục tiêu: Giúp HS biết nội dung, chương trình môn học; yêu thích môn học, tự giác học tập.
HS hoạt động cặp đôi dựa vào SGK trả lời câu hỏi
GV giới thiệu chương trình môn học: gồm 52 tiết/ năm trong đó kỳ I = 18 tiết, kỳ II= 34 tiết. Mỗi học kỳ có một bài kiểm tra 1 tiết và 1 bài thi.
- Nội dung chương trình địa lí lớp 8 gồm mấy phần? đó là những phần nào?
1. Giới thiệu nội dung chương trình
- Chương trình môn học: gồm 52 tiết/ năm trong đó kỳ I = 18 tiết, kỳ II= 34 tiết.
- Nội dung gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thiên nhiên, con người ở các châu lục (tiếp theo): gồm 2 chương
Chương XI. Châu Á
Chương XII. Tổng kết về địa lí tự nhiên và địa lí các châu lục (hs tự tổng kết)
+ Phần 2: Địa lí Việt Nam: 
Bài mở đầu
Địa lí tự nhiên
Các miền địa lí tự nhiên
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung chương trình môn học
* Mục tiêu: Giúp HS biết nội dung, chương trình môn học; yêu thích môn học, tự giác học tập.
HS hoạt động cá nhân
- Cấu trúc mỗi bài thường chia làm mấy phần, đó là những phần nào?
GV giới thiệu cấu trúc từng phần
(Cấu trúc bài học trong SGK gồm 3 phần:
- Phần mở bài
- Phần nội dung bài học gồm:
+ Các đề mục
+ Nội dung bài học
+ Các câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài học, kèm theo hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ ...
+ Tóm tắt nôi dung chính của bài học
- Phần câu hỏi và bài tập)
- Để học tập có hiệu quả cần sử dụng SGK như thế nào?
GV hướng dẫn cách khai thác kiến thức và rèn kỹ năng địa lí từ SGK, tài liệu tham khảo
GV giới thiệu một số tài liệu tham khảo bổ trợ và hướng dẫn cách khai thác: truy cập mạng, tìm kiếm thông tin từ sách, báo, tạp chí, átlát...
2. Hướng dẫn sử dụng sgk, tài liệu tham khảo
* Sử dụng SGK: đọc kênh chữ, quan sát kênh hình và trả lời câu hỏi phần chữ in nghiêng và làm bài tập cuối bài.
* Tài liệu tham khảo
- Atlát địa lí các châu lục, Át lát địa lí Việt Nam
- Sách giúp học tốt địa lí 8
- Sách bài tập địa lí 8, 
Hoạt động 3. Tìm hiểu về phương pháp học tập bộ môn
* Mục tiêu: Giúp HS biết phương pháp học tập bộ môn để đạt hiệu quả tốt; rèn kỹ năng sử dụng SGK
HS hoạt động nhóm nhỏ
- Nêu những phương pháp học có hiệu quả của bản thân? (HS trao đổi thảo luận)
HS trình bày, bổ sung
GV kết luận:
3. Phương pháp học
- Học bài cũ theo câu hỏi SGK, đọc tài liệu tham khảo, hoàn thành các bài tập.
- Đọc kênh chữ, kênh hình và trả lời câu hỏi trong bài (chữ nghiêng), đọc tài liệu liên quan đến bài học
- Liên hệ những điều đã biết vào cuộc sống
 - Nêu câu hỏi thắc mắc (nếu có)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ được những nội dung cơ bản của môn học
HS hoạt động cá nhân: Vẽ vào vở sơ đồ thể hiện rõ nội dung chính trong chương trình môn học
GV tổ chức cho HS chấm bài lẫn nhau
GV: Đánh giá, chuẩn KT
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: Giúp HS biết được vị trí của châu Á trên bản đồ thế giới.
HS hoạt động nhóm nhỏ
Dựa vào átlat địa lí các châu, xác định vị trí châu Á, vị trí Việt Nam. Cho biết Việt Nam thuộc châu lục nào?
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Dựa vào tập bản đồ địa lí các châu cho biết vị trí của châu Á trên bản đồ thế giới? 
- GV hướng dẫn: Đọc và tìm hiểu vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản châu Á. 
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá giờ học.
Ngày giảng :...../..... 2021
Phần một
THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
Chương XI. CHÂU Á
Tiết 2- Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. 
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á
2. Kỹ năng.
Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á, hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên châu Á.
3. Thái độ.
Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên, ham tìm hiểu về thiên nhiên thế giới.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp. 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy học trên lớp.
	1. Kiểm tra:
	* Sĩ số:................./..............................
	* Bài cũ: Kiểm tra kết hợp trong bài
2. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: - Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về châu Á
- Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. 
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Kể tên các châu lục trên thế giới?
+ Chúng ta đang sống ở Châu lục nào?
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân.
Học sinh báo cáo sản phẩm, GV đánh giá sản phẩm của học sinh, biểu dương cá nhân làm việc tốt.
GV: Ở lớp 7 các em đã học về thiên nhiên và con người của năm châu lục rồi, hôm nay các em sẽ học tiếp thiên nhiên và con người của châu Á, là châu rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng .Vậy bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm các điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước của châu Á
Mục tiêu: 
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ; trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
- Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á, hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên châu Á.
- Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên, ham tìm hiểu về thiên nhiên thế giới.
HS hoạt động cá nhân
HS quan sát bản đồ tự nhiên châu Á trên màn chiếu, hướng dẫn HS sử dụng tập bản đồ các châu lục (tr 26), cho biết:
- Vị trí địa lí của châu Á ?
- Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?
 Châu Á tiếp giáp với đại dương và châu lục nào?
Y/c sản phẩm: Giáp đại dương: Bắc Băng Dương – phía Bắc; Thái Bình Dương – phía Đông; Ấn Độ Dương – phía Nam; Châu lục: Âu, Phi.
- Cho biết diện tích châu Á?
- Cho biết chiều dài, rộng châu Á mở rộng bao nhiêu kilômét?
HS hoạt động nhóm nhỏ dựa vào vốn hiểu biết HS trao đổi:
- Em hãy cho biết ý nghĩa của các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên đối với khí hậu châu Á.
HS trao đổi, trình bày
Y/c sản phẩm: đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên có ảnh hưởng lớn đối với khí hậu của châu lục, làm cho khí hậu châu Á phân hoá đa dạng, phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau, các đới khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. 
Chốt lại: Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. Đây là châu lục rộng nhất thế giới.
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục
* Vị trí địa lí
- Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của LĐ Á- Âu.
- Lãnh thổ kéo dài từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc (1016’B- mũi Pi-ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca; 77044’ B - mũi Sê-li-u-xkin).
- Giáp 2 châu lục và 3 đại dương
* Kích thước
- Diện tích:
+ phần đất liền: 41,5 triệu km2
(nếu tính cả các đảo: 44,4 triệu km2)
=> Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới. 
- Khoảng cách: 
+ Điểm cực Bắc -> Nam: 8500 km.
 + Từ bờ Tây -> bờ Đông: 9200 km.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Á
Mục tiêu: 
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á;
- Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á, hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên châu Á.
- Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên, ham tìm hiểu về thiên nhiên thế giới.
HS hoạt động cá nhân dựa vào lược đồ tự nhiên để trả lời câu hỏi:
Quan sát H 1.2 và lược đồ tự nhiên em hãy cho biết:
- Tìm và đọc tên các dãy núi chính và các sơn nguyên chính?
- Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng bậc nhất?
- Xác định các hướng núi chính.
GV gọi 3 HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Á các đơn vị địa hình vừa nêu 
- Em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình châu Á? 
HS trả lời, bổ sung
GV đánh giá, kết luận:
HS hoạt động cặp đôi
Quan sát H 1.2 và bản đồ tự nhiên, tập bản đồ Átlát hãy cho biết:
- Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
- Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
- Qua đó, em có nhận xét về nguồn khoáng sản của châu Á?
HS trả lời, bổ sung
GVKL:
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Địa hình
- Có nhiều dãy núi chạy theo 2 hướng chính đông- tây và bắc- nam, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.
=> địa hình chia cắt phức tạp.
b. Khoáng sản
Khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu .
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Giúp HS biết xác định trên bản đồ các sông gắn với đồng bằng lớn.
Các bước tiến hành
HS hoạt động cặp đôi, dựa vào hình 1.2 và bản đồ tự nhiên yêu cầu mỗi cặp xác định tên một số sông lớn gắn với đồng bằng 
HS xác định, bổ sung
GV: Đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Mục tiêu: Giúp HS xác định được đồng bằng lớn ở Việt Nam. 
HS hoạt động cá nhân.
Dựa bản đồ hoặc lược đồ (sgk) hãy xác định đồng bằng lớn nhất Việt Nam, đồng bằng đó do sông nào bồi đắp?
HS trả lời, bổ sung.
Y/c sản phẩm: Đồng bằng sông Cửu Long do sông Mê Công bồi đắp 
GV đánh giá kết luận
3. Hướng dẫn học sinh tự học.
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Hướng dẫn HS tìm tên các đồng bằng lớn tương ứng với các sông lớn ở châu Á.
- Tìm hiểu sự phân hoá khí hậu và các kiểu khí hậu (gió mùa, lục địa)
- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá giờ học.
Ngày giảng: ....../ ../ 2021
	Tiết 3- Bài 2	
KHÍ HẬU CHÂU Á
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 
2. Kỹ năng.
Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.
3. Thái độ. Ham học hỏi, say mê tìm hiểu các đặc điểm khí hậu châu Á.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp. 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ;
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: bài giảng powerpoint, máy chiếu 
2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài, trả lời câu hỏi trong bài và câu 1 phần bài tập
III. Các hoạt động dạy học trên lớp.
	1. Kiểm tra.
	* Sĩ số: 8a..................., 8b..................
* Bài cũ: Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ của châu Á?
Định hướng trả lời:
* Vị trí địa lí
Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của LĐ Á- Âu.
Lãnh thổ kéo dài từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc (1016’B- mũi Pi-ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca; 77044’ B - mũi Sê-li-u-xkin).
Giáp 2 châu lục và 3 đại dương
* Kích thước
Diện tích:
+ Phần đất liền: 41,5 triệu km2 (nếu tính cả các đảo: 44,4 triệu km2)
=> Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới. 
Khoảng cách: 
+ Điểm cực Bắc -> Nam: 8500 km.
+ Từ bờ Tây -> bờ Đông: 9200 km.
2. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Giúp HS có những hiểu biết ban đầu về sự ảnh hưởng của vị trí địa lí, kích thước và địa hình của châu lục đến khí hậu.
GV giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS xem bản đồ tự nhiên châu Á và bản đồ các đới khí hậu châu Á kết hợp với các kiến thức đã học em có nhận xét gì về khí hậu châu Á?
HS quan sát tranh và trả lời bằng những hiểu biết của mình.
HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
GV dẫn dắt vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phân hoá khí hậu châu Á 
Mục tiêu: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á.
- Đọc và phân tích lược đồ khí hậu châu Á.
GV giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H2.1 và đọc thông tin ở phần 1 SGK trang 7&8 kết hợp với kiến thức đã học ở bài 1 thảo luận các nội dung sau trong thời gian 4 phút.
- Nhóm 1+ 3:
+ Hãy xác định vị trí, đọc tên các đới khí hậu ở châu Á từ vùng cực Bắc -> Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800Đ.
+ Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?
- Nhóm 2 + 4:
+ Xác định các kiểu khí hậu ở dọc vĩ tuyến 400B ?
+ Giải thích tại sao trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy?
HS làm việc theo nhóm theo nội dung phân công. GV theo dõi hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.
Đại diện nhóm trình bày dựa trên bản đồ. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS rút ra đặc điểm khí hậu châu Á.
GV: Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu khác nhau
1. Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng.
a. Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau
- Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
 + Đới khí hậu cực và cận cực
 + Đới khí hậu ôn đới
 + Đới khí hậu cận nhiệt
 + Đới khí hậu nhiệt đới
 + Đới khí hậu xích đạo
=> Giải thích: Do lãnh thổ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo làm khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới.
b. Các đới khí hậu châu Á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. 
Giải thích: Lãnh thổ rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa; khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á.
Mục tiêu: 
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.
- Ham học hỏi, say mê tìm hiểu các đặc điểm khí hậu châu Á.
HS hoạt động nhóm dựa vào sgk, bản đồ để trả lời câu hỏi
Quan sát H2.1/MC và kênh chữ trang 8 (sgk) thảo luận theo bàn những nội dung sau:
- Xác định các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa?
- Đặc điểm nổi bật của khí hậu gió mùa?
- Xác định các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa?
- Đặc điểm nổi bật của khí hậu lục địa?
HS trả lời, GVKL theo (bảng phụ lục)
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
a. Các kiểu khí hậu gió mùa
- Khí hậu gió mùa nhiệt đới (Nam Á, ĐNA).
- Gió mùa cận nhiệt và ôn đới (Đông Á)
- Các khu khí hậu gió mùa một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh, mưa không đáng kể. Mùa hạ gió từ biển thổi vào lục địa thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Nam Á và ĐNA mưa nhiều nhất thế giới.
b. Các kiểu khí hậu lục địa
- Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á 
- Các khu vực này mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng, lượng mưa trung bình năm 200- 500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp. 
- Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu. Giúp HS biết xác định biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tương ứng với các kiểu môi trường.
HS hoạt động cặp đôi, dựa vào biểu đồ (sgk - tr9) hoăc trên máy chiếu cho biết mỗi biểu đồ (địa điểm) nằm trong kiểu khí hậu nào?
Y/cầu sản phẩm: 
Y-an-gun (kiểu nhiệt đới gió mùa)
E Ri-át (Kiểu nhiệt đới khô)
U-lan Ba-to (kiểu ôn đới lục địa)
GV: Đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Mục tiêu: Giúp HS biết Việt Nam nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
HS hoạt động cá nhân
- Dựa bản đồ hoặc lược đồ các đới khí hậu châu Á hãy cho biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?
HS trả lời, bổ sung.
GV đánh giá kết luận
3. Hướng dẫn học sinh tự học.
- Học bài cũ và làm bài tập 1 (sgk), câu 2 phần câu hỏi và bài tập giảm tải.
- Nghiên cứu trước bài Sông ngòi và cảnh quan châu Á 
Bảng phụ lục
 Đặc điểm
Kiểu 
Phân mùa
Phân loại
Phân bố
Khí hậu 
gió mùa
 Có 2 mùa rõ rệt
- mùa đông:
 + gió từ nội địa thổi ra.
 + không khí khô, lạnh.
 + mưa không đáng kể.
- mùa hạ:
 + gió thổi: ĐD -> LĐ
 + thời tiết nóng ẩm
 + mưa nhiều.
 3 kiểu loại
- khí hậu gió mùa nhiệt đới.
- khí hậu gió mùa cận nhiệt.
- khí hậu gió mùa ôn đới.
Nam Á và Đông Nam Á 
Đông Á
Đông Á 
Khí hậu 
lục địa
- Chia làm 2 mùa:
+ mùa đông: khô, lạnh.
+ mùa hạ: khô, nóng.
- Lượng mưa có sự thay đổi từ 200 – 500 mm.
- Độ bốc hơi rất lớn.
- Độ ẩm không khí thấp. 
- Khí hậu cận lục địa.
- Khí hậu ôn đới lục địa.
Tây Á và vùng nội địa.
Trung Á 
Ngày giảng:....../ ../ 2021
Tiết 4 - Bài 3
SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên của châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
- Tích hợp năng lượng: Biết phát triển thủy điện và sử dụng hiệu quả điện năng.
2. Kĩ năng: Đọc lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ, ảnh
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên
- Máy chiếu (ảnh cảnh quan rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm, lược đồ, phụ lục)
- Tập bản đồ địa lí các châu lục.
2. Học sinh: Átlát địa lí các châu, sưu tầm tranh ảnh một số cảnh quan ở châu Á.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp.
	1. Kiểm tra:
	* Sĩ số:......./...........
* Bài cũ: (kiểm tra 15 phút)
1. Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu châu Á?
2. Kiểu khí hậu nào phổ biến ở châu Á?
Định hướng trả lời:
1. Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau
- Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo (2đ)
 	+ Đới khí hậu cực và cận cực
 	+ Đới khí hậu ôn đới
 	+ Đới khí hậu cận nhiệt
 	+ Đới khí hậu nhiệt đới
 	+ Đới khí hậu xích đạo
=> Giải thích: Do lãnh thổ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo làm khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới. (2đ)
* Các đới khí hậu châu Á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. (2đ)
=> Giải thích: Lãnh thổ rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa; khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình. (2đ)
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa (2đ)
2. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: - Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về châu Á
Hs hoạt động cá nhân.
GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh kể tên 1 vài hệ thống sông lớn và cảnh quan tự nhiên chính ở châu Á mà em biết và trả lời các câu hỏi:
 - Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên ở châu Á khác nhau như thế nào? 
 - Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?
HS trả lời bằng sự hiểu biết.
HS nhận xét, bổ sung.
GV kết luận và dẫn dắt vào bài học 
=> Sông ngòi và cảnh quan châu Á rất đa dạng và phức tạp. Đó là do ảnh hưởng của địa hình và khí hậu đến sự hình thành chúng. Để tìm hiểu những vấn đề đó, chúng ta đi vào bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi 
Mục tiêu: 
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Tích hợp năng lượng: Biết phát triển thủy điện và sử dụng hiệu quả điện năng.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
HS hoạt động cá nhân dựa vào lược đồ, bản đồ để trả lời câu hỏi.
Quan sát bản đồ tự nhiên châu Á trong tập átlát địa lí các châu lục (tr26) hoặc lược đồ H1.2/MC nêu đặc điểm của sông ngòi châu Á?
HS hoạt động nhóm nhỏ.
Dựa vào H2.1/MC hoặc bản đồ tự nhiên châu Á (tập bản đồ) kết hợp với kênh chữ (sgk- tr10) và kiến thức đã học tìm hiểu đặc điểm các hệ thống sông theo những nội dung sau:
- Hệ thống sông? Tên các con sông lớn?
- Nơi bắt nguồn? Hướng chảy?
- Đổ vào biển và đại dương nào?
- Nguồn cung cấp nước? Chế độ nước? Chia nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu sông ngòi Bắc Á.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu sông ngòi Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu sông ngòi Tây Nam Á, Trung Á.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. HS bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
GV. Khu vực Tây và Trung Á lưu lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc cát.
- Sông Ô-bi chảy theo hướng nào? Chảy qua các đới khí hậu nào? Tại sao về màu xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn?
Tích hợp năng lượng
- Sông ngòi châu Á có giá trị gì về kinh tế?
GV khai thác hiệu quả điện năng từ sông, nguồn năng lượng xanh của châu Á. Sử dụng năng lượng cần tiết kiệm, khai thác cần hiệu quả để phát triển bền vững nền kinh tế
1. Đặc điểm sông ngòi 
- Châu Á khá có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn Hằng...) nhưng phân bố không đồng đều.
- Chế độ nước khá phức tạp:
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. Các sông lớn chảy theo hướng chính nam – bắc
+ Khu vực châu Á gió mùa (Đông Á, ĐNA, Nam Á): nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa (cuối hạ, đầu thu), cạn nhất vào cuối đông, đầu xuân..
+ Tây và Trung Á: là khu vực khí hậu lục địa khô hạn nên ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, bồi đắp đồng bằng phù sa 
Hoạt động 2. Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên. 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên của châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
- Đọc lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á.
HS hoạt động cá nhân dựa vào lược đồ để trả lời câu hỏi.
Dựa vào H2.1 (sgk- tr6) và H3.1/MC, em hãy cho biết: Tên các đới cảnh quan của châu Á, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ?
- Tên các cảnh quan phân bố ở các khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn?
=> Nhận xét về cảnh quan tự nhiên châu Á?
- HS quan sát ảnh cảnh quan rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm của châu Á/MC và quan sát H3.2 (sgk- tr12). 
- Nêu đặc điểm của rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới?
- Các loại rừng này phân bố ở đâu?
- Tại sao cảnh quan tự nhiên châu Á lại phân hóa đa dạng?
KL. Cảnh quan châu Á phân hoá rất đa dạng, ngày nay phần lớn các cảnh quan nguyên sinh đã bị con người khai thác, biến thành đồng ruộng, các khu dân cư và khu công nghiệp bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trong của các quốc gia châu Á.
2. Các đới cảnh quan tự nhiên 
- Các cảnh quan tự nhiên châu Á phân hoá đa dạng với nhiều loại (gồm 10 đới cảnh q uan).
+ Rừng lá kim ở Bắc Á (xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở ĐNA và Nam Á.
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Cảnh quan tự nhiên phân bố đa dạng là do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu ..
Hoạt động 3. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
Mục tiêu: Nêu được những thuận lợi khó khăn do thiên nhiên châu Á mang lại.
HS hoạt động cá nhân dụa vào tập bản đồ và vốn hiểu biết của mình để trả lời.
Quan sát bản đồ tự nhiên châu Á trong tập bản đồ, và thông tin (sgk- tr12) hãy cho biết:
- Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất và đời sống như thế nào?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức theo dạng sơ đồ (phụ lục 1)
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
* Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn.
- Tài nguyên: đất, khí hậu, nước, sinh vật đa dạng.
- Nguồn năng lượng dồi dào.
=> Cơ sở tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm
* Khó khăn:
- Địa hình núi cao hiểm trở.
- Hoang mạc rộng lớn.
- Khí hậu khắc nghiệt (lạnh hoặc khô nóng)
- Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt 
- Gây trở ngại lớn cho giao lưu, mở rộng diện tích đất canh tác
- Thiệt hại về người và của
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về đặc điểm sông ngòi châu Á.
HS hoạt động cặp đôi 
- Quan sát lược đồ H1.2/MC và kiến thức đã học, em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.
HS trao đổi và trình bày
GV Đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức để trình bày, giải thích về phân bố cảnh quan châu Á.
HS hoạt động cá nhân
- Dựa vào H3.1/MC, cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 400B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy.
HS trao đổi và trình bày
Y/c sản phẩm: Sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB:
- Rừng và cây bụi lá cứng.
- Thảo nguyên.
- Hoang mạc và bán hoang mạc.
- Cảnh quan núi cao.
- Hoang mạc và bán hoang mạc.
- Thảo nguyên.
- Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
+ Có sự thay đổi cảnh quan như vậy là do vị trí địa lí gần hay xa biển đã làm cho khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa:
- Vùng phía Tây có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải mùa hè khô nóng, mùa đông có mưa, hình thành cảnh quan thiên nhiên thảo nguyên và rừng cây bụi lá cứng.
- Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm, khí hậu mang tính lục địa khô hạn, hình hành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
- Ở khu vực dãy núi Thiên Sơn, địa hình cao > 5000 m đã hình thành cảnh quan núi cao.
- Vùng ven biển phía Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và đón gió mùa nên khí hậu nóng ẩm, hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
GV Đánh giá.
3. Hướng dẫn học sinh tự học.
- Học nội dung bài, làm bài tập 3 (sgk- tr 13)
- Chuẩn bị bài thực hành theo gợi ý SGK: Phân tích hoàn lưu gió mùa châu Á.
- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá giờ học.
	Phụ lục 1: Sơ đồ thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á
Thiên nhiên châu Á
Thuận lợi
 Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn.
- Tài nguyên: đất, khí hậu, nước, sinh vật đa dạng.
- Nguồn năng lượng dồi dào.
Khó khăn
- Địa hình núi cao hiểm trở.
- Hoang mạc rộng lớn.
- Khí hậu khắc nghiệt (lạnh hoặc khô nóng)
- Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt 
Cơ sở tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm.
- Gây trở ngại lớn cho giao lưu, mở rộng diện tích đất canh tác
- Thiệt hại về người và của
Ngày giảng:23/10/ 2021
Tiết 5- Bài 4: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA CHÂU Á
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết phân tích được hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ ở châu Á.
- Biết xác định và đọc tên các trung tâm áp cao và trung tâm áp thấp 
2. Kỹ năng: Đọc và phân tích lược đồ phân bố khí áp và hướng gió ở châu Á.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng lược đồ; 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Máy chiếu (lược đồ, bảng phụ)
2. Học sinh: Đọc và soạn trước nội dung thực hành
III. Các hoạt động dạy học trên lớp.
1. Kiểm tra.
* Sĩ số: .........../...............
* Bài cũ:
1. Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á? 
2. Tại sao các cảnh quan tự nhiên của châu Á lại thay đổi từ Tây sang Đông? 
3. Sông ngòi Bắc Á có giá trị gì? 
Định hướng trả lời:
1- Thuận lợi: Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ ...Các tài nguyên khác đất, khí hậu, nước, sinh vật ... đa dạng.
- Khó khăn: Núi cao hiểm trở, hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu khắc nghiệt; nhiều thiên tai: đậng đất, núi lửa, bão lụt ... 
2. Do sự phân hóa đa dạng của các kiểu, các đới khí hậu 
3. Sông ngòi Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, khai thác thủy điện, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. 
2. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Giúp học sinh biết vị trí khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
HS hoạt động cặp đôi dựa vào H4.1/MC hoặc SGK Tr 14 để trả lời câu hỏi.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở khu vực nào?
HS trao đổi, bổ sung
Y/c sản phẩm: khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á.
GV đánh giá nhận xét và dẫn dắt vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Phân tích hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ
Mục tiêu: 
- Biết phân tích được hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ ở châu Á.
- Biết xác định và đọc tên các trung tâm áp cao và trung tâm áp thấp 
- Đọc và phân tích lược đồ phân bố khí áp và hướng gió ở châu Á.
HS hoạt động cá nhân dựa vào lược đồ sgk để trả lời câu hỏi.
HS quan sát H4.1 và H4.2/MC (hoặc sgk- tr14 +15)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hiện tượng khí tượng được đề cập trong bài thực hành. 
- Các trung tâm khí áp được biểu hiện như thế nào?
(Bằng các đường đẳng áp)
- Thế nào là đường đẳng áp ?
(là đường nối các điểm có cùng trị số khí áp)
- Cho biết cách biểu hiện các trung tâm áp thấp, áp cao trên bản đồ?
Y/cầu sản phẩm: 
Áp thấp: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng giảm.
Áp cao: Trị số các đường đẳng áp c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_hoc_ki_1_nam_2021.doc