Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Chương trình học kì II

Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Chương trình học kì II

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh nắm được:

1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về kinh tế-xã hội của Đông Nam Á.

2. Kĩ năng:

- Phân tích được bảng số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước Đông Nam Á, tỷ trọng các ngành kinh tế của một số nước Đông Nam Á.

- Đọc lược đồ phân bố công nghiệp, nông nghiệp Đông Nam Á.

3. Thái độ: Hiểu được việc phát triển kinh tế phải đi đôi với vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: hợp tác nhóm, tự học, vận dụng kiến thức

 - Năng lực riêng: Đọc hiểu bảng số liệu thống kê, rút ra nhận xét, đọc bản đồ kinh tế

II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS:

 - Đối với GV: Bản đồ kinh tế Đông Nam Á.

 - Đối với HS: Tìm hiểu nội dụng bài học. Bảng da, máy tính.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra: (2 phút):

Câu hỏi: Nét tương đồng của người dân các nước Đông Nam Á thể hiện như thê nào?

 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tình huống cho bài học mới, giúp HS hưng phấn trong học tập.

2. Phương pháp-kĩ thuật: Vấn đáp, gợi mở.

3. Phương tiện: SGK, kiến thức đã học.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

 Các nước Đông Nam Á có tài nguyên phong phú để phát triển kinh tế. Em hãy kể một số tài nguyên mà em biết?

 Bước 2: HS tham gia ý kiến, lên bảng ghi tên các tài nguyên.

 Bước 3: HS cùng GV kiểm tra đánh giá kết quả.

 Bước 4: GV giới thiệu bài mới

Các nước Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, lao động dồ dào là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Vậy, nền kinh tế các nước có đặc điểm gì? Để làm rõ vấn đề trên, các em tìm hiểu bài: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á.

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu: tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á. (20 phút)

- Mục tiêu: Phân tích được tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước. Trình bày được sự phát triển kinh tế Đông Nam Á.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phân tích bảng số liệu, khai thác nội dung SGK.

- Hình thức tổ chức: Nhóm, cả lớp.

 

doc 83 trang thucuc 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 20 
Bài 15. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ,XÃ HỘI
ĐÔNG NAM Á
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
	I. MỤC TIÊU 
 	Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của Đông Nam Á.
 	2. Kĩ năng: 
- Củng cố và phát triển kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ về dân cư.
 	- Phân tích bảng thống kê về dân số. 
 	3. Thái độ: Có nhận thức đúng về dân số trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng tinh thần hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập, sinh hoạt cộng đồng.
 	4. Định hướng phát triển năng lực: 
 	- Năng lực chung: tự học; hợp tác. ..
 	- Năng lực riêng: Biết phân tích bảng số liệu về dân số, đọc và xác định được vị trí địa lý các nước trên bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Đối với giáo viên 
 	- Bản đồ dân cư châu Á và Đông Nam Á.
 	- Bảng số liệu về dân số.
 	- Phiếu học tập.
 	2. Đối với học sinh: Sách, vở, tập bản đồ, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
 	1. Mục tiêu
 - HS xác định được các nước trong khu vực Đông Á.
 - Tạo hứng thú cho HS -> Kết nối với bài học.
2.Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan bản đồ, cặp nhóm
 	3. Phương tiện: Bản đồ dân cư Đông Nam Á
4. Các bước hoạt động: 
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ dân cư và các nước Đông Nam Á.
HS quan sát kết hợp lược đố SGK H15.1, HS đọc tên các nước ĐNÁ
 	Bước 2: HS làm việc cặp nhóm 2 em 
 	Bước 3: HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
 	Bước 4: GV dẫn dắt vào vấn đề: Đông Nam Á là cầu nối giữa 2 châu lục và 2 đại dương vị trí đó đã có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm dân cư, xã hội của các nước trong khu vực . Để hiểu rõ về đặc điểm dân cư, xã hội như thế nào , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 	HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu dân số ĐNÁ so với châu Á và thế giới (7 phút)
 1. Mục tiêu: Biết được số dân, MĐ DS, tỉ lệ gia tăng của khu vực so với châu Á và thế giới
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan,sử dụng SGK, bản đồ dân cư châu á và Đông Nam Á,bảng số liệu15.1, phiếu học tập 
3. Hình thức tổ chức: Cặp nhóm, nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 15.1 
So sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực so với châu Á và thế giới.
Bước 2: HS làm việc 2 em/ nhóm.
Bước 3: HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức 
I/ Đặc điểm dân cư:
- Dân số ĐNÁ đông. 
- MĐ DS thuộc loại cao so với thế giới và tương đương với châu Á.
- Tỉ lệ gia tăng dân số cao. 
 	HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu tên các nước, dân số, thủ đô, sự phân bố dân cư, ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội (Thời gian: 15 phút)
 	1. Mục tiêu: Biết được tên nước, thủ đô, sự phân bố dân cư, ý nghĩa của dân số đông đối với phát triển kinh tế xã hội.
 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan bản đồ, Bảng 15.2, SGK Hợp tác nhóm
 3. Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa bảng 15.2 và hình 15.1 kết hợp với bản đồ cho biết 
- ĐNÁ có bao nhiêu nước, tên nước và thủ đô.
 - So sánh diện tích, dân số nước ta với các nước
- Có những ngôn ngữ phổ biên nào. Điều này có ảnh hưởng gì đến giao lưu giữa các nước
- Quan sát h6.1 nhận xét sự phân bố dân cư .
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời vào phiếu học tập.
Bước 3: HS đại diện nhóm báo cáo kết qủa nhóm kết hợp với bản đồ ; các nhóm khác , bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
 - Tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục dân số.
- Phân bố chủ yếu ở ven biển và đồng bằng.
- Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.
 	HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu đặc điểm xã hội (Thời gian: 10 phút)
 	1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất, tập quán.
 	2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng kênh chữ SGK, hiểu biết các nhân, hợp tác nhóm
 	3. Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa kênh chữ SGK và hiểu biết cho biết:
Vì sao các nước lại có nét tương đồng về lịch sử đấu tranh và trong sinh hoạt, sản xuất?
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. tương đồng về lịch sử đấu tranh, sinh hoạt sản xuất. Thuận lợi cho việc hợp tác ...
Liên hệ: Hiện nay các nước đã có những hợp tác nào để phát triển kinh tế- xã hội?
HS làm việc các nhân, trả lời
II/ Đặc điểm xã hội :
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt, vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Cá nhân-7 phút)
Bước 1: GV treo bản đồ, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
 Đọc và xác định tên nước và thủ đô các nước ĐNÁ.
 Về mặt xã hội các nước có những nét tương đồng nào?
Bước 2: HS suy nghĩ thực hiện.
Bước 3 : HS trình bày.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
 	D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (3 phút) 
 	- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức và có sự liên hệ thực tế.
 	- Phương pháp: Sử dụng sách giáo khoa, phương tiện truyền thông 
 Tìm hiểu hiện nay các nước đã làm gì trong việc hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội?
 Tiết: 21
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC 
 ĐÔNG NAM Á
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh nắm được:
1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về kinh tế-xã hội của Đông Nam Á. 
2. Kĩ năng:
- Phân tích được bảng số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước Đông Nam Á, tỷ trọng các ngành kinh tế của một số nước Đông Nam Á. 
- Đọc lược đồ phân bố công nghiệp, nông nghiệp Đông Nam Á.
3. Thái độ: Hiểu được việc phát triển kinh tế phải đi đôi với vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: hợp tác nhóm, tự học, vận dụng kiến thức 
 - Năng lực riêng: Đọc hiểu bảng số liệu thống kê, rút ra nhận xét, đọc bản đồ kinh tế 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS:
	- Đối với GV: Bản đồ kinh tế Đông Nam Á.
 - Đối với HS: Tìm hiểu nội dụng bài học. Bảng da, máy tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp (1 phút) 
2. Kiểm tra: (2 phút): 
Câu hỏi: Nét tương đồng của người dân các nước Đông Nam Á thể hiện như thê nào?
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tình huống cho bài học mới, giúp HS hưng phấn trong học tập.
2. Phương pháp-kĩ thuật: Vấn đáp, gợi mở.
3. Phương tiện: SGK, kiến thức đã học.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
 Các nước Đông Nam Á có tài nguyên phong phú để phát triển kinh tế. Em hãy kể một số tài nguyên mà em biết?
 Bước 2: HS tham gia ý kiến, lên bảng ghi tên các tài nguyên.
 Bước 3: HS cùng GV kiểm tra đánh giá kết quả.
 Bước 4: GV giới thiệu bài mới
Các nước Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, lao động dồ dào là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Vậy, nền kinh tế các nước có đặc điểm gì? Để làm rõ vấn đề trên, các em tìm hiểu bài: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á.
 	B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu: tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á. (20 phút)
- Mục tiêu: Phân tích được tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước. Trình bày được sự phát triển kinh tế Đông Nam Á. 
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phân tích bảng số liệu, khai thác nội dung SGK. 
- Hình thức tổ chức: Nhóm, cả lớp. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
B1: GV giao nhiệm vụ: 
Phân tích bảng số liệu 16.1:
-Nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước qua các năm.
-Năm 1998 tăng trưởng kinh tế các nước có gì thay đổi? nguyên nhân chính? 
B2: HS thảo luận nhóm với 2 nội dung trên, ghi vào giấy nháp, bảng phụ. 
B3: HS đại diện 1 nhóm trình bày ý kiến, các nhóm còn lại bổ sung thêm.
B4: GV kết luận:
-Tốc độ tăng trưởng khá cao.
-Chưa vững chắc: Dẫn chứng: In-đô-nê-xi-a; Thái Lan; Xin-ga-po...
-Kinh tế các nước dễ bị tác động từ bên ngoài, chưa quan tâm môi trường.
Mở rộng: Để phát triển bền vững, các nước cần chú trọng vấn đề gì? 
 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc 
- Điều kiện thuận lợi: nhân công, tài nguyên, nông phẩm phong phú, vốn và công nghệ nước ngoài. 
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, song chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài, môi trường chưa được quan tâm đúng mức. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á. ( 15 phút)
- Mục tiêu: HS trình bày được cơ cấu kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phân tích bảng số liệu về tỷ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của một số nước (16.2); thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
B1: GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm: 
Nhóm1;2: Tìm những dẫn chứng cho thấy các nước đang tiến hành công nghiệp hóa?
Nhóm 3,4: Dựa vào bảng 16.2 SGK. Nhận xét: 
+ Từ 1980-2000 tỷ trọng các ngành của từng quốc gia tăng, giảm thế nào?
+ Nhận xét chung về sự thay đổi cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á? 
B2: HS thảo luận nhóm (5ph)
B3: HS đại diện lên trình bày-bổ sung
B4: GV kết luận.
 2. Cơ cấu kinh tế đang thay đổi:
- Các nước đang tiến hành công nghiệp hoá.
- Cơ cấu kinh tế đang thay đổi theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (2 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học.
- Phương pháp: Thực hành.
B1: GV giao nhiệm vụ. 
Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đã dẫn đến hậu quả gì ở các nước Đông Nam Á?
B2: HS làm việc cá nhân dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung bài học
B3: HS trình bày
B4. GV kết luận:cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, rừng bị tàn phá, môi trường ô nhiễm...-> ảnh hưởng sự phát triển bền vững. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế.
- Phương pháp: Sử dụng sách giáo khoa, phương tiện truyền thông 
 	Tìm hiểu một vài hiện tượng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nước ta hoặc địa phương em? Cho biết hướng giải quyết? 
Về nhà: ôn bài cũ, làm các bài tập, nghiên cứu bài mới: Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Tiết :22
Bài 17. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
 (ASEAN)
NS: 
NG: 
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh nắm được:
 	1. Kiến thức: HS cần biết: 
 	- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN
 	- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.
 	 	- Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN
 	2. Kĩ năng:
 	- Rèn kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu, ảnh để biết sự phát triển và hoạt động, những thành tựu của sự hợp tác trong kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước khu vực Đông Nam Á.
 	 	- Hình thành thói quen quan sát, thu thập thông tin, tài liệu...
 	3. Thái độ: Có thái độ khách quan, khoa học đối với sự phát triển kinh tế một số nước khu vực Đ N A. Tinh thần đoàn kết thân ái giữa các nước trong khu vực.
 	4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: tự học; hợp tác.
- Năng lực riêng: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Đối với giáo viên 
- Bản đồ các nước Đông Nam Á, bảng phụ (ghi nội dung)
	- Tư liệu và tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của các nước khu vực ĐNA.
2. Đối với học sinh
Đọc và trả lời trước câu hỏi chữ in nghiêng trong bài học ở nhà. 
Bảng phụ nam châm 
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - 2 phút
 	1. Mục tiêu: 
- HS xác định được:
+ Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN.
 	+ Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.
 	+ Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN
 	- Tạo hứng thú với bài học -> Kết nối với bài học ...
 	2. Phương pháp - kĩ thuật: Chơi trò chơi “nối tên thủ đô với tên các nước khu vực ĐNA”, theo 2 tổ.
 	3. Phương tiện: nối tên thủ đô với tên các nước này nằm ở khu vực nào của Châu Á.
 	4. Các bước hoạt động
Bước 1: GV phổ biển thể lệ trò chơi: “nối tên thủ đô với tên các nước khu vực ĐNA”
- Mỗi tổ cùng lên bảng nối tên nước với tên thủ đô cho phù hợp trong 30 giây.
- Tổ nào nối ghép đúng nhiều và nhanh hơn sẽ thắng.
 	Bước 2: GV tổ chức trò chơi, HS chơi.
 	Bước 3: Tổng kết, biểu dương cho tổ thắng.
 	Bước 4: GV dẫn dắt vào vấn đề: Trò chơi vừa rồi cho các em biết được các nước nằm trong khu vực ĐôngNam Á, mỗi nước có mỗi nét văn hóa khác nhau nhưng có cùng kiểu KH nhiệt đới gió mùa. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm chung và riêng ở đây đa dạng như thế nào, thì thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 	HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Thời gian: 10 phút)
1. Phương pháp-Kĩ thuật dạy học: PP đàm thoại; phân tích SGK, bản đồ; làm việc nhóm nhỏ.
2. Hình thức tổ chức: Cặp đôi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung và lược đồ H 17.1 sgk trao đổi cặp cho biết:
- Hiệp hội các nước ĐNÁ thành lập vào thời gian nào? Mấy nước tham gia? VN gia nhập t/g nào
- Số lượng các nước tham gia hiện nay?
- Mục tiêu Hiệp hội có sự thay đổi qua các thời gian như thế nào? 
-Nguyên tắc của Hiệp hội các nước ĐNA? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Hs trình đổi kết quả theo cặp. nhận xét, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức...
I. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
* Thời gian thành lập: 8- 8- 1967 (In-đo nê xi a, Ma-lai xi a, Phi lip pin, Thái Lan, Xin ga po)
- VN gia nhập hiệp hội vào 1995
- Hiện nay: có 10 nước thành viên
* Mục tiêu của hiệp hội:
 + 25 năm đầu: Hợp tác quân sự.
 + Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20: Giữ vững hòa bình an ninh, ổn định, phát triển đồng đều.
* Nguyên tắc:
 Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau, hợp tác toàn diện.
 HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu sự hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội. (Thời gian: 18 phút)
1.Mục tiêu: Hs biết được Biểu hiện của sự hợp tác và khó khăn của các nước trong thời gian cuối thế kỷ 20. 
2. Phương pháp-Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng sơ đồ h17.2 sgk, 
 KT học tập hợp tác nhóm
3. Hình thức tổ chức: Cặp/ Nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ 17.2 và đọc thông tin mục II SGK. Thảo luận theo nhóm (4 phút) với các nhiệm vụ.
Nhóm 1,2,3: - Các nước gặp khó khăn gì?
Nhóm 4,5,6: - Biểu hiện của sự hợp tác?
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.( thảo luận)
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết qủa, nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
*Liên hệ: GD môi trường( bảo vệ dòng sông Mê Công)
II.Hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội.
* Biểu hiện của sự hợp tác:
- Xây dựng tam giác tăng trưởng kinh tế.
- Nước phát triển giúp đỡ nước chưa phát triển về đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ đông sang tây.
- Phối hợp khai thác, bảo vệ sông Mê Công
*Khó khăn:- Cuối những năm 90 một số nước khủng hoảng kinh tế
 - Xung đột tôn giáo.
 - Thiên tai.
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu Việt Nam trong A SE AN. (Thời gian: 8 phút)
1.Mục tiêu: Hs biết được thành tựu và khó khăn thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập hiệp hội A SE AN 
2. Phương pháp-Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng sơ đồ h17.2 sgk.
 KT học tập hợp tác cặp
3. Hình thức tổ chức: Trao đổi cặp
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK. Trao đổi theo cặp(3 phút) với các nhiệm vụ 
- Những lợi ích của Việt Nam khi tham gia Hiệp hội ASEAN?
- Những khó khăn thử thách cần phải vượt qua?
Bước 2: Các cặp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
Bước 3: Đại diện 1 số cặp trả lời, HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
(Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng buôn bán cao
 Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước cao.
 Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính, kinh tế phát triển.
 Về lĩnh vực văn hóa xã hội và du lịch phát triển.
Khó khăn: Thách thức về ngôn ngữ, thể chế chính trị, chênh lệch về KT, về mẫu mã và chất lượng các mặt hàng, ...)
II. Việt Nam trong ASEAN.
* Thuận lợi:
 Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển KT-XH.
* Khó khăn
 Có nhiều thử thách cần phải vượt qua.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân) 5 phút
 - Mục tiêu: Nhằm hệ thống hóa và củng cố lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của toàn bài học.
 - Phương pháp: Vấn đáp, đánh giá.
Bước 1: Yêu cầu HS trả lời:
- Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
 - Nêu Mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp hội ASEAN?
 - Biểu hiện của sự hợp tác và các nước có khó khăn gì trong thời gian cuối những năm 90 của thế kỷ 20?
 - Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN, có những thuận lợi và khó khăn gì?
Bước 2: HS suy nghĩ trả lời, 
Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức và cho điểm. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (1 phút)
- Hiện nay, Việt Nam đã tham gia những tổ chức kinh tế-chính trị nào ở khu vực và thế giới?
- Tìm hiểu bài 18: tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia. (Dựa vào hệ thống câu hỏi chữ in nghiêng trong SGK để trả lời)
 Tiết 23 - Bài 18 THỰC HÀNH : TÌM HIỂU LÀO 
I. Muc tiêu bài học: Học xong bài này , học sinh cần nhận thức được
1. Kiến thức :-Tập hợp và sử dung các tư liệu, để tìm hiểu địa lí 1 số quốc gia
 -Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản
2. Kĩ năng :
 -Đọc và phân tích bản đồ địa lí, Xác định vị trí địa lí, xác định và phân bố các đối tượng địa lí
 nhận xét mối quan hệ thành phần tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội 
 - Đọc và phân tích nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh về tự nhiên, cûa Lào 
3. Thái độ: 
- Tích cực tìm hiểu, xử lí thông tin, 
II. Các kĩ năng sống cơ bản đuợc giáo duc trong bài:
Quản lí thời gian, tư duy sáng tạo.
Tự tin, phản hồi lắng nghe tích cực, tìm kiến và xử lí thông tin, phân tích so sánh.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung :
Thảo luận theo nhóm, đàm thoại gởi mở, động não
IV.Phương tiện dạy học 
 -Bản đồ các nước ĐNÁ, lược đồ tự nhiên Lào
V.Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.KTBC(3 phuts) Muc tiêu hợp tác hiệp hội các nước ĐNÁ đã thay đổi qua thời gian ntn?
 -Phân tích lợi thế và khó khăn Việt Nam khi trở thành thành viên ASEAN
3.Hình thành kiến thức mới
Khám phá: dùng những hình ảnh đặc trưng cûa nước Lào, cho hs nhận diện . Đây là quốc gia nào? 
* 1.HĐ1:(15/): Tìm hiểu : Vị trí địa lí Lào – Cam - pu - chia
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* HĐ1: Nhóm. HS chuẩn bị trước ở nhà: Dựa vào H18.1 + H18.2 + Bảng 18.1 và thông tin sgk hãy 
1) Xác định vị trí của Lào và Căm-pu-chia theo dàn ý (giáp quốc gia, giáp biển.
 Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.)
2) Nêu các đặc điểm tự nhiên của Lào (Địa hình, khí hậu, sông hồ ) 
Nhận xét những thuận lợi khó khăn của vị trí địa lí và khí hậu mang lại cho sự phát triển nông nghiệp.
1/Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí Lào và Cam pu chia
( bảng phụ)
Quốc gia
Lào
Căm-pu-chia
Vị trí- 
-Diện tích: 236800km2
- Phía bắc giáp TQ, phía tây giáp Mi-an-ma, phía đông giáp VN, phía nam giáp CPC và Thái Lan => Nằm hoàn toàn trong nội địa.
Diện tích: 181000km2
- Phía tây giáp Thái Lan, phía bắc giáp Lào,phía đông giáp VN và phía tây nam giáp biển.
Giới hạn và ý nghĩa
- Liên hệ với các nước khác chủ yếu = đường bộ. Muốn đi = đường biển phải thông qua các cảng biển ở miền Trung VN (Cửa lò, Vinh, Nghệ An)
- Thuận lợi trong giao lưu với các nước trên thế giới cả = đường biển và đường bộ, đường sông.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Lào và Căm pu chia
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* HĐ2: Nhóm.
- N1: Địa hình: Lào có những dạng địa hình nào? Dạng nào chiếm ưu thế? Xác định kể tên các CN lớn của Lào khi di từ Bắc -> Nam?
- N2: Khí hậu: Lào nằm trong khu vực khí hậu nào của Đông Nam Á? Nêu đặc điểm của kiểu khí hậu đó?
- N3: Sông ngòi: Lào có những hệ thống sông lớn nào chảy qua?
HS báo cáo trên lớp điền bảng: Mỗi nhóm báo cáo 1 phần
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức điền bảng :
2Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Lào và Căm pu chia
 ( Bảng phụ)
Quốc gia
Lào
Căm-pu-chia
Điều kiện tự nhiên 
* ĐH: Chủ yếu là núi và CN chiếm 90% S cả nước. Núi chạy theo nhiều hướng, CN chạy dài từ Bắc-Nam. ĐB ở ven sông Mê-kông
*KH: Nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt có 1 mùa mưa và 1 mùa khô
* SN: S.Mê-kông với nhiều phụ lưu lớn nhỏ.
=> Khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển , tăng trưởng nhanh. SN có giá trị lớn về thủy lợi, thủy điện, giao thông
- Khó khăn: S đất canh tác ít, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng 
* ĐH: Chủ yếu là đồng bằng, chiếm 75% S cả nước. Núi và CN bao quanh 3 mặt (Bắc, Tây,Đông)
*KH: Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô
* SN: S. Mê-kông, Tông-lê-sap, Biển Hồ
=> Khí hậu thuận lợi cho trồng trọt, sông ngòi có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông và nghề cá.
- Khó khăn: Lũ lụt mùa mưa, thiếu nước mùa khô.
3.Luyện tập thực hành: (4 phuts) 
 -Sử dung bản đồ câm của ở Lào.để điền vào các y/cầu sau:
 . Lào giáp những nước nào? Các dạng địa hình chính, tên sông hồ 
-Trình bày khái quát về: Điều kiện tự nhiên và kinh tế Lào. 
4.HDVN:(2phút) 
Học thuộc bài
-Chuẩn bị soạn bài 
Ngày soạn:
Ngày dạy 
 PHẦN: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 
 Tiết 24 - Bài23 VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM 
I. Muc tiêu bài học: học xong bài này hs có khả năng
1. Kiến thức :	
 Trình bày được vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Nêu đựoc ý nghĩa cûa vị tría nước ta về mặt tự nhiên kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
2. Kĩ năng : Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét:
- Vị trí , giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- Vị trí giới hạn của biển Đông.
3. Thái độ:Biết quý trọng những nét đẹp của thiên nhiên quê hương Việt Nam.
*. Các kĩ năng sống giáo dục trong bài học:
Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, (HĐ1,2)
II. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử duïng trong bài:
Động não(giới thiệu bài mới), suy nghĩ - cặp đôi- (HĐ1), thuyết trình tích cực(HĐ1,2), thảo luận nhóm.(HĐ1)
III- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1.GV:
-Bản đồ tự nhiên, bản đồ tự nhiên ĐNÁ 
 2. HS: Vở ghi, SGK, tập bản đồ 8
IV.Tiến trình bài giảng:
*.Ổn định lớp: (1 phút) 
1.KTBC(4 phút) 
 -Em cho biết một số thành tựu nổi bậc cả nền KT nước ta trong thời gian qua
 -Nhữnh bằng chưùng cho thấy Việt Nam là 1 trong những quốc gia tiêu biểu về 
 bản sắc văn hoá dân tộc, lịch sử , tự nhiên các nước khu vực ĐNÁ
2. Hình thành kiến thức mới(1 phút) 
Việt nam có vị trí như thế nào? Vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm tự nhiên kinh tế – xã hội và đặc điểm địa hình như thế nào?
*1.HĐ1: (20/) Vị trí giới hạn và lãnh thổ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
 Thảo luận nhóm.thuyết trình tích cực, suy nghĩ- chia sẽ- cặp đôi.
-Xác định trên H23.2 và b/đồ TNVN các điểm cực:B, N,Đ, T cuûa phần đất liền nước ta; cho biết toạ độ các điểm cực(Bảng23.2)
-GV. Gọi HS lên xác định các điểm cực cûa phần đất liền( trên bản đồ treo tường)
-Qua bảng 23.2 hãy tính:
 +Tính tư Bắc và Nam phần đất nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào? (15 Vĩ độ)
 +Tính tư Tây – Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiên kinh độ (>7 Kinh độ)
-Lãnh thổ nước ta nằm trong muối giờ số mấy theo giờ GMT.
GV h/dẩn HS quan sát H24.1 giới thiệu phần biển nước ta mở rộng tới kinh tuyến 117020/Đ và có diện tích khoảng 1 triệu km2 rộng gấp 3 lần diện tích đất liền 
-Biển nước ta nằm phía nào lãnh thổ? Tiếp giáp biển cûa nào?
-Đọc tên và xác định các quần đảo lớn ? thuộc tỉnh nào
*Thảo luận nhóm: 
Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vuï.
+Nhóm1:Vị trí địa lí việt nam có ý nghĩa nổi bật bì đối với thiên nhiên nước ta với các nước trong khu vực ĐNÁ
+Nhóm2: Căn cưù vào H24.1. Tính khoảng cách tư 
Hà Nội đi Ma-ni-la; Băng Cốc; Xingapo; Brunây.
+Nhóm3:Những đặc điểm nêu trên cûa vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví duï
-Bước 2: Các nhóm thảo luận
-Bước 3: Đại diện tưøng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, 
-Bước 4: GV- chuẩn xác kiến thưùc, nhận xét hoạt động
-Hãy liên hệ sự đổi mới địa phương trong thời gian qua
1. Vị trí giới hạn và lãnh thổ
a,Phần đất liền:
-Toạ độ địa lí (các điểm cực bắc, nam, đông, tây)(Bảng23.2)
- Phạm vi : diện tích phần đất liền: 331212 km2 
b/ Phần biển: nằm phía đông lãnh thổ và phần biển: khoảng 1 triệu km2 
c. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt nhiên:
-Vị trí nội chí tuyến
-Vị trí gần trung tâm khu vực ĐNÁ
-Vi trí cầu nối giữa đất liền và biển
-Vị trí tiếp xuùc cûa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật
2.HĐ2: (13/) Đặc điểm lãnh thổ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Trình bày một phùt, hoạt động cá nhân 
-Dựa vào bản đồ Việt Nam mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền Việt nam
-Hình dạng lãnh thổ có ảnh hường gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vân tại ở nước ta 
-Quan sát bản đồ, khu vực ĐNÁ, mô tả vùng biển thuộc chû quyền nước ta?
-Cho biết tên đảo lớn nhất nước ta thuộc tỉnh nào?
-Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
-Ở địa phương em có những Vịnh biển nổi tiếng nào?
-Nêu tên quần đảo xa nhất nước ta? Chúng thuộc tỉnh nào?
-Hãy cho biết ý nghiã lớn lao cûa biển Việt Nam?
-Vị trí địa lí và hình dạng lãnh trhhổ Việt nam tạo nên những thuận lợi và khó khăn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
2. Đặc điểm lãnh thổ
a, Phần đất liền:
 - Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, hình chữ S.
 - Bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260Km
b, Phần biển:
- Mở rộng về phía đông, có nhiều đảo, quần đảo, Vịnh
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về quốc phòng lẫn kinh tế.
3.Luyện tập thực hành: (4 phút) 
– Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ nước ta ? -Ý nghĩa cûa vị trí địa lí về mặt tự nhiên
4.HDVN:(2/) -Về nhà học thuộc bài, làm bài tập 1,2 SGK/86
 -Chuẩn bị bài mới: “Vùng biển Việt Nam”
 -Nội dung soạn: + Nắm được đặc điểm chung cûa vùng biển Việt Nam?
 + Nắm được các loại tài nguyên cuûa vùng biển Việt Nam
 Và vấn đề bảo vệ môi trường tài nguyên biển Việt Nam
 ------- Ñ Ë Ð ------- 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 25 - Bài 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM 
I. Muc tiêu bài học: Học xong bài này hs có khả năng
1. Kiến thưùc :
- Biết đựoc diện tích và trình bày được một số đặc điểm cûa Biển Đông và biển nước ta.
- Biết được nước ta có một nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng, một số thiên tai thường xuyên xảy ra trên vùng biển nước ta , sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.
2. Kĩ năng :
 Sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ để xác định và trình bày đặc điểm chung và riêng cûa Biển , phạm vi một số bộ phận trong vùng biển chû quyền nước ta.
3 Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ vùng biển quê hương đất nước.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo duc trong bài:
Thu thập và sử lí thông tin(HĐ 1,2)Trình bày suy nghĩa/ ý tưởng/ giao tiếp , (HĐ 1.2Đảm nhận trách nhiệm(HĐ 2)Tự nhận thức, (cûng cố)
II. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung trong bài:
 Động não(giới thiệu bài mới.) bản đồ tư duy, suy nghĩa cặp đôi- chia sẽ,(HĐ1)thảo luận nhóm(HĐ1), thuyết trình tích cực, ( HĐ2)trình bày một phùt.(cûng cố)
III. Phương tiện dạy học 
 -Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam
 -Tư liệu tranh ảnh về tài nguyên và cảnh môi trường biển ô nhiểm 
IV.Tiến trình bài giảng:
*.Ổn định lớp: (1 phút) 
1..KTBC(4 phút) – Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ nước ta ?Ý nghĩa cûa vị trí địa lí về mặt tự nhiên
 -Nêu đặc điểm lãnh thổ nước ta? 
2.Hình thành kiến thức mới(1 phút) 
Biển Việt Nam và biển Đông có những đặc điểm gì? Vì sao nói biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng? Để bảo vệ tài nguyên biển chúng ta cần có những giải pháp nào?
*1.HĐ1:(22/) Đặc điểm chung cûa vùng biển Việt Nam 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
thảo luận nhóm, suy nghĩa- cặp đôi- chia sẽ, trình bày một phút.
 -GV giới thiệu: Biển Việt Nam là 1 phần biển Đông thuộc Thái Bình Dương . Biển Đông là tên gọi theo Việt nam 1 số bản đồ khác còn dùng tên biển Trung Hoa (so với vị trí cûa Trung Quốc ). Do đó các nước có cùng chung biển Đông còn chưa thống nhất phân định chû quyền trên bản đồ, nên phần diện tích, giới hạn các em nghiên cưu cả biển Đông 
-Xác định Biển Đông trên bản đồ Khu Vực ĐNÁ?
-Mô tả đặc điển cûa biển Đông?
*Thảo luận :
Bước 1: Chia nhóm phân công nhiệm vu
-Vì sao: Biển Đông là biển tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á?
-Bước 2: Các nhóm thảo luận
-Bước 3: Đại diện tưng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, 
-Bước 4: GV- chuẩn xác kiến thức, nhận xét hoạt động
-Hãy liên hệ sự đổi mới địa phương trong thời gian qua
-Tìm trên H24.1 và Bản đồ vị trí các eo biển và các vịnh nằm trong Biển Đông?
-Phần biển cûa Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích bao nhiêu Km2, tiếp giáp vùng biển cûa những quốc gia nào?
-GV, gọi HS đọc thêm:Vung biển chû quyền cûa nước Việt Nam, Hdẫn HS xác định vùng biển chủ quyền Việt Nam
-Nhắc lại những đặc tính chung cûa biển
Biển Đông có đặc tính chung : Độ mặm, gió, sóng, thuỷ triều biển Đông có nét độc đáo riêng cûa nó
-Nằm trong vòng đai nhiệt đới, nên khí hậu cûa biển nói chung và biển nước ta nói riêng có đặc điểm như thế nào?
-Q/sát H24.2 hãy cho biết nhiệt nước biển thay đổi như thế nào?
-Q/sát H24.3 hãy cho biết hướng chảy cûa các dòng biển hình thành trên biển Đông tương ưùng với 2 mua gió chính khác nhau như thế nào?
-Chế độ thuỷ triều hình thành trên biển nước ta như thế nào?
-Độ mặm TB cuûa biển Đông là bao nhiêu? So với độ mặm cûa Thê giới 
-Với đặc điểm các yếu tố khí hậu cûa biển, có thể khẳng định biển Việt Nam mang tính chất gì?
1. Đặc điểm chung cuûa vùng biển Việt Nam 
a Diện tích, giới hạn:
- Biển Đông là biển lớn, tương đôí kín,
nằm trong vuøng nhiệt đới gió mưa ĐNÁ. Diện tích: 3.447.000Km
* Đặc điểm khí hậu cûa biển
- Gi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_khoi_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii.doc