Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tuấn Kiệt

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tuấn Kiệt

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này HS có khả năng:

1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí địa lý, giới hạn của châu Á trên bản đồ.

 - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.

 - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

2. Kĩ năng:

 - Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á.

 - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê và bảng số liệu ( HĐ 1, HĐ 2 ).

 - Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân (HĐ 1, HĐ 2 ).

 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp đôi ( HĐ 1, HĐ 2 ).

 

doc 325 trang Phương Dung 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tuấn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THIEÂN NHIEÂN CON NGÖÔØI ÔÛ CAÙC CHAÂU LUÏC ( TT )
 XI CHAÂU AÙ
	 Baøi 1: VÒ TRÍ ÑÒA LYÙ ÑÒA HÌNH VAØ KHOAÙNG SAÛN 
- Số tiết: 1
- Ngày soạn: 03/09/2020
 - Tiết theo phân phối chương trình: 1
 - Tuần dạy: 1
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
 - Biết được vị trí địa lý, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
 - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
 - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Á.
 - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê và bảng số liệu ( HĐ 1, HĐ 2 ).
 - Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân (HĐ 1, HĐ 2 ).
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp đôi ( HĐ 1, HĐ 2 ).
3. Thái độ:
 Giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước và châu lục.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên châu Á.
 - Học liệu: SGK, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Tập, bút.
 - Atlat Địa lí.	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định: Điểm danh lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Thiết kế tiến trình bài học:
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được vị trí địa lí, kích thuóc, địa hình và khoáng sản Châu Á.
Châu Á là một châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua các cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Bài học nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, tư duy, động não.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập,..
Trình bày vị trí địa lí, kích thuóc, địa hình và khoáng sản Châu Á?
 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi 
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
	3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và kích thước của châu lục
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được vị trí địa lí và kích thước của châu lục.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập,..
Cho HS quan sát H1.1 SGK kết hợp với bản đồ hãy:
Điểm cực Bắc và cực Nam của châu lục nằm ở những vĩ độ nào?
 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi, 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* GV: Cho HS quan sát H1.1 SGK kết hợp với bản đồ hãy:
- Điểm cực Bắc và cực Nam của châu lục nằm ở những vĩ độ nào?
- Điểm cực Tây và cực Đông của châu lục nằm ở khoảng kinh độ nào?
- Chiều dài từ điểm cực B N chiều rộng từ bờ Đ T là bao nhiêu km?
- Từ các yếu tố trên em hãy rút ra nhận xét về lãnh thổ châu Á
* DKSP: 
+ Điểm cực Bắc: 77044’B (mũi Sê-li-u-xkin).
 + Điểm cực Nam: 1016’B (mũi Pi ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca)
- Xác định trên bản đồ:
 + Điểm cực Tây của Châu lục là mũi Baba nằm ở kinh độ 2604’T.
- Điểm cực Tây của châu lục là mũi Baba nằm ở kinh độ 2604’T.
- Điểm cực Đông của châu lục là mũi Đê-giơ-nep nằm ở kinh độ 169040’Đ.
- Từ B N là 8.500km.
- Từ Đ T là 9.200km.
- Nằm ở nửa cầu Bắc, là bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh. GV Treo bản đồ và giải thích các kí hiệu. 
Là châu lục có kích thước rộng lớn, hình khối, chiếm gần trọn vẹn phần Đông của nửa cầu Bắc.
* GV: Dựa vào bản đồ và H1.1 Em hãy cho biết châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?
* DKSP: + Phía Bắc giáp BBD
 + Phía Tây giáp châu Âu.
 + Phía Tây Nam giáp châu Phi.
 + Phía Nam giáp ÂĐD.
 + Phía Đông giáp TBD.
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh. 
* Hoạt động cá nhân
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
* Hoạt động cá nhân
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục:
* Vị trí địa lí:
- Nằm ở nửa cầu Bắc, là bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
* Kích thước:
- Diện tích:
 + Phần đất liền: 41,5 triệu km2
 + Phần đất liền + các đảo: 44,4 triệu km2
 => Châu lục rộng nhất thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập,..
Địa hình và khoáng sản Châu Á có đặc điểm gì chúng ta tìm hiểu nội dung này sẻ biết rõ điều đó?
 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi, 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
* GV: Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên và H1.2.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm (3p). - Nhóm 1: Em hãy nêu đặc điểm chính của địa hình châu Á.
- Nhóm 2: Quan sát các kí hiệu trên bản đồ và cho biết: Em có nhận xét gì về khoáng sản của châu Á? 
- Nhóm 3: Khoáng sản nào là chủ yếu? Cho biết giá trị kinh tế của dầu mỏ và khí đốt, hai loại khoáng sản này tập trung nhiều nhất ở đâu?
* DKSP: - Có nhiều dãy núi, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng. Trong các dãy núi này lớn nhất là dãy Hi ma lay a - nóc nhà châu Á và thế giới trong đó có đỉnh cao nhất là Ê vê rét cao 8848m.
 ( Xác định trên bản đồ ).
- Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp.
- Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn.
- Tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than , kim loại màu 
- Dầu mỏ và khí đốt là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất hiện nay của châu Á, hai loại khoáng sản này tập trung nhiều ở khu vực Tây Nam Á.
Các loại khoáng sản không phải là vô tận, nếu sử dụng không hợp lí thì các tài nguyên khoáng sản sẽ càng ngày càng cạn kiệt.
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh. GV : Treo bản đồ tự nhiên lên bảng và giải thích các kí hiệu.
* Hoạt động nhóm:
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản:
- Địa hình:
+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đông – tây và bắc – nam, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.
+ Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp.
- Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than , kim loại màu 
3.3. Hoạt động luyện tập: 
 * Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nắm được vị trí địa lí, kích thuóc, địa hình và khoáng sản Châu Á. 
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, trực quan, đàm thoại gợi mở, diễn giảng, cá nhân, nhóm .
	Câu 1: Phần đất liền Châu Á tiếp giáp châu lục nào sau đây?
	a. Châu Âu.	b. Châu Phi.	c. Châu Đại Dương.	d. Cả a và b.
Câu 2: Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây?
	a. Thái Bình Dương.	b. Bắc Băng Dương.
	c. Đại Tây Dương.	 d. Ấn Độ Dương.
Câu 3: Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) Kéo dài trên những vĩ độ nào?
	a. 77044’B - 1016’B	b. 76044’B - 2016’B
	c. 78043’B - 1017’B	d. 87044’B - 1016’B
Câu 4: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
	a. Bắc Á	b. Đông Nam Á	
c. Nam Á	d. Tây Nam Á.
	* Dự kiến sản phẩm:
	Câu 1: d	 Câu 2: c	Câu 3: a	Câu 4: d
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra, một số trả lời chưa đầy đủ, HS bổ sung.
3.4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu:
+ Kiến thức: Lên bản đồ xác định vị trí, hình dạng kích thước Châu Á. Trình bày đặc điểm địa hình và khoàng sản Châu Á?
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, trực quan, đàm thoại gợi mở, diễn giảng, cá nhân, nhóm .
 - Lên bản đồ xác định vị trí, hình dạng kích thước Châu Á.
- Trình bày đặc điểm địa hình và khoàng sản Châu Á?
	* Dự kiến sản phẩm:
- HS lên bản đồ xác định vị trí, hình dạng kích thước Châu Á.
. Địa hình:
+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính đông – tây và bắc – nam, sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.
+ Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp.
. Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than , kim loại màu 
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
* Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nắm được cách đọc bản đồ tư duy. 
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, đàm thoại gợi mở, diễn giảng.
	* Dự kiến sản phẩm: Đọc được bản đồ tư duy nêu trên.
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra.
	Chuẩn bị bài mới : bài 2 khí hậu châu Á.Trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài 2, coi bài tập trang 9.
 Duyệt: / /2020
 Tổ trưởng
 Ngô Minh Cảnh
 Bài 2: KHÍ HAÄU CHAÂU AÙ 
- Số tiết: 1
- Ngày soạn: 06/9/2020
 - Tiết theo phân phối chương trình: 2
 - Tuần dạy: 2
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
 - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.
 - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 
2. Kĩ năng:
 - Đọc các bản đồ, lược đồ: tự nhiên, khí hậu châu Á. 
 - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á. 
 - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hóa khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết; phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ và địa hình với khí hậu châu Á.
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
 - Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm.
 - Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.
 - Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, khi thực hiện hoạt động 3 theo yêu cầu của GV.
3. Thái độ:
 - Giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước và châu lục.
 - Có ý thức bảo vệ không khí trong sạch.
 - Chống những hành vi làm ô nhiễm không khí.
4. Định hướng năng lực hình thành:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ; năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng ảnh.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ các đới khí hậu châu Á.
 - Học liệu: SGK, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Tập, bút.
 - Atlat Địa lí.	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Điểm danh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi 1: Hãy nêu vị trí địa lí, diện tích của châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
 Học sinh 1: 
 - Nằm ở nửa cầu Bắc, là bộ phận của lục địa Á - Âu.
 - Trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
 + Điểm cực Bắc: 77044’ B (mũi Sê-li-u-xkin).
 + Điểm cực Nam: 1016’ B (mũi Pi ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca)
 - Phần đất liền + các đảo: 44,4 triệu km2
 Ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu.
 Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của địa hình châu Á.
 Học sinh 2: 
 - Có nhiều hệ thống núi đồ sộ: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An – tai 
 - Có nhiều sơn nguyên cao Trung Xi – bia, Tây Tạng, A ráp, I-ran, Đê – can 
 - Nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
 - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính:
 + Đông – tây.
 + Bắc – nam.
 Địa hình bị chia cắt phức tạp.
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động: 
- Mục tiêu: HS nắm được Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện để tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính chất lục địa cao.
- Phương thức:
 + Đàm thoại, câu hỏi, bài tập, gợi mở, 
Khí hậu Châu Á có đặc điểm gì?
 + Hoạt động cá nhân/cả lớp/ nhóm/ cập đôi 
- Dự kiến sản phẩm: Có nhiều đới khí hậu khác nhau và nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khí hậu châu Á.
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được đặc điểm khí hậu châu Á.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập,..
Khí hậu Châu Á có sự phân hóa như thế nào?
 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi, 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* GV: Treo bản đồ khí hậu châu Á lên và giải thích các kí hiệu.
GV: Cho HS quan sát bản đồ và H2.1: Lược đồ các đới khí hậu châu Á SGK/T7 hãy cho biết:
- Đi dọc kinh tuyến 80Đ của châu Á ta sẽ gặp những đới khí hậu nào?( HS trung bình và yếu xác định trên bản đồ )
- Em có nhận xét gì về khí hậu của châu Á?( Học sinh khá ).
- Tại sao khí hậu châu Á lại có sự phân hóa đa dạng như thế? ( Học sinh khá giỏi ) 
- Quan sát bản đồ và H. 2.1 cho biết từ vùng duyên hải vào sâu trong nội địa các kiểu khí hậu thay đổi như thế nào?( HS trung bình và yếu )
- Hãy giải thích tại sao trong một đới khí hậu lại có nhiều kiểu khí hậu như vậy?( Học sinh khá giỏi )
- Cho biết Việt Nam nằm trong đới, kiểu khí hậu nào?( HS trung bình )
* DKSP: - Đới khí hậu cực và cận cực đới khí hậu ôn đới đới khí hậu cận nhiệt đới khí hậu nhiệt đới đới khí hậu xích đạo.
- Phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau.
- Do lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến tận vùng Xích đạo.
- Khí hậu ôn đới: Ôn đới hải dương ôn đới gió mùa ôn đới lục địa.
- Khí hậu cận nhiệt: Cận nhiệt gió mùa cận nhiệt lục địa cận nhiệt núi cao cận nhiệt ĐTH.
- Khí hậu nhiệt đới: Nhiệt đới gió mùa nhiệt đới khô.
- Do lãnh thổ rộng:
+ Khu vực ven biển chịu ảnh hưởng của biển nên có kiểu khí hậu gió mùa.
- Khu vực núi cao chắn những ảnh hưởng của TBD và ÂĐD nên vào sâu trong đất liền ít chịu ảnh hưởng của biển nên có kiểu khí hậu lục địa.
- Học sinh chỉ bản đồ.
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.
* Hoạt động cá nhân
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
1. Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng:
- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau. 
 + Từ vùng cực Bắc đến Xích đạo có:
 + Đới khí hậu cực và cận cực.
 + Đới khí hậu ôn đới.
 + Đới khí hậu cận nhiệt.
 + Đới khí hậu nhiệt đới.
 + Đới khí hậu xích đạo.
- Khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khác nhau.
=> Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển...
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu khí hậu châu Á.
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập,..
Khí hậu châu Á phổ biến là gì?
 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi, 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
* GV: chia lớp thành 4 nhóm cho HS thảo luận (6p)
 Nhóm 1,3: 
- Dựa vào bản đồ và H. 2.1 em hãy nêu các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa.
- Nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa.
Nhóm 2,4:
- Dựa vào bản đồ và H. 2.1, em hãy nêu các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.
- Nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu lục địa.
* DKSP: - Kiểu khí hậu gió mùa:
 + Mùa đông: Không khí khô, lạnh, mưa không đáng kể.
 + Mùa hạ: Nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Kiểu khí hậu lục địa:
 + Mùa đông: khô, lạnh.
 + Mùa hạ: khô, nóng.
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.
* Hoạt động cá nhân
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:
- Kiểu khí hậu gió mùa:
 + Mùa đông: Không khí khô, lạnh, mưa không đáng kể.
 + Mùa hạ: Nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Kiểu khí hậu lục địa:
 + Mùa đông: khô, lạnh.
 + Mùa hạ: khô, nóng.
3.3. Hoạt động luyện tập: 
 * Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. 
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, trực quan, đàm thoại gợi mở, diễn giảng, cá nhân, nhóm .
	Câu 1: Khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng từ Bắc đến Nam là do:
	a. Lãnh thổ kéo dài.	b. Kích thước rộng lớn.
	c. Địa hình núi ngăn cản sự ảnh hưởng của biển. 	d. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Khí hậu Chấu Á phân thành những đới cơ bản:
	a. 2 đới	b. 3 đới	c. 5 đới	d. 11 đới.
Câu 3: Đới khí hậu chia thành nhiều kiểu đới nhất ở Châu Á là:
	a. Cực và cận cực.	b. Khí hậu cận nhiệt
	c. Khí hậu ôn đới	d. Khí hậu nhiệt đới.
Câu 4: Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Á là:
	a. Khí hậu cực	b. Khí hậu hải dương
	c. Khí hậu lục địa	 	d. Khí hậu núi cao.
Câu 5: Các đới khí hậu phân thành nhiều kiểu đới là do:
	a. Diện tích	b. Vị trí gần hay xa biển
	c. Địa hình cao hay thấp	d. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 6: Khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu khí hậu:
	a. Nhiệt đới gió mùa	b. Ôn đới hải dương
	c. Ôn đới lục địa	d. Khí hậu xích đạo.
	* Dự kiến sản phẩm:
	Câu 1: a	Câu 2: 5	 Câu 3: b 	Câu 4: c	 Câu 5: d	 Câu 6: a
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra, một số trả lời chưa đầy đủ, HS bổ sung.
3.4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, trực quan, đàm thoại gợi mở, diễn giảng, cá nhân, nhóm .
	Trình bày đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á
	* Dự kiến sản phẩm:
- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau. 
 	+ Từ vùng cực Bắc đến Xích đạo có:
 	+ Đới khí hậu cực và cận cực.
 	+ Đới khí hậu ôn đới.
 	+ Đới khí hậu cận nhiệt.
 	+ Đới khí hậu nhiệt đới.
 	+ Đới khí hậu xích đạo.
- Khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khác nhau.
=> Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển...
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
* Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nắm được vi trí các kiẻu khí hậu qua 3 biểu đồ, các kiểu khí hậu chịu ảnh hưởng của địa hình. 
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, đàm thoại gợi mở, diễn giảng.
- Châu Á có những đới khí hậu nào theo thứ tự từ vòng cực bắc đến xích đạo? Giải thích tại sao?
- Đánh dấu x vào ô ˜ có đáp án đúng: 
 Cho biết kiểu khí hậu nào ở châu Á chịu ảnh hưởng lớn nhất của địa hình núi và sơn nguyên:
Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu nước ta.
	* Dự kiến sản phẩm: 
 - Giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức đã học làm bài tập 1:
 	+ Y-an-gun: Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
 	+ ERi-át: Kiểu khí hâu nhiệt đới khô.
 	+ U-lan-Ba-to: Kiểu khí hâu ôn đới lục địa.
- Kiểu khí hậu nào ở châu Á chịu ảnh hưởng lớn nhất của địa hình núi và sơn nguyên:
˜ Ôn đới lục địa.	 ˜ Cận nhiệt địa trung hải. 
 x Cận nhiệt lục địa.
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra.
- Về nhà học bài. Làm bài tập 2 trang sgk.
 - Coi trước bài 3 và trã lời các câu hỏi in nghiêng trong SGK.
 Duyệt: / /2020
 Tổ trưởng
 Ngô Minh Cảnh
 Bài 3: SOÂNG NGOØI VAØ CAÛNH QUAN CHAÂU AÙ 
- Số tiết: 1
- Ngày soạn: 12/9/2020
 - Tiết theo phân phối chương trình: 3
 - Tuần dạy: 3
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
 - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. 
 - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. 
2. Kĩ năng:
 Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế ở châu Á. 
3. Thái độ:
 Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên châu Á. 
 - Bản đồ cảnh quan tự nhiên châu Á.
 - Một số tranh ảnh về cảnh quan.
 - Học liệu: SGK, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Tập, bút.
 - Atlat Địa lí.	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Điểm danh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi 1: Châu Á có những đới khí hậu nào?
 Học sinh 1: 
 - Đới khí hậu cực và cận cực.
 - Đới khí hậu ôn đới.
 - Đới khí hậu cận nhiệt.
 - Đới khí hậu nhiệt đới.
 - Đới khí hậu xích đạo.
 Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa ở châu Á.
 Học sinh 2: 
 Có 2 mùa rõ rệt:
 - Mùa đông:
 + Gió từ nội địa thổi ra.
 + Không khí khô, lạnh.
 + Mưa không đáng kể.
 - Mùa hạ:
 + Gió thổi: Đại dương lục địa.
 + Thời tiết nóng ẩm.
 + Mưa nhiều.
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động: 
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. 
 Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. 
- Phương thức:
 + Đàm thoại, câu hỏi, bài tập, gợi mở 
Các em đã biết Châu Á có địa hình và khí hậu rất đa dạng. Vậy sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của Châu Á có đặc điểm gì ? Có đa dạng không ? Vì sao ? Đó là những câu hỏi mà các em phải tìm cách trả lời trong bài học ngày hôm nay.
 + Hoạt động cá nhân/cả lớp/ nhóm/ cập đôi 
- Dự kiến sản phẩm: 
Đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á.
- Có nhiều hệ thống sông lớn: I-ê-nit-xây,Hoàng Hà, Trường giang, Mê Công, Ấn, Hằng nhưng phân bố không đều. 
- Chế độ nước khá phức tạp:
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới:
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi.
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được đặc điểm sông ngòi Châu Á.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập..
Trình bày đặc điểm sông ngòi Châu Á?
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* GV: Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận (5p)
Nhóm 1: Quan sát bản đồ và H1..2 em có nhận xét gì về sự phân bố mạng lưới sông ngòi ở châu Á? 
Nhóm 2: Đặc điểm của sông ngòi ở Bắc Á.
Nhóm 3: Đặc điểm của sông ngòi ở châu Á gió mùa.
Nhóm 4: Đặc điểm của sông ngòi ở Tây và Trung Á.
Nhóm 5: Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á.
* DKSP: Thảo luận rồi đại diện các nhóm lên báo cáo, bổ sung.
- Sông ngòi CA khá phát triển có nhiều hệ thống sông lớn, chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và chế độ nhịêt ở từng khu vực.
- Mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
- Nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
- Ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan. 
- Giao thông, thuỷ điện, cấp nước cho sinh hoạt, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.GV Treo bản đồ, giải thích các kí hiệu. 
* Hoạt động nhóm: 
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
1. Đặc điểm sông ngòi: 
- Có nhiều hệ thống sông lớn: I-ê-nit-xây,Hoàng Hà, Trường giang, Mê Công, Ấn, Hằng nhưng phân bố không đều. 
- Chế độ nước khá phức tạp:
 + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
 + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
 + Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan. 
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thuỷ điện, cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên.
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được các đới cảnh quan tự nhiên Châu Á.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập..
Trình bày được đặc điểm các đới cảnh quan tự nhiên Châu Á?
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
* GV: Cho học sinh quan sát H2.1 và H3.1. 
- Giả sử ta đi từ B N dọc theo kinh tuyến số 800Đ ta sẽ gặp những cảnh quan nào của châu Á? 
- Em có nhận xét gì về sự phân bố cảnh quan tự nhiên ở châu Á? 
- Đọc tên và xác định trên bản đồ các cảnh quan tự nhiên của châu Á.
- Vì sao có sự phân hóa như thế?
* DKSP: - Nếu đi dọc kinh tuyến 80 độ Đông ta sẽ gặp những cảnh quan khác nhau.
- Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hoá rất đa dạng.
- Do ảnh hưởng của địa hình và khí hậu.
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.
* GV: Cho HS quan sát một số tranh ảnh để chứng minh sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên châu Á.
- Cảnh quan tự nhiên Việt Nam chủ yếu là những đới cảnh quan nào?
- Tình hình cảnh quan nguyên sinh ở châu Á hiện nay như thế nào?
- Những hậu quả của việc khai phá rừng?
* DKSP: - Chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm.
- Diện tích còn rất ít.
- Ô nhiễm không khí, Xói mòn, lũ lụt .
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh. 
GV: Ngày nay phần lớn các cảnh quan nguyên sinh đã bị con người khai thác, biến thành đồng ruộng, các khu dân cư và khu công nghiệp.
* Hoạt động cá nhân
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
* Hoạt động cá nhân
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
2. Các đới cảnh quan tự nhiên: 
- Các cảnh quan phân hoá đa dạng với nhiều loại:
 + Rừng lá kim ở Bắc Á ( Xi-bia ) nơi có khí hậu ôn đới.
 + Rừng cận nhiệt ở Đông Á.
 + Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
 + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu...
Hoạt động 3: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.
 - Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Nắm được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, tư duy.
- Phương thức:
 + Diễn giảng, thuyết trình, câu hỏi, bài tập..
Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á?
+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp/ nhóm/ cặp đôi 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
* GV: Dựa vào kiến thức đã học trình bày những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á?
* DKSP: Tài nguyên châu Á nhiều và đa dạng. Khoáng sản có trữ lượng lớn ( than đát, dầu mỏ, sắt ) các nguồn năng lượng phong phú ( thủy năng, gió, năng lượng Mặt Trời ) các nguồn tài nguyên khác như: Đất, nước, khí hậu, thực vật, rừng đa dạng, đó là cơ sở phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn như: Địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão lụt 
* GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.
* Hoạt động cá nhân
 Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Học sinh nghiên cứu trả lời. 
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á:
- Thuận lợi: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Khó khăn: 
+ Núi cao hiểm trở.
+ hoang mạc khô cằn.
+ Nhiều vùng có khí hậu giá lạnh khắc nghiệt.
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra .
3.3. Hoạt động luyện tập: 
 * Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. 
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, trực quan, đàm thoại gợi mở, diễn giảng, cá nhân, nhóm .
	Câu 1: Con sông dài nhất Châu Á là:
	a. Trường Giang	b. A Mua
	c. Sông Hằng	d. Mê Kông.
Câu 2: Khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn là:
	a. Nam Á	b. Đông Nam Á
	c. Đông Á	d. Cả ba khu vực trên.
Câu 3: Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là:
	a. Đông Nam Á	b. Tây Nam Á
	c. Bắc Á	d. Trung Á.
Câu 4: Khu vực nào của Châu Á thường bị thiên tai?
	a. Vùng đảo và duyên hải Đông Á	b. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á
	c. Cả hai đều đúng	d. Cả hai đều sai.
Câu 5: Loại cảnh quan chiếm ưu thế ở Châu Á là:
	a. Rừng nhiệt đới	b. Cảnh quan lục địa và gió mùa
	c. Thảo nguyên	d. Rừng lá kim.
	* Dự kiến sản phẩm:
	Câu 1: a	Câu 2: b	Câu 3: c	Câu 4: c	Câu 5: a
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra, một số trả lời chưa đầy đủ, HS bổ sung.
3.4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu:
+ Kiến thức: Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: 
Câu hỏi, bài tập, trực quan, đàm thoại gợi mở, diễn giảng, cá nhân, nhóm . 
- Dựa vào bản đồ trình bày đặc điểm chung của sông ngòi c hâu Á.
	* Dự kiến sản phẩm:
Đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á.
- Có nhiều hệ thống sông lớn: I-ê-nit-xây,Hoàng Hà, Trường giang, Mê Công, Ấn, Hằng nhưng phân bố không đều. 
- Chế độ nước khá phức tạp:
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: HS trả lời đúng theo yêu cầu GV đặt ra.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
* Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nắm được các đới cảnh quan Châu Á?. 
+ Kỹ năng: Quan sát bản đồ, phân tích.
* Phương thức: Câu hỏi, bài tập, đàm thoại gợi mở, diễn giảng.
	- Nối các ý ở cột A với cộ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_nguyen_van_tuan_k.doc