Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Khí hậu Châu Á - Năm học 2015-2016

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Khí hậu Châu Á - Năm học 2015-2016

Tiết 2 - Bài 2

KHÍ HẬU CHÂU Á

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

2. Kĩ năng

- Đọc bản đồ khí hậu châu Á.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm để trình bày đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

3. Thái độ

 Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức học tập, bảo vệ cải tạo thiên nhiên.

II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài

- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hoá khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết; phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ và địa hình với khí hậu châu Á.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm.

- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách hiệm, quản lí thời gian trong làmviệc nhóm.

- Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.

- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV.

 

doc 4 trang Phương Dung 28/05/2022 2310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Khí hậu Châu Á - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 22/ 8/ 2015	 
Giảng: 8A 24/8, 8B 27/8 
Tiết 2 - Bài 2
KHÍ HẬU CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức 
- Nêu được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ khí hậu châu Á.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm để trình bày đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. 
3. Thái độ
 Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức học tập, bảo vệ cải tạo thiên nhiên.
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hoá khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết; phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ và địa hình với khí hậu châu Á.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách hiệm, quản lí thời gian trong làmviệc nhóm.
- Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.
- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV. 
III. Đồ dùng dạy học
* GV: Bản đồ kói hậu châu Á.
- Bảng phụ: Biểu đồ khí hậu gió mùa, khí hậu lục địa, bảng phụ: các kiểu khí hậu. 
IV. Phương pháp / Các kĩ thuật dạy học có thẻ áp dụng
 Trực quan; Đàm thoại; So sánh, Động não.
V. Tổ chức dạy học
1. Tổ chức: 8A: 8B: 
2. Khởi động: (5’)
* KTBC: Xác định vị trí địa lí và giới hạn của châu Á trên bản đồ? Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với khí hậu?
* Giới thiệu bài: Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, kích thước rộng lớn, cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính chất lục địa cao. Vậy để tìm hiểu các vấn đề trên, ta nghiên cứu bài hôm nay..
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS 
*HĐ 1: Tìm hiểu về khí hậu của châu Á (18’)
* Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.
* Cách tiến hành
- GV treo bản đồ khí hậu Châu Á.
CH: Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng thể hiện ở đặc điểm nổi bật nào?
- Yêu cầu học sinh quan sát H2.1 và bản đồ khí hậu châu Á trên bảng kết hợp với thông tin SGK mục 1, thống nhất ý kiến đã chuẩn bị ở nhà theo nhóm bàn (2’);
- Đại diện các nhóm lên báo cáo trên bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung chia sẻ.
CH: Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ?
*CH: Giải thích tại sao Châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?
- Yêu cầu học sinh quan sát tiếp H2.1 và bản đồ khí hậu châu Á lên báo cáo tiếp trên bản đồ:
CH: Chỉ và đọc tên trên bản đồ đới khí hậu được phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu?
*CH: Giải thích tại sao mỗi đới khí hậu thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?
CH: Qua tìm hiểu trên em có nhận xét gì về sự phân hóa khí hậu châu Á?
( Đa dạng: Thay đổi từ B –> N và từ Đ –> T).
* Ngoài đặc điểm trên, khí hậu Châu Á còn thể hiện tính phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
* HĐ 2: Tìm hiểu các kiểu khí hậu châu Á 
(16’)
* Mục tiêu: Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS dựa vào H2.1 và thông tin mục 2 - SGK, thảo luận nhóm 4 HS với nội dung sau (3’):
Nhóm 1,2,3 
 Kể tên các kiểu khí hậu gió mùa? Nêu phân bố và đặc điểm chung của các kiểu khí hậu đó?
Nhãm 4,5,6
Kể tên các kiểu khí hậu lục địa ?Nêu phân bố và đặc điểm chung của các kiểu khí hậu đó?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức trên biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa.
 Nội dung chính
1. Khí hậu của châu Á phân hoá rất đa dạng
a) Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau:
- Có 5 đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
b) Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau:
- Các kiểu khí hậu: (Có11 kiểu - H2.1 Tr.7)
- Các đới có nhiều kiểu là: ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới (Đọc H2.1 SGK-7)
- Nguyên nhân: Do kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao đã ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các khí hậu lục địa
Các kiểu
Các kiểu khí hậu
Phân bố
Đặc điểm chung
Khí hậu gió mùa
1.Ôn đới gió mùa.
2. Cận nhiệt đới gió mùa.
3. Nhiệt đới gió mùa.
Đông Á.
Đông Á.
 ĐNÁ , Nam Á
- Mùa đông lạnh khô ít mưa.
- Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Khí hậu lục địa
1. Ôn đới lục địa.
2. Cận nhiệt đới lục địa.
3. Nhiệt đới khô.
Nội địa
Nội địa
Tây Nam Á.
- Mùa đông lạnh khô.
- Mùa hạ nóng khô.
*CH: Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa? 
CH: Kể một số nước tiêu biểu ở các kiểu khí hậu giã mùa và lục địa?
(- Khí hậu gió mùa: Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản 
 - Khí hậu lục địa: Mông Cổ, A rập Xê-útt, Nê pan ) 
- Sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa là: Do kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao đã ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.
4. Thực hành / Luyện tập: (2’)
Hãy xác định vị trí của các đới và các kiểu khí hậu châu Á trên bản đồ? Giải thích vì sao châu Á lại có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu như vậy?
5. Vận dụng / Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (3’)
* Học bài cũ:
- Đọc tên các đới và các kiểu khí hậu châu Á trên lược đồ H2.1 và giải thích vì sao châu Á có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu như vậy.
- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
- Làm các BT tập bản đồ.
* Học bài mới:
Đọc kĩ H1.2 SGK -Tr.5, tìm và ghi tên các sông, nơi bắt nguồn, nơi đổ nước và hướng chảy của sông theo từng khu vực ở châu Á.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_2_bai_2_khi_hau_chau_a_nam_hoc.doc