Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á - Năm học 2017-2018

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á - Năm học 2017-2018

Tiết 3 - Bài 3

 SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước và giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.

- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.

2. Kĩ năng:

- Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Á.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở châu Á.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường.

II. Đồ dùng dạy học

* GV: - Bản đồ tự nhiên châu Á.

 - Bản đồ các đới khí hậu châu Á.

* HS: Chuẩn bị bài

 

doc 3 trang Phương Dung 28/05/2022 5060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 5/ 09/ 2017
Giảng: 8/09/2017 
Địa: 8 
Tiết 3 - Bài 3
 SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước và giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
2. Kĩ năng: 
- Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở châu Á.
3. Thái độ:	
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
* GV: - Bản đồ tự nhiên châu Á.
 - Bản đồ các đới khí hậu châu Á.
* HS: Chuẩn bị bài 
III. Phương pháp: Trực quan; Đàm thoại; So sánh. 
IV. Tổ chức giờ học
1. Tổ chức:
2. Khởi động: (5’) 
* KTBC: GV treo bản đồ khí hậu châu Á: Em hãy kể tển các đới và kiểu khí hậu châu Á? Giải thích tại sao châu Á lại phân ra nhiều đới và kiểu khí hậu như vậy?
* Giới thiệu bài: Khí hậu châu Á phân hoá phức tạp đa dạng đã tác động mạnh đến sông ngòi và cảnh quan châu Á. Vậy sông ngòi và cảnh quan châu Á đã chịu tác động như thế nào, ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay ...
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
* HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi châu Á (20’)
*Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước; giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS dựa vào H1.2, bản đồ trên bảng và thông tin mục 1 SGK – Tr.10 trả lời câu hỏi:
CH: Hãy nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu Á? Kể tên các hệ thống sông lớn?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp H1.2 Tr.5 SGK, bản đồ trên bảng và sự chuẩn bị bài ở nhà, thống nhất ý kiến theo nhóm cặp bàn với nội dung sau (2’):
CH: Hãy nêu và giải thích chế độ nước sông ở từng khu vực của châu Á?
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
- GV chuẩn lại và yêu cầu HS trả lời thêm các câu hỏi trong SGK.
CH: Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ nước vào biển và đại dương nào?
CH: Dựa vào H1.2 và H2.1, em hãy cho biết sông Ô-bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào? Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn? 
CH: Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?
- Áp dụng kĩ thuật Động não:
CH: Sông ngòi ở châu Á có giá trị kinh tế gì? Trong đó giá trị nào mang lại hiệu quả cao nhất?
- GV nhấn mạnh về giá trị thuỷ điện của sông ngòi ở châu Á: việc phát triển thuỷ điện và hiệu quả.
* HĐ 2 : Tìm hiểu về các đới cảnh quan tự nhiên ở châu Á và những thuận lợi, khó khăn do thiên nhiên mạng lại (15’)
* Mục tiêu: Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát H2.1 & H3.1 SGK Tr.11, nghiên cứu cá nhân và trả lời các câu hỏi trong SGK – Tr.11, cho biết:
CH: Đọc tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800 Đ?
CH: Đọc tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn?
CH: Nhận xét sự phân hoá cảnh quan tự nhiên châu Á? Nguyên nhân của sự phân hoá đó?
- Áp dụng kĩ thuật Động não:
CH: Em hiểu biết gì về diện tích rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ở châu Á? Hậu quả diện tích rừng thu hẹp? Hướng giải quyết?
 CH: Nguyên nhân của sự phân hoá một số cảnh quan ở châu Á là gì? 
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3 SGK –Tr.12 và sự hiểu biết của bản thân, cho biết:
CH: Thiên nhiên châu Á mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho đời sống và phát triển kinh tế?
CH: Việc khai thác các nguồn năng lượng sạch có vai trò gì đối với môi trường và sự biến đổi khí hậu?
CH: Ở châu Á khu vực nào hay xảy ra thiên tai bão lũ? Bão lũ gây ra những tác hại gì?
1. Đặc điểm sông ngòi 
- Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn như: I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ... nhưng phân bố không đều.
- Chế độ nước khá phức tạp:
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
+ Khu vực châu Á gió mùa ( Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): Mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa vì là những khu vực có mưa nhiều.
+ Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng, tuyết tan. Vì nằm trong khu vực khí hậu lục địa khô hạn, mưa rất ít.
- Giá trị kinh tế của sông: 
(Học cuối mục 1 SGK-Tr.11)
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan phân hoá đa dạng là do lãnh thổ châu Á rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp với đầy đủ các đới khí hậu -> có rất nhiều cảnh quan:
+ Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) ở Bắc Á nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á.
+ Rừng nhiệt đới ẩm ở ĐNÁ và Nam Á.
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: Do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu, ảnh hưởng của biển giảm dần khi vào sâu trong lục địa 
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á 
(Học SGK-Trang 12)
4. Kiểm tra, đánh giá: (2’)
Hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và so sánh đặc điểm thủy chế của chúng? 
5. Dặn dò: (3’) 
*Học bài cũ:
- Học kĩ về đặc điểm sông ngòi châu Á và giải thích chế độ nước sông ở từng khu vực. 
- Dựa vào H3.1 SGK-11, hãy kể tên các đới cảnh quan châu Á và giải thích vì sao châu Á lại có nhiều cảnh quan tự nhiên.
- Làm bài tập 3 tập bản đồ.
*Học bài mới:
Chuẩn bị bài 4: Tìm hiểu các loại gió mùa ở Châu Á: Ghi hướng thổi của 2 loại gió mùa đông và gió mùa hạ => Giờ sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_3_bai_3_song_ngoi_va_canh_quan.doc