Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 6

Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 6

CHỦ ĐỀ 3: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ

Môn học: Giáo dục công dân; lớp: 6

(Thời lượng thực hiện: 02 tiết)

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nêu được khái niệm,biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

 - Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

 - Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

 - Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

 - Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

 

docx 16 trang Phương Dung 28/05/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
CHỦ ĐỀ 3: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ
Môn học: Giáo dục công dân; lớp: 6
(Thời lượng thực hiện: 02 tiết)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Nêu được khái niệm,biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
	- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
	- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.
	- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.
	- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
	2. Năng lực
	a. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ và tự học
	+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
	+ Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác
	+ Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
	+ Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
	- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
	+ Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan đến siêng năng kiên trì.
	+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập thể hiện sự siêng năng kiên trì
	b. Năng lực đặc thù
	- Năng lực điều chỉnh hành vi
	- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được thế nào là siêng năng, kiên trì, biểu hiện của siêng năng, kiên trì, giá trị của siêng năng, kiên trì.
	- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:
	+ Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.
	+ Đồng tình ủng hộ với thái độ, hành vi biểu hiện siêng năng, kiên trì. Phê phán thói lười nhác, ỷ lại vào người khác, làm gánh nặng cho người khác.
	- Điều chỉnh hành vi: Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
	- Năng lực phát triển bản thân
	+ Tự nhận thức bản thân: Tự nhận biết được giá trị của siêng năng kiên trì đối với bản thân, rèn luyện trở thành người siêng năng, kiên trì.
	3. Phẩm chất
	- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết; Tham gia lao động sản xuất trong gia đình theo điều kiện thực tế
	- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của gia đình; Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. 
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Thiết bị dạy học
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 6.
 	- Tranh ảnh, truyện, thơ ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, các ví dụ thực tế gắn với bài “siêng năng, kiên trì”.
	- Đồ dùng đơn giản đề sắm vai.
	- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint...(nếu có điều kiện)
	2. Học liệu 
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách bài tập giáo dục công dân 6 (bộ kết nối tri thức với cuộc sống), tư liệu báo chí, thông tin clip.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	Tiết 1: Thực hiện nội dung
	Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện siêng năng, kiên trì.
	Làm bài tập 1 phần luyện tập.
	Làm bài tập 1 phần vận dụng
1. Hoạt động 1: Khởi động
	a) Mục tiêu 
	-Tạo tâm thế cho HS và dẫn dắt HS vào bài học.
	- HS có hứng thú ban đầu về bài học mới siêng năng, kiên trì.
	- Phát hiện được vấn đề cần tìm.
b) Nội dung 
	- GV tổ chức cho HS chơi trò “Ai nhanh hơn”. 
	- HS trả lời các câu hỏi tìm các câu tục ngữ ca dao nói về siêng năng kiên trì.
	- GV quan sát học sinh.
c) Sản phẩm
HS hứng thú, tích cực,tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi. 
Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên: quan sát HS
- Dự kiến sản phẩm: HS tích cực, hứng thú và hoàn thành phiếu hỏi số1
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trả lời miệng
- Những câu tục ngữ, ca dao nói về đức tính siêng năng kiên trì, là một đức tính tốt đẹp của con người, là chìa khoá mang đến thành công.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua câu trả lời của HS.
Siêng năng, kiên trì chính là chìa khóa để mở cửa những ước mơ hay chính là con đường dẫn đến thành công của mỗi người.Vậy siêng năng, kiên trì là gì? Biểu hiện của siêng năng, kiên trì như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Khám phá
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nội dung: Thế nào là siêng năng, kiên trì
a) Mục tiêu
	- HS nhận biết, hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì. 
b) Nội dung
	- Học sinh tìm hiểu thông tin về trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (sách giáo khoa).
	- GV giao nhiệm vụ, học sinh hoàn thành phiếu hỏi, câu hỏi, phiếu bài tập. và khám phá kiến thức bài học: Thế nào là siêng năng, kiên trì. HS HĐ nhóm.
	c) Sản phẩm
	 HS tích cực phản hồi về nội dung thông tin và kiến thức bài học thế nào là siêng năng, kiên trì, hoàn thành làm bài tập, phiếu học tập, trả lời được các câu hỏi.	Phiếu hỏi số 1
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề
KTDH: Tia chớp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: HS trình bày thông tin về Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi”
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoàn thành phiếu hỏi.
Câu 1: Mạc Đĩnh Chi có hoàn cảnh gia đình như thế nào?
Câu 2: Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ trạng nguyên?
Câu 3: Những nỗ lực của Mạc Đĩnh Chi thể hiện đức tính đáng quý nào?
Câu 4: Thế nào là siêng năng, kiên trì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên đặt vấn đề.
- Học sinh thực hiện kĩ thuật tia chớp.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời miệng.
HS nhận xét
GV nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS nhận xét, đánh giá thái độ tham gia hoạt động.
GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS, khích lệ HS có câu trả lời phù hợp.
- GV nhấn mạnh: Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt qua mọi khó khắn - Mạc Đĩnh Chi đã đỗ Trạng Nguyên - học vị Tiến sĩ cao nhất. Câu chuyện là minh chứng cho đức tính siêng năng, kiên trì. 
1. Siêng năng, kiên trì
Thế nào là siêng năng, kiên trì?
+ Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
+ Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
	- HS nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì thông qua lời nói, việc làm và thái độ trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày, trong lao động và từ đó lấy được ví dụ minh họa. 
	a) Mục tiêu
	- HS nhận biết được biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
	b) Nội dung
	- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, tình huống
	- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi tiếp sức để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. 
	Phiếu hỏi số 2
	Nội dung 1: Siêng năng, kiên trì thể hiện qua lời nói, việc làm và thái độ.
	Phiếu hỏi số 3
	Nội dung 2: Siêng năng, kiên trì thể hiện trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày
	c) Sản phẩm:
	Kết quả hoạt động thảo luận, bài tập trên phiếu học tập, kết quả câu hỏi.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh theo nhóm/sgk/14. Mỗi nhóm sẽ thảo luận 1 bức tranh. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi “Tiếp sức”
Câu 1: Xác định hành vi, việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì và chưa siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh?
Câu 2: Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và cuộc sống mà em biết.
* Phiếu bài tập: Tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập.
* Trò chơi “Tiếp sức”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành ba đội. Nhóm 1: Học tập, nhóm 2: Lao động, nhóm 3: Trong cuộc sông...thể hiện siêng năng, kiên trì.
+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng phụ (GV dán lên bảng), nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi.
HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo nhóm. 
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức”
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu.
 Đại diện nhóm trả lời.
GV cùng HS tổng hợp ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS nhận xét, các nhóm bổ sung đánh giá.
GV nhận xét, kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung ý kiến các nhóm còn thiếu, kịp thời trả lời các câu trả lời phù hợp.
GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề làm nổi bật biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 
HS tự ghi bài vào vở.
- Tranh 1: Biểu hiện của sự siêng năng kiên trì trong học tập, gặp bài khó không bỏ cuộc.
-Tranh 2: Biểu hiện của sự siêng năng, chăm chỉ lao động làm việc nhà giúp đỡ bỗ mẹ.
Tranh 3: Biểu hiên của sự siêng năng, chăm chỉ lao động, học tập của học sinh.
Tranh 4: Biểu hiện của sự chưa siêng năng, kiên trì trong việc chăm sóc cây
GV tiếp tục cho HS làm việc cá nhân tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì: Lười biếng, sống dựa dẫm, ỷ lại, nản lòng, ngại khó, ngại khổ.
- Chưa học bài xong đã đi ngủ
- Trời mưa ngại đi học
- Lười làm, ham chơi
- Không làm bài tập cô giao.
HS khác góp ý, bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
HS tự ghi bài vào vở
? Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
HS: HĐ cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm cá nhân về nhân vật trong bài tập tình huống.
- HS khác góp ý, bổ sung.
 GV đưa tình huống cho HS liên hệ: (Chiếu tình huống lên máy chiếu)
“Mùa đông trời lạnh, An thường đi ngủ sớm và không học bài, làm bài trước khi đến lớp. Cuối học kì I, kết quả các môn học của bạn rất thấp.”
? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn An? Việc làm của An dẫn đến hậu quả gì?
GV: Chốt
Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
Bạn An là người lười biếng, ngại khó, ngại khổ.
Hậu quả: Kết quả học tập các môn học của An rất thấp.
* Biểu hiện siêng năng, kiên trì
Cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn; quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
+ Trong học tập: Chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học đều, học bài khi đến lớp, tích cực tham gia xây dựng bài, gặp bài khó không nản lòng...)
+ Trong lao động: Tham gia lao động đều đặn, cố gắng để hoàn thành kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ gia đình...
+ Trong cuộc sống: Có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp; tham gia các hoạt động do trường, địa phương tổ chức... 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
	a) Mục tiêu
	- HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b) Nội dung
- HS hoàn thành bài tập 1/sgk/15,16
- GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài tập.
c) Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh, bài tập trên phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
PPDH: Thảo luận nhóm
KTDH: Khăn trải bàn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn học sinh qua sát tranh và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập.
 Bài tập 1: 
Nhóm 1: 
- Tranh 1: Theo em bạn trong tranh cần làm gì để có kết quả học tập tốt hơn?
Nhóm 2: 
Tranh 2: Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì như thế nào để thực hiện ước mơ của mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức và ghi bảng.
- HS tự ghi bài vào vở.
- GV nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
3. Luyện tập
Tranh 1
- Bạn cần giảm bớt thời gian chơi điện tử, chăm chỉ học bài và làm bài đầy đủ.
Tranh 2
- Để thực hiện ước mơ trở thành thủ môn giỏi. Nam đã siêng năng kiên trì rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ và kĩ năng bắt bóng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
	a) Mục tiêu
	- Học sinh vận dụng những kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống.
	- Giúp HS khắc sâu kiến thức bài học.
	b) Nội dung 
	HS hãy sưu tầm một tấm gương về siêng năng, kiên trì và rút ra bài học từ tấm gương đó.
	c) Sản phẩm
	HS kể được câu chuyện siêng năng, kiên trì và biết chia sẻ với các bạn.
d) Tổ chức thực hiện
PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề
KTDH: Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Yêu cầu học sinh mô tả theo sơ đồ sau.
- Hoàn cảnh gia đình.
- Sự nỗ lực của bản thân.
- Thành công của bạn mà để bạn trở nên thành công.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs thực hiện.
GV có thể hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu những câu chuyện kể về tấm gương thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong cuộc sống (trong gia đình, nhà trường và xã hội) từ sách báo, truyền hình, internet...HS viết bài và chia sẻ tấm gương từ tấm gương đó.
1. Em hãy sưu tầm một tấm gương về siêng năng kiên trì và rút ra bài học từ tấm gương đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập...
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời.	
Giáo viên: quan sát HS
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS nhận xét, bổ sung đánh giá.
GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua câu trả lời của HS.
GV chốt kiến thức và ghi bảng.
GV bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá, lấy điểm cho các nhóm.
HS tự ghi bài vào vở
HS HĐ cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu bài tập trên máy chiếu và phát phiếu học tập cho HS.
Em hãy khoanh tròn vào ý kiến mà em đồng ý.
Người siêng năng, kiên trì là người:
a. Yêu lao động. 
b. Miệt mài trong công việc.
c. Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ
d. Làm việc thường xuyên, đều đặn.
đ. Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
e. Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
g. Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.
GV đưa đáp án đúng trên máy chiếu, nhận xét đánh giá, tuyên dương học sinh làm tốt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời.	
Giáo viên: quan sát HS
Bước 4: Kết luận, nhận định 
HS nhận xét, bổ sung đánh giá
GVnhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua câu trả lời của HS.
GV chốt kiến thức và ghi bảng.
HS tự ghi bài vào vở.
GV: Nhận xét, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch của học sinh trong suốt quá trình học tập.
4. Vận dung
- Người có tính siêng năng, kiên trì luôn nhận được sự yêu thương, quý trọng của mọi người.
Đáp án
Người siêng năng, kiên trì là người:
a. Yêu lao động. 
b. Miệt mài trong công việc.
d. Làm việc thường xuyên, đều đặn.
đ Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
e. Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 2: 
Thực hiện nội dung
	Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
	Làm bài tập 2 phần luyện tập
	Làm bài tập 2 phần vận dụng
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
	a) Mục tiêu 
	-Tạo tâm thế cho HS và dẫn dắt HS vào bài học.
	+ Thấy được giá trị của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống. 
b) Nội dung 
- GV cho HS xem một đoạn video về thầy giáo Nguyễn Ngọc kí.
	- HS trả lời các câu hỏi.
	- GV quan sát học sinh.
c) Sản phẩm: HS hứng thú tích cực trả lời được câu hỏi của giáo viên, học sinh tích cực tham gia chơi trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
 - GV: Nêu câu hỏi
	Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh trả lời.
 - Giáo viên: quan sát HS
 	 - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
 	Bước 3: Báo cáo, thảo luận
	 Học sinh trả lời miệng
	Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua câu trả lời của HS.
GV kết luận, chuyển bài mới.
2. Hoạt động 2: Khám Phá
Nhiệm vụ 3. Nội dung bài học. Giá trị của siêng năng, kiên trì.
	a) Mục tiêu
	Học sinh hiểu được giá trị của ý siêng năng, kiên trì; cách rèn luyện siêng năng, kiên trì.
	b) Nội dung
	Học sinh xử lý tình huống.
	c) Sản phẩm
	HS tích cực thảo luận để tìm ra ý nghĩa, cách rèn luyện siêng năng kiên trì.
	2. Ý nghĩa
	- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc và cuộc sống.
	- Người siêng năng kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
PPDH:Nêu và giải quyết vấn đề
KTDH: Tia chớp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin bằng cách, mời một HS đọc to, rõ ràng thông tin, cả lớp lắng nghe.
Sau khi HS độc thông tin, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
GV: Nhận xét.
* Nhóm 1: 
? Hoa gặp phải khó khăn gì trong việc học tiếng Anh?
? Hoa đã làm gì để vượt qua khó khăn đó?
? Siêng năng kiên trì học tiếng Anh đã mang lại điều gì cho bạn Hoa?
? Em rút ra bài học gì từ việc rèn luyên đức tính siêng năng kiên trì của bạn Hoa?
*Nhóm 2
? Trong cuộc sống bạn Vân gặp khó khăn gì?
? Bạn đã tìm cách vượt qua khó khăn đó như thế nào?
? Siêng năng kiên trì đã mang lại điều gì cho bạn Vân?
? Em rút ra được bài học gì từ việc rèn luyện siêng năng kiên trì của ban Vân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện kĩ thuật tia chớp.
GV quan sát.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Trình bày suy nghĩ cá nhân.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận đinh
HS: HĐ cá nhân
HS khác nhận xét.
GV kết luận:
? Từ tình hai huống trên, em hãy cho biết siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì?
GV: Kết luận về ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Nhờ siêng năng, kiên trì bạn Vân và bạn Hoa đã gặt hái được nhiều thành công trong học tập và rèn luyện thân thể.
- Siêng năng, kiên trì là chìa khóa giúp con người thành công trong công việc và trong cuộc sống.
? Chúng ta cần làm gì để rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động: Thực hiện hành động siêng năng, kiên trì
-Em hãy thực hiện một việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì trong gia đình.
-Em hãy thực hiện một hành động hay một lời nói cụ thể thể hiện siêng năng, kiên trì ngoài xã hội.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
- HS tự ghi kết luận vào vở.
KT: Trình bày 1 phút
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của tự lập và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung chính ở SGK nhằm giúp HS củng cố lại tri thức đã khám phá.
2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc và cuộc sống.
- Người siêng năng kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.
* Cách rèn luyện
Mỗi khi làm việc gì cần phải có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ, kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử bằng nhiều cách để thưch hiện thành công, không bỏ cuộc giữa chừng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
	a) Mục tiêu
	- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.
	- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế.
	- HS củng cố các kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống cụ thể.
b) Nội dung
- HS tiếp tục làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên đặt ra để hoàn thành các bài tập và xử lý tình huống trong sách giáo khoa.
c) Sản phẩm
- Kết quả hoạt động thảo luận nhóm, bài tập trên phiếu học tập, kết quả câu hỏi
- Giải quyết được các bài tập tình huống trong sách giáo khoa.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
PPDH: Thảo luận nhóm
KTDH: Khăn trải bàn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 2 nhóm và thảo luận, đưa ra cách xử lý tình huống và phân công sắm vai.
Nhóm 1: 
- Xử lý tình huống 1/sgk/16
? Theo em Hân có nên tham gia cuộc thi không?
? Hân cần làm gì để thực hiện mục tiêu của mình?
Nhóm 2: 
- Xử lý tình huống 2/sgk/16
? Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì?
? Nếu bạn là bạn của Hòa em sẽ khuyên bạn Hòa điều gi?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh, trả lời miệng, trả lời vào phiếu câu hỏi.
HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập...
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi, xử lý tình huống và đóng vai nhân vật.
- Học sinh các nhóm khác quan sát, nhận xét, (đặt câu hỏi nếu có).
- Giáo viên: quan sát HS
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá và phân tích tình huống, nhằm giúp HS rút ra bài học đối với bản thân về cách rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì.
GV chốt kiến thức và ghi bảng
HS tự ghi bài vào vở
GV: nhận xét, đánh giá và phân tích hai tình huống giúp học sinh rút ra bài học với bản thân về cách rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì.
3. Luyện tập
Xử lý tình huống
Tình huống 1 
+ Theo em bạn Hân có nên tham gia cuộc thi này. Vì đây là cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân.
+ Bạn Hân phải cần cù, tự giác, miệt mài, kiên trì để thực hiện mục tiêu này. Bạn đang gặp khó khăn là vốn từ vựng còn hạn chế, bạn lên kế hoạch bồi dưỡng vốn từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày; nếu từ nào còn chưa hiểu sẽ hỏi thầy cô....
Tình huống 2
- Bạn Hoà đã thể hiện sự thiếu siêng năng, kiên trì trong học tập.
- Bạn cần rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải cách giải các bài toán khó, vì mỗi khi giải được bài toán khó bạn sẽ thấy được niềm vui của sự thành công và bạn sẽ đạt được kết quả học tập môn toán ngày càng tốt hơn và nhận được sự tin yêu, nể phục của các bạn trong lớp.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
	a) Mục tiêu
	- Học sinh vận dụng những kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống.
	- HS tự đánh giá bản thân, tạo cơ hội cho học sinh diễn tả được ý tưởng của mình về rèm luyện tính siêng năng, kiên trì.
	- Giúp HS khắc sâu kiến thức bài học.
	b) Nội dung 
	- Lập kế hoạch theo kĩ thuật KWL.
	c) Sản phẩm
	Câu trả lời của HS
	Nêu biểu hiện của siêng năng kiển trì, và chưa siêng năng, kiên trì của bản thân lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
d) Tổ chức thực hiện
PPDH: Dựa trên dự án
KTDH: Sơ đồ tư duy
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs thực hiện.
2. Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả với thầy cô và các bạn.
- GV chiếu bảng KWL và gợi ý các em bằng các câu hỏi:
? K: Nhận xét về ưu, nhược điểm của bản thân em?
? W: Nêu ước mơ tương lai của em?
? L: Xây dựng kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì học tập để thực hiện ước mơ của mình?`
K
W
L
Hoặc GV thiết kế phiếu học tập và yêu cầu HS liệt kê vào phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Biểu hiện siêng năng, kiên trì của bản thân em.
Biểu hiện chưa siêng năng kiên trì của bản thân và cách khắc phục.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát phiếu, trả lời miệng, trả lời vào phiếu câu hỏi.
HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập...
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời.	
 Giáo viên: quan sát HS
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS nhận xét, bổ sung đánh giá.
 GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua câu trả lời của HS.
GV chốt kiến thức và ghi bảng.
GV bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá, lấy điểm cho các nhóm.
HS tự ghi bài vào vở.
4. Vận dung
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu hỏi số 1 
Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì
Câu ca dao, tục ngữ
Nội dung câu ca dao, tục ngữ
Phiếu hỏi số 2
	Nội dung 1: Siêng năng, kiên trì thể hiện qua lời nói, việc làm và thái độ.
Hình thức
Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Lời nói
Việc làm
Thái độ
Phiếu hỏi số 3
Nội dung 2: Siêng năng, kiên trì thể hiện trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày
Hình thức
Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Học tập
Lao động
Cuộc sống

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6.docx