Giáo án môn Hóa học Lớp 12 (Theo công văn 5512)

Giáo án môn Hóa học Lớp 12 (Theo công văn 5512)

Tiết 37: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (tiết 1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Hiểu được :

Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).

2. Kĩ năng

- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.

- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.

- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.

3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

 

doc 146 trang Phương Dung 28/05/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 12 (Theo công văn 5512)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020 – 2021
Ngày soạn : ..
Ngày giảng: .
Tiết 37: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được :
Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
2. Kĩ năng
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên: mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.
2. Học sinh: Ôn tập tính chất kim loại.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: điều chế kim loại, định nghĩa điều chế kim loại.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
Nêu nguyên tắc điều chế kim loại?
HS trả lời
Phát triển năng lực giao tiếp
I. Nguyên tắc
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. 
	Mn+ + ne ® M 
 2. Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: các phương pháp điều chế kim loại
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức chia hs thành 4 nhóm, học sinh thảo luận, hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1,3: Tìm hiểu phương pháp nhiệt luyện
- Trình bày: nguyên tắc, ứng dụng và nêu ví dụ phương pháp nhiệt luyện?
Nhóm 2,4: Tìm hểu phương pháp thủy luyện
- Trình bày: nguyên tắc, ứng dụng và nêu ví dụ phương pháp thủy luyện?
GV yêu cầu nhóm trình bày (do GV chỉ định), nhóm nào trình bày thì nhóm còn lại bổ sung, nhận xét
GV chốt lại kiến thức
Lưu ý HS:
- Các chất khử như C, CO, H2 khử được những oxit kim loại đứng sau Al
- Cơ sở của phương pháp thủy luyện là dùng những dung môi thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN, ..... để hoà tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng.
Hs thảo luận và trình bày
Hs khác bổ sung, nhận xét
Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. Phương pháp
1. Phương pháp nhiệt luyện 
a. Nguyên tắc 
Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử thông thường như C, CO, H2. 
-Chất khử hay được sử dụng trong công nghiệp là cacbon (than cốc). 
b. Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb. 
c. Ví dụ 
PbO + H2Pb + H2O 
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
2. Phương pháp thuỷ luyện 
a. Nguyên tắc 
Khử những ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn, ....... 
b. Dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm. 
c. Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình và yếu như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag, Au..... 
d. Ví dụ
- Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối đồng. 
	Fe + CuSO4® FeSO4 + Cu¯
	Fe + Cu2+® Fe2+ + Cu ¯
- Dùng Zn để khử Ag+ trong dung dịch muối bạc. 
Zn + 2AgNO3® Zn(NO3)2 + 2Ag¯
Zn + 2Ag+® Zn2+ + 2Ag¯
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài.
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe	B. Al, Fe, Cu, Mg
C. Al2O3 , Cu, Mg, Fe	D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 2: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm:
A. Al2O3, FeO, CuO, Mg	B. Al2O3, Fe, Cu, MgO
C. Al, Fe, Cu, Mg	D. Al2, Fe, Cu, MgO.
Câu 3: Khi cho CO (dư) qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kỹ. Sau phản ứng (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn) còn lại chất rắn Z. Z là:
A. MgO, Fe3O4	B. Mg, Fe, Cu	
C. MgO, Fe, Cu	D. Mg, Al, Fe, Cu
Câu 4: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu+2/Cu, Fe+3/Fe+2. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Fe+2oxi hóa được Cu thành Cu+2. 	B. Cu+2oxi hoá được Fe+2thành Fe+3. 
C. Fe+3oxi hóa được Cu thành Cu+2. 	D. Cu khử được Fe+3thành Fe. 
Câu 5: Cho Ag kim loại vào dung dịch CuSO4, Ag không tan. Lời giải thích đúng là:
A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hoá được Cu+2 thành Cu.
B. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+.
C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử được Cu2+ thành Cu.
D. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+ nên không oxi hoá được Ag thành Ag+.
Câu 6: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối sau: (1) ZnCl2, (2) CuSO4, (3) Pb(NO3)2, (4) NaNO3, (5) MgCl2, (6) AgNO3. Các trường hợp xảy ra phản ứng:
A. (1), (2), (4), (6)	B. (2), (3), (6)
C. (1), (3), (4), (6)	D. (2), (5), (6)
Câu 7: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+trong dung dịch là: 
A. Mg, Cu, Cu2+. 	B. Mg, Fe2+, Ag. 	C. Mg, Fe, Cu. 	D. Fe, Cu, Ag+. 
Câu 8: Cho các phương trình ion rút gọn của các phản ứng giữa các dung dịch muối, giữa các kim loại với các dung dịch muối:
a) Cu + 2Ag+® Cu2+ + 2Ag	b) Fe + Zn2+® Fe2+ + Zn
c) Al + 3Na+® Al3+ + 3Na	d) Fe + 2Fe3+® 3Fe2+
e) Fe2+ + Ag+® Fe3+ + Ag	f) Mg + Al3+® Mg2+ + Al
Những phương trình viết đúng là:
A. a, f.	B. a, b, c, f	C. a, d, e, f	D. a, d, e
Câu 9:Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây? 
A. Dung dịch NaOH. 	B. Dung dịch Fe(NO3)3. 
C. Dung dịch HNO3. 	D. Dung dịch HCl. 
Câu 10: Từ hai phản ứng sau:Cu + 2FeCl3® CuCl2 + 2FeCl2 và Fe + CuCl2® FeCl2 + Cu. Phát biểu đúng là:
A. tính oxi hoá của Fe3+> Cu2+> Fe2+.
B. tính khử của Cu > Fe > Fe2+.
C. tính khử của Fe > Fe2+> Cu.
D. tính oxi hoá của Fe3+> Fe2+> Cu2+.
Câu 11: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là: 
A. 56, gam	B. 6,72 gam	C. 16,0 gam	D. 11,2 gam
Câu 12: Khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 bằng khí CO dư (to cao) thu được 28,8 gam kim loại. Khí thoát ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 35 gam	B. 70 gam	C. 17,5 gam	D. 52,5 gam
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1. Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO2, khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Khối lượng kết tủa này bằng:
A. 4 gam 	 B. 16 gam 	 C. 9,85 gam 	 D. 32 gam
Câu 2. Cho một hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100ml dung dịch AgNO3 0,45M. Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X . Nồng độ mol/lít của dung dịch Fe(NO3)2 trong X là:
A. 0,04	B. 0,05.	C. 0,055. D. 0,045.
Rút kinh nghiệm:
 ......................................................................................................................................................................................
Tiết 38: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được :
Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
2. Kĩ năng
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên: mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.
2. Học sinh: Ôn tập tính chất kim loại, học bài cũ
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung:: Giáo viên kiểm tra bài cũ
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe , trả lời
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
-GV đặt vấn đề: Điều chế kim loại là gì? Có mấy phương pháp điều chế kim loại ?
-HS trả lời
 2. Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới
b. Nội dung: Giáo viên dạy tiếp phần điều chế kim loại
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe , trả lời
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV giao nhiệm vụ cho HS
Nhóm 1, 3: Tìm hiểu điện phân hợp chất nóng chảy
- Trình bày nguyên tắc, phạm vi áp dụng điện phân hợp chất nóng chảy
- Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở các điện cực và PTHH chung của sự điện phân khi điện phân nóng chảy Al2O3, MgCl2.
Nhóm 2, 4: Tìm hiểu điện phân dung dịch
- Trình bày nguyên tắc, phạm vi áp dụng điện phân dung dịch
- Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở các điện cực và PTHH chung của sự điện phân khi điện phân dung dịch CuCl2
GV yêu cầu các nhóm trình bày (do GV chỉ định), nhóm nào trình bày thì nhóm còn lại bổ sung, nhận xét
GV chốt lại kiến thức
Trong bình (bể) điện phân:
Catot (-): xảy ra sự khử (quá trình thu e)
Anot (+): xảy ra sự oxi hoá (qt nhường e). 
- GV giới thiệu với HS: các quá trình điện phân đang xét đều thực hiện với điện cực trơ. 
GV giới thiệu công thức Farađây dùng để tính lượng chất thu được ở các điện cực và giải thích các kí hiệu có trong công thức.
GV nêu cho học sinh một số chú ý khi giải toán điện phân
- Xác định đúng thứ tự nhường, nhận e ở các điện cực.
- Xác định được thời điểm dừng điện phân.
- Gv lấy ví dụ cụ thể để giải thích các đại lượng trong công thức.
GV yêu cầu học sinh viết công thức tính ne (số mol e trao đổi) và số mol chất bị điện phân trong thời gian t.
Hs thảo luận và trình bày
Hs khác bổ sung, nhận xét
Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
3. Phương pháp điện phân 
a) Điện phân hợp chất nóng chảy 
vNguyên tắc: Khử các ion kim loại bằng dòng điện bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại.
vPhạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al.
Thí dụ 1: Điện phân Al2O3 nóng chảy để điều chế Al.
Thí dụ 2: Điện phân MgCl2 nóng chảy để điều chế Mg.
b) Điện phân dung dịch 
vNguyên tắc: Điện phân dung dịch muối của kim loại.
vPhạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại có độ hoạt động hoá học trung bình hoặc yếu.
Thí dụ: Điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu. 
c) Tính lượng chất thu được ở các điện cực
Dựa vào công thức Farađây: m = , trong đó:
m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (g).
A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.
n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận
I: Cường độ dòng điện (ampe). 
t: Thời gian điện phân (giây).
3.Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở điện cực, và phương trình hóa học chung của sự điện phân khi điện phân nóng chảy NaCl, điện phân dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch CuSO4, và dd NaOH?
Câu 2.Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M với cường độ dòng điện 9,65A. Tính khối lượng Cu bám vào catot khi thời gian điện phân t1 = 200 s và t2 = 500 s. Biết hiệu suất điện phân là 100 % 
A. 0,32 gam và 0,64 gam B. 0,64 gam và 1,28 gam 
C. 0,64 gam và 1,60 gam D. 0,64 gam và 1,32 gam
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1.Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là
	A. Khí Cl2 và H2. 	B. Khí Cl2 và O2.	C. Chỉ có khí Cl2. 	D. Khí H2 và O2.
Câu 2.Cho 4 dung dịch là CuSO4,K2SO4 ,NaCl ,KNO3 .Dung dịch nào sau khi điện phân cho môi trường axit với điện cực trơ có màng ngăn xỗp
	A.CuSO4	B.K2SO4	C.KCl 	D.KNO3
Câu 3.Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 trong một thời gian ngắn .pH của dung dịch thay đổi như thế nào khi ngừng điện phân 
	A.Giảm mạnh 	B.Tăng mạnh 	C.Gần như không đổi 	D.Giảm nhẹ 
Câu 4.Điệnphân(điệncựctrơ)dungdịchXchứa0,08molCuSO4và0,12molNaClbằngdòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc)thoátraở anot sau 9650 giây điện phân là
 A. 1,568 lít.	B. 2,240 lít.	C. 1,792 lít.	D. 2,684 lít.
Câu 5.Điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 sau thời gian điện phân thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm 1 đinh Fe trong dung dịch sau khi điệnphân; phản ứng xong khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol CuCl2 trong dung dịch ban đầu là
 A. 1,2M	B. 1,5M	C. 1M	D. 0,75M
RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn : ..................
Ngày giảng:........................
Tiết 39: LUYỆN TẬP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại
2. Kĩ năng
Kĩ năng tính toán lượng kim loại điều chế theo các phương pháp hoặc các đại lượng có liên quan.
 3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức điều chế kim loại.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu về bài luyện tập điều chế kim loại
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
-GV đặt vấn đề: Nêu các phương pháp điều chế kim loại. Cho ví dụ minh hoạ
-HS trả lời
2.Hoạt động hình thành kiến thức
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về nội dung bài học
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1. I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Gv phát vấn học sinh về nội dung kiến thức đã học
HS: ôn lại kiến thức cũ và trả lời
Phát triển năng lực giao tiếp
I. Kiến thức cần nắm vững: (SGK)
Hoạt động 2. II. BÀI TẬP
Gv phát phiếu học tập yêu cầu hs thảo luận theo nhóm
Bài 1: Bằng những phương pháp nào có thể điều chế được Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2 ? Viết các phương trình hoá học.
Bài 2. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dung dịch thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. 
a. Viết phương trình phản ứng và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng:
Bài 3.Để khử 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
Bài 4.Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. ở catot thu được 6g kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là?
- Gv: Chấm phiếu học tập của một số hs 
- Gv gọi 4 hs bất kỳ của các nhóm lên bảng, hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, đánh giá
Hs: thảo luận nhóm hoàn thành 1 trong 4 bài tập trong phiếu (Mỗi học sinh 1 phiếu)
Hs: đại diện lên bảng trình bày, hs nhóm khác nhận xét, bổ xung
Phát triển năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Phát triển năng lực tính toán
Giải
Bài 1
1. Từ dung dịch AgNO3 điều chế Ag. Có 3 cách:
v Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion Ag+.
Cu + 2AgNO3® Cu(NO3)2 + 2Ag
v Điện phân dung dịch AgNO3:
v Cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân AgNO3:
2. Từ dung dịch MgCl2 điều chế Mg: chỉ có 1 cách là cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy:
Bài 2.
Giải:
a. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2Ag+ Cu2+ + 2Ag 
C. Khử C. Oxh
b. Lượng AgNO3 giảm chính là lượng AgNO3 phản ứng: 
Khối lượng của vật = khối lượng ban đầu - khối lượng Cu đã phản ứng + khối lượng Ag tạo ra = 10 - 64.0,005 + 108.0,01=10,76g
Bài 3. Để khử 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
A. Mg B. Cu C. Fe D. Cr
MxOy + y H2xM + y H2O
mol 0,4 mol
Khối lượng mol của oxit là:
xM = 42y 
M=42
Chỉ có trường hợp x=3; y=4; M = 56 là hợp lý
Kim loại cần xác định là Fe
Bài 4
2 M Cln2 M + n Cl2
mol0,15 mol
 kim loại cần xác định là Ca
3.Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập
b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên nois
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức phát câu hỏi, học sinh lắng nghe và làm bài
Câu 1.Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta dùng
	A. Na. B. Ag. C. Fe. 	D. Hg.
Câu 2.Một kim loại dùng để loại bỏ tạp chất Fe2(SO4)3 trong dung dịch FeSO4 là 
	A. Fe. 	B. Ag. C. Cu. 	D. Ba. 
Câu 3.Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch
	A. AgNO3.	B. Cu(NO3)2. C. FeCl3..	D. FeCl2.
Câu 4. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. C + ZnO ® Zn + CO	B. Al2O3® 2Al + 3/2O2
C. MgCl2® Mg + Cl2	D. Zn + 2Ag(CN)2-® Zn(CN)42-+ 2Ag
Câu 5. phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là:
A. muối rắn. B. dung dịch muối. C. hidroxit kim loại. D. oxit kim loại.
4.Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập
b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên nói
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức phát câu hỏi, học sinh lắng nghe và làm bài
Câu 1. Từ Fe2O3 người ta điều chế Fe bằng cách:
A. điện phân nóng chảy Fe2O3. B. khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao. 
C. nhiệt phân Fe2O3. D. Tất cả đều đúng.
Câu 2. Ion Na+ bị khử khi:
A. Điện phân dung dịch Na2SO4. B. Điện phân dung dịch NaCl
C. Điện phân dung dịch NaOH D. Điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 3. Dẫn 1 luồng H2 dư qua hỗn hợp rắn X nung nóng gồm Al2O3, MgO, FeO và CuO. Sau phản ứng được hỗn hợp rắn Y gồm bao nhiêu kim loại?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 4. Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là 
A. khí Cl2 và H2. 	B. khí Cl2 và O2. 	C. chỉ có khí Cl2. 	D. khí H2 và O2. 
Câu 5. Muốn mạ Ag lên một vật bằng sắt người ta làm như sau:
A. Điện phân dung dịch AgNO3 với anot là vật bằng Fe, catot là than chì.
B. Điện phân dung dịch FeSO4 với catot là vật bằng Fe, anot là than chì.
C. Điện phân dung dịch AgNO3 với anot là Ag, catot là than chì.
D. Điện phân dung dịch AgNO3 với catot là vật bằng Fe, anot là Ag.
Rút kinh nghiệm
Tiết 40:THỰC HÀNH TÍNH CHẤT KIM LOẠI
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
	Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- So sánh mức độ hoạt độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl.
- Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.
- Zn phản ứng với
a) dung dịch H2SO4;
b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
 3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên: 
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kéo, dũa hoặc giấy giáp.
- Hoá chất: Kim loại: Na, Mg, Fe (đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt); Dung dịch: HCl. H2SO4, CuSO4
2. Học sinh: Viết mẫu tường trình.
III. Tiến trình bài dạy
1.Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài học mới
b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: thực hành tính chất sự ăn mòn kim loại và tính chất của kim loại.
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
-GV đặt vấn đề: Nêu tính chất hoá học của kim loại? Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy kiểu ăn mòn kim loại?
-HS trả lời
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu về bài học thực hành
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe và thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Công việc đầu buổi thực hành
 GV nêu:
- yêu cầu của buổi thí nghiệm
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, cách sử dụng các dụng cụ đó. 
- Giới thiệu tên các thí nghiệm.
HS lắng nghe.
Thảo luận và tiến hành thí nghiệm
GV chia lớp thành 3 nhóm
Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thảo luận trả lời các câu hỏi, viết ptpư giải thích hiện tượng
Phát triển năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng - Giải thích
Ghi chú
1.Dãy điện hoá của kim loại
-nhỏ HCl vào 3 ống nghiệm
-Lần lượt cho mẩu Al, Fe, Cu
hai ống nghiệm có bọt khí thoát ra và Al > Cu
- Lưu ý là đánh thật sạch gỉ sắt để phản ứng xảy ra nhanh và rõ hơn.
2. Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại trong dung dịch.
- Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4
- Đinh sắt có màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
3. Ăn mòn điện hoá
Ống 1: Zn + H2SO4
Ống 2. Zn + H2SO4 + CuSO4
Khí ở ống 2 thoát ra nhiều hơn và Zn bị ăn mòn nhanh hơn.
Công việc cuối buổi thực hành
GV:
- Nhận xét về buổi thí nghiệm ( ưu điểm, hạn chế) - Hướng dẫn viết tường trình thí nghiệm
- HS viết tường trình.
Phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN.
3.Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập
b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên nois
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức phát câu hỏi, học sinh lắng nghe và làm bài
Câu 1.Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta dùng
	A. Na. B. Ag. C. Fe. 	D. Hg.
Câu 2.Một kim loại dùng để loại bỏ tạp chất Fe2(SO4)3 trong dung dịch FeSO4 là 
	A. Fe. 	B. Ag. C. Cu. 	D. Ba. 
Câu 3.Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch
	A. AgNO3.	B. Cu(NO3)2. C. FeCl3..	D. FeCl2.
Câu 4. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. C + ZnO ® Zn + CO	B. Al2O3® 2Al + 3/2O2
C. MgCl2® Mg + Cl2	D. Zn + 2Ag(CN)2-® Zn(CN)42-+ 2Ag
4.Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập
b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên nói
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức phát câu hỏi, học sinh lắng nghe và làm bài
Câu 1. Từ Fe2O3 người ta điều chế Fe bằng cách:
A. điện phân nóng chảy Fe2O3. B. khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao. 
C. nhiệt phân Fe2O3. D. Tất cả đều đúng.
Câu 2. Ion Na+ bị khử khi:
A. Điện phân dung dịch Na2SO4. B. Điện phân dung dịch NaCl
C. Điện phân dung dịch NaOH D. Điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 3. Dẫn 1 luồng H2 dư qua hỗn hợp rắn X nung nóng gồm Al2O3, MgO, FeO và CuO. Sau phản ứng được hỗn hợp rắn Y gồm bao nhiêu kim loại?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 4. Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là 
A. khí Cl2 và H2. 	B. khí Cl2 và O2. 	C. chỉ có khí Cl2. 	D. khí H2 và O2. 
Câu 5. Muốn mạ Ag lên một vật bằng sắt người ta làm như sau:
A. Điện phân dung dịch AgNO3 với anot là vật bằng Fe, catot là than chì.
B. Điện phân dung dịch FeSO4 với catot là vật bằng Fe, anot là than chì.
C. Điện phân dung dịch AgNO3 với anot là Ag, catot là than chì.
D. Điện phân dung dịch AgNO3 với catot là vật bằng Fe, anot là Ag.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIỀM LOẠI KIỀM THỔ THỔ, NHÔM
Tiết 41-BÀI 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
Hiểu được: 
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hoá học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
 3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên
- Hoá chất: Chất rắn: Na; Dung dịch CuSO4, phenolphtalein; H2O cất. 
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn
2. Học sinh: đọc trước bài
III. Tiến trình bài dạy
1.Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: kim loại kiềm
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
-GV đặt vấn đề: Trong đời sống kim loại kiềm có vai trò như thế nào?
-HS trả lời
-HS chú ý lắng nghe
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu về các nội dung quan trọng của kim loại kiềm.
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
NV1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, và tính chất vật lý của kim loại kiềm
NV2: Tìm hiểu tính chất hóa học của KLK
- Từ đặc điểm cấu tạo của kim loại kiềm, dự đoán tính chất hóa học chung?
- KLK tác dụng được với những chất nào? Viết các phương trình phản ứng minh họa. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng?
- GV cho HS tiến hành TN kiểm chứng Na tác dụng với H2O 
NV3: Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày (GV chỉ định HS)
Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, yêu cầu nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
- Khi đốt cháy các kim loại kiềm cháy với ngọn lửa màu khác nhau: Màu của ngọn lửa: Li - đỏ tía, Na - vàng, K - tím, Rb- tím hồng, Cs - xanh da trời.
- Hs thảo luận và trình bày
- HS đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
Thuộc nhóm IA 
- Gồm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr*. 
Cấu hình electron nguyên tử: ns1
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Nguyên nhân: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
-Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá khá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. 
	M ® M+ + e 
- Tính khử tăng dần từ Liti đến xesi. 
- Trong các hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá + 1. 
1. Tác dụng với phi kim 
Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm: 
a. Tác dụng với oxi: 
- Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit (Na2O2). 
2Na + O2® Na2O2 (natri peoxit). 
- Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo ra natri oxit (Na2O) 
4Na + O2® 2Na2O (natri oxit). 
b. Tác dụng với clo:
2K + 2Cl2® 2KCl
2. Tác dụng với axit 
Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng thành khí hiđro. 
2Na + 2HCl ® 2NaCl + H2
3. Tác dụng với nước (gây nổ)
Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_12_theo_cong_van_5512.doc