Giáo án môn Sinh học 8 - Chủ đề: Hô hấp

Giáo án môn Sinh học 8 - Chủ đề: Hô hấp

I/ MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nêu ý nghĩa hô hấp.

- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.

- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.

- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).

- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

- Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường.

- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.

2. Về năng lực:

 Tự học, tự hoàn thiện: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

3. Về Phẩm chất:

- Có trách nhiệm với môi trường sống: Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên

 

docx 12 trang Phương Dung 4901
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Chủ đề: Hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ HÔ HẤP ( 3 tiết, bài 20, 21, 23 SGK)
I/ MỤC TIÊU: 
Về kiến thức: 
- Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Về năng lực: 
 Tự học, tự hoàn thiện: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
3. Về Phẩm chất:
- Có trách nhiệm với môi trường sống: Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên
II/. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU: 
1.Gv :
 Ứng dung LMS 
 - Phiếu học tập số 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7.
 - Chuẩn bị câu hỏi của từng chương 
 2. Hs : Ôn tập những kiến thức đã học, app LMS , SGK sinh 8
- Sử dụng tài khoản LMS/ meet hoặc zalo đưa bài tập và học liệu cho học sinh, 
- SGK Sinh học 8
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 	Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục tiêu: Học sinh trả lời với một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
sát hình hoạt động thảo luận cặp đôi hoặc làm việc cá nhân để trả lời phiếu học tập. 
b) Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát sơ đồ và hình 20-1 trang 64 trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ứng với các số 1,2,3,4, 5,6,7,8.
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp . 1 cho...2 của cơ thể và loại .3 .do các .4 .thải ra. 
Nhờ có hô hấp mà cơ thể lấy được .5 để oxi hóa chất dinh dưỡng( gluxit, lipit, prôtêin); đồng thời tạo ra ..6 cho hoạt động sống của tế bào và thải ra ngoài khí 7 .và .8 
Câu 2. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ?
Câu 3. Sự thở có nghĩa gì với hô hấp ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Quan sát hình 20-2; 20-3 trang 65 trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Hoàn thành bảng sau
Đường dẫn khí
Phổi
Các cơ quan
Chức năng
Câu 2. Nơi diễn ra sự trao đổi khí trong phổi là 
PHIẾU HOC TẬP SỐ 3:
Cử động hô hấp
Hoạt động của các cơ – xương tham gia hô hấp.
Cơ liên sườn
Hệ thống xương ức và xương sườn
Cơ hoành
Thể tích lồng ngực
Hít vào
Thở ra
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 : Nối cột A với cột B cho phù hợp
Cột A
Cột B
1. Khí lưu thông
a. Là thể tích khí của 1 lần hít vào hoặc thở ra bình thường
2. Khí bổ sung
b. Là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra tối đa
3. Khí dự trữ
c. Là thể tích khí hít vào thêm tối đa khi đã hít vào bình thường
4. Khí cặn
d. Là thể tích khí thở ra tối đa sau khi đã thở ra bình thường
5. Dung tích sống
e. Là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. Bao gồm khí bổ sung + khí lưu thông + khí dự trữ
6. Tổng dung tích của phổi
f. Bao gồm dung tích sống + khí cặn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
	Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế .......................từ nơi có nồng độ...................tới nơi có nồng độ ......................
+ Ở phổi: khí.................. khuếch tán từ phế nang vào máu; khí ................... khuếch tán từ máu vào phế nang.
+ Ở tế bào: Khí ....................... khuếch tán từ máu vào tế bào; Khí .....................khuếch tán từ tế bào vào máu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6:
Hình ảnh
Nguyên nhân
Hình số 1
Hình số 2
Hình số 3
PHIẾU HỌC TẬP 7:
Các phương pháp hô hấp nhân tạo
Các bước tiến hành hô hấp nhân tạo
Phương pháp hà hơi thổi ngạt khi trẻ bị đuối nước
(Hình số 1)
Phương pháp ấn lòng ngực ( Hình số 2)
c) Sản phẩm: Kết quả các phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS hoàn thành phiếu học tập số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau đây và nộp lại sản phẩm chậm nhất và buổi tối trước giờ học thông qua hệ thống quản lí học tập và Zalo của lớp.
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên theo nhắc nhở hỗ trợ HS trả lời lần lượt từng câu hỏi (thông qua ứng dụng LMS và Zalo của lớp). 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trên LMS. 
+ Kết luận, nhận định: Giáo viên xem xét sản phẩm của học sinh, phát hiện, lựa chọn những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
1. Tìm hiểu khái niệm hô hấp ( tiết 1)
a) Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa hô hấp
b) Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát sơ đồ và hình 20-1 trang 64 trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ứng với các số 1,2,3,4, 5,6,7,8.
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp . 1 cho...2 của cơ thể và loại .3 .do các .4 .thải ra. 
Nhờ có hô hấp mà cơ thể lấy được .5 để oxi hóa chất dinh dưỡng( gluxit, lipit, prôtêin); đồng thời tạo ra ..6 cho hoạt động sống của tế bào và thải ra ngoài khí 7 .và .8 
Câu 2. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ?
Câu 3. Sự thở có nghĩa gì với hô hấp ?
c) Sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Khí Oxi 2. Tế bào 3. Khí Cacbonic 4. Tế bào 5. Khí Oxi 6. Năng lượng 7. Cacbonic 8. Hơi nước
Câu 2: Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, TĐK ở phổi, TDK ở tế bào
Câu 3: Sự thở giúp không khí đi vào trong phổi và đưa khí thải ra ngoài, cung cấp khí cho sự hô hấp ngoài và hô hấp trong.
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh qua ứng dụng LMS( meet)
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thông qua ứng dụng LMS 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trên LMS hoặc trả lời trực tiếp trên lớp trực tuyến. 
+ Kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS ( phần trả lời HS), theo dõi chọn ra những sản phẩm có kết quả khác nhau cần đưa ra thảo luận trước lớp để rút ra kết luận
2. Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp 
a) Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo phù hợp chức năng của đường dẫn khí và phổi.
b) Nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Quan sát hình 20-2; 20-3 trang 65 trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Hoàn thành bảng sau
Đường dẫn khí
Phổi
Các cơ quan
Chức năng
Câu 2. Nơi diễn ra sự trao đổi khí trong phổi là 
c) Sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1
Đường dẫn khí
Phổi
Các cơ quan
Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quả
Lá phổi phải có 2 thùy, lá phổi trái có 3 thùy
Chức năng
Làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi
Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
Câu 2. Nơi diễn ra sự trao đổi khí trong phổi là phế nang
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh qua ứng dụng LMS( meet)
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thông qua ứng dụng LMS 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trên LMS hoặc trả lời trực tiếp trên lớp trực tuyến. 
+ Kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS ( phần trả lời HS), theo dõi chọn ra những sản phẩm có kết quả khác nhau cần đưa ra thảo luận trước lớp để rút ra kết luận
3. Tìm hiểu sự Thông khí ở phổi ( tiết 2)
a) Mục tiêu: 
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Nêu được hoạt động của các cơ, và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào và thở ra
- Nêu được khái niệm dung tích sống
- Phân tích được các yếu tố tác động tới dung tích sống
b) Nội dung
Yêu cầu HS quan sát hình 21.1 làm việc cá nhân để trả lời phiếu học tập số 3 về hoạt động của các cơ trong cử động hô hấp 
PHIẾU HOC TẬP SỐ 3:
Cử động hô hấp
Hoạt động của các cơ – xương tham gia hô hấp.
Cơ liên sườn
Hệ thống xương ức và xương sườn
Cơ hoành
Thể tích lồng ngực
Hít vào
Thở ra
Quan sát hình 21.2. Thảo luận nhóm 4 bạn hoàn thành PHT số 4
PHIẾU HOC TẬP SỐ 3:
Cử động hô hấp
Hoạt động của các cơ – xương tham gia hô hấp.
Cơ liên sườn
Hệ thống xương ức và xương sườn
Cơ hoành
Thể tích lồng ngực
Hít vào
Thở ra
c) Sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cử động hô hấp
Hoạt động của các cơ – xương tham gia hô hấp.
Cơ liên sườn
Hệ thống xương ức và xương sườn
Cơ hoành
Thể tích lồng ngực
Hít vào
Co
Nâng lên
Co
Tăng
Thở ra
Dãn
Hạ xuống
Dãn
Giảm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Cột A
Cột B
1
a
2
c
3
d
4
b
5
e
6
f
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh qua ứng dụng LMS( meet)
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thông qua ứng dụng LMS 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trên LMS hoặc trả lời trực tiếp trên lớp trực tuyến. 
+ Kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS ( phần trả lời HS), theo dõi chọn ra những sản phẩm có kết quả khác nhau cần đưa ra thảo luận trước lớp để rút ra kết luận
4. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
a) Mục tiêu: 
+ Nêu được cơ chế sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:
+ Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào
b) Nội dung
yêu cầu hs quan sát hình động 21.4 A và B hoàn thành phiếu học tập số 5 điền vào chỗ trống để nêu được cơ chế sự trao đổi khí ở phổi và tế bào 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
	Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế ...........1............từ nơi có nồng độ.......2............tới nơi có nồng độ .........3.............
+ Ở phổi: khí.........4......... khuếch tán từ phế nang vào máu; khí .........5.......... khuếch tán từ máu vào phế nang.
+ Ở tế bào: Khí .........6.............. khuếch tán từ máu vào tế bào; Khí .......7..............khuếch tán từ tế bào vào máu.
c) Sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
	1. khuếch tán 2. cao 3. thấp. 4. O2 5. CO2 6. O2 7. CO2 
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh qua ứng dụng LMS( meet)
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thông qua ứng dụng LMS 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trên LMS hoặc trả lời trực tiếp trên lớp trực tuyến. 
+ Kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS ( phần trả lời HS), theo dõi chọn ra những sản phẩm có kết quả khác nhau cần đưa ra thảo luận trước lớp để rút ra kết luận
5. Thực hành Hô hấp nhân tạo (tiết 3)
a) Mục tiêu: 
+ Nêu được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo
+ Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lòng ngực
+ Giải thích cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo
* Đặt vấn đề:
- Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm cho chúng ta bị ngạt thở.Vậy theo em, khi cơ thể chúng ta ngừng hô hấp có thể dẫn đến những hậu quả gì? 
- Học sinh trả lời câu hỏi: khi cơ thể ngừng hô hấp rất nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí có thể tử vong.
Vậy để cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột đúng cách để có hiệu quả cao nhất chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
b)Nội dung thực hiện:
b.1. Tìm hiểu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh về gián đoạn hô hấp, hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 6.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6:
Hình ảnh
Nguyên nhân
Hình số 1
Hình số 2
Hình số 3
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh tham khảo thông tin sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 6
* Sản phẩm học tập:
Hoàn thành phiếu học tập số 6
Hình ảnh
Nguyên nhân
Hình số 1
Nạn nhân bị đuối nước 
Hình số 2
Nạn nhân bị điện giật
Hình số 3
Nạn nhân trong vụ cháy có nhiều CO2
* Báo cáo nhiệm vụ học tập
+ Học sinh trình bày ý kiến của mình về phiếu học tập số 6
+ Học sinh khác nhận xét và có ý kiến bỗ sung
* GV nhận xét kết luận
Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
+ Trường hợp bị đuối nước: loại bỏ nước khỏi phổi ( bằng cách vừa cỗng nạn nhân vừa chạy)
+ Trường hợp bị điện giật: ngắt dòng điện ( tắc cầu dao, công tắc điện hay cành khô vứt dây điện ra khỏi người nạn nhân)
+ Trường hợp lâm vào môi trường thiếu khí: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó
b.2. Tiến hành hô hấp nhân tạo
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh về hà hơi thổi ngạt và phương pháp xoa bóp tim ấn vào lòng ngược, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập số 7:
PHIẾU HỌC TẬP 7:
Các phương pháp hô hấp nhân tạo
Các bước tiến hành hô hấp nhân tạo
Phương pháp hà hơi thổi ngạt khi trẻ bị đuối nước
(Hình số 1)
Phương pháp ấn lòng ngực ( Hình số 2)
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Học sinh quan sát hình ảnh , kết hợp với thông tin sách giáo khoa tiến hành thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành phiếu học tập số 7
*Sản phẩm học tập:
Các phương pháp hô hấp nhân tạo
Các bước tiến hành hô hấp nhân tạo
Phương pháp hà hơi thổi ngạt khi trẻ bị đuối nước
(Hình số 1)
Kiểm tra đường thở của nạn nhân
Loại bỏ dị vật, kiểm tra lại đường thở và dấu hiệu thở.
Gọi cấp cứu
Tiến hành sơ cứu
+đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau
+Bịch mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
+ Hít 1 hơi đầy lòng ngực rồi ghé vào môi nạn nhân và thôi hết sức vào phổi nạn nhân
+Thổi liên tục với 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân trở lại bình thường
Phương pháp ấn lòng ngực (Hình số 2)
Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng gồi mềm,đầu hơi ngửa ra phía sau
Cầm hay tay và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân (cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài), sau đó đưa hai tay nạn nhân ra phía sau đầu
Thực hiện liên tục như thế 12-20 lần/1 phút ( thực hiện cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định trở lại)
*Báo cáo nhiệm vụ học tập:
Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình
*Kết luận và nhận định
+ Các nhóm khác tiếp thu và có ý kiến bỗ sung kiến thức
+ Giáo viên nhận xét, bỗ sung kiến thức cho học sinh
+ Giáo viên lòng ghép thêm các kỹ năng cấp cứu khi bị đuối, điện giật hoặc trong môi trường thiếu khí ( như cháy nhà) cho các em.
Giáo viên chốt kiến thức:
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b)Nội dung:
GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập: 
Câu 1. Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
B. một lần hít vào và một lần thở ra.
C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
D. một lần hít vào và hai lần thở ra.
Câu 2. Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?
A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn	B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành
C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu	D. Cơ liên sườn và cơ hoành
Câu 3. Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?
A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn
C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn
Câu 4. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?
A. Khí nitơ	B. Khí cacbônic
C. Khí ôxi	D. Khí hiđrô
Câu 5. Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế
A. bổ sung.	B. chủ động.	C. thẩm thấu.	D. khuếch tán.
Câu 6: Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
c)Sản phẩm
HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
Câu 1.B; Câu 2.D; Câu 3:C; Câu 4:B; Câu 5. D
Câu 6: Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể.
Hô hấp có vai trò: Cung cấp ôxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải CO2 ra khỏi cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh qua ứng dụng LMS( meet)
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thông qua ứng dụng LMS 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trên LMS/ meet qua ô chat. 
+ Kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS ( phần trả lời HS) để rút ra kết luận
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống
b) Nội dung
1/ Vì sao khi vừa ăn vừa nói chuyện hoặc cười lại bị sặc?
2/ Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận?
3/ Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường trường thiếu oxị(trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương)?
4/ Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
5/ Hiện nay dịch covid 19 đang bùng phát ở một số tỉnh thành, trong đó có An Giang. Em cho biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
c)Sản phẩm học tập:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là đáp án câu trả lời trên phiếu học tập tại lớp hoặc ở nhà..
1/ Vì vừa ăn vừa nói chuyện hoặc vừa cười thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc. Khi vừa ăn vừa nói hoặc vừa cười sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến bị sặc.
2/ Trong 3- 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, oxi trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và cacbonic không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy nồng độ oxi trong không khí ở phổi hạ thấp đến mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
3/ Nhờ thiết bị cung cấp oxi đảm bảo sự hô hấp bình thường nên thợ lặn, nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa có thể hoạt động bình thường trong môi trương thiếu oxi.
4/ Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp(thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn)
5/ Virut corona lây truyền trực tiếp qua các giọt bắn của người có mầm bệnh bắn trực tiếp vào cơ quan hô hấp của người khác thường là mũi miệng, một số trường hợp là mắt khi ở gần nhau; Lây truyền qua tiếp xúc; Lây truyền qua không khí. Người bị nhiễm virut là người tiếp xúc với các giọt hô hấp của cơ thể người có mầm bệnh khi hắt hơ, ho hoặc thở ra, 
- Liên hệ bảo vệ môi trường : thực hiện nguyên tắc 5k., 
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh qua ứng dụng LMS( meet)
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà thông qua ứng dụng LMS 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trên LMS. 
+ Kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS ( phần trả lời HS), chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_chu_de_ho_hap.docx