Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

BÀI 2: KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- NT1: Các phần của cơ thể.

- NT2: Tên và chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.

- NT3: Phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

2. Năng lực:

- Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù

 

docx 8 trang Phương Dung 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 2: Cấu tạo cơ thể người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ
 Khái quát về cơ thể người– Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người
Yêu cầu cần đạt: Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.
BÀI 2: KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- NT1: Các phần của cơ thể.
- NT2: Tên và chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người. 
- NT3: Phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
2. Năng lực:
- Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Năng lực tự chủ, tự học:
+ Xác định nhiệm vụ học tập.
+ Thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết tình huống.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác:
+ Phân công nhiệm vụ , trao đổi thông tin.
+ Rèn một số kĩ năng làm việc nhóm.
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Kể tên cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, chức năng chính.
+ Trình bày phối hợp hoạt động của các cơ quan.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học:
+ Xác định vị trí một số cơ quan trên mô hình.
+ Giải thích một số hiện tượng liên quan đến cơ thể, bảo vệ sức khỏe.
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh phát triển các phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người.
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Trung thực: Thật thà ngay thẳng trong học tập.
- Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm bảo vệ bản thân và mọi người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên:
Mục tiêu
Nội dung
Phương pháp, kĩ thuật dạy học
Phương tiện dạy học
NT1
1. Các phần của cơ thể 
- Trực quan, hỏi đáp.
- Hình. 
NT2
2. Tên và chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người 
- Kĩ thuật phòng tranh. Hoạt động nhóm, mảnh ghép
- Mô hình,tranh hình, giấy Ao, bút viết bảng, nam châm
NT3
3. Phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
- Hỏi đáp
- Tranh hình, 
+ Bảng phụ phiếu học tập, giấy A0, bút, nam châm.
+ Tranh phóng to các hình trong SGK, mô hình (tháo, lắp được) cơ thể người. 
+ Chuẩn bị các phiếu thông tin tổng quan từng hệ cơ quan trong cơ thể và bàgr chẩn kiến thức
+ Tranh hình mô phỏng các hệ cơ quan
- Học sinh: Tìm hiểu trước bài. Hoàn thành phần dặn dò.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật lớp thú?
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
.....
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu các phần của cơ thể
a, Mục tiêu: 
- NT 1:
+ Trình bày được cơ thể người chia làm 3 phần.
+ Cơ hoành ngăn khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng.
+ Kể tên các hệ cơ quan trong cơ thể người.
b, Nội dung: 
- HS quan sat H3.1 sgk, nghiên cứu thông tin sgk.
- Hoạt động cá nhân tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi.
- Hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu bài tập.
c, Sản phẩm: Trình bày được nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV và ghi vào vở.
d, Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Quan sát hình trong SGK và hình ảnh mà GV đã chuẩn bị được treo trên bảng. Trả lời câu hỏi:
(1) Cơ thể người chia làm mấy phần?
(2) Khoang cơ thể chia làm mấy ngăn? Yếu tố ngăn cách các khoang đó là gi?
(3) Liệt kê các hệ cơ quan trong cơ thể
- HS nhận nhiệm vụ từ GV:
- HS: Hoạt động theo nhóm đã chia sẵn, tiến hành thảo luận
- HS: Báo cáo kết quả thảo luận:
+ Các nhóm trình bày kết quả luân phiên, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV: Quan sát hoạt động của học sinh, đánh giá sản phẩm các nhóm, chuẩn hóa kiến thức.
1. Các phần cơ thể
- Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, thân và chi ( tay, chân).
- Cơ hoành ngăn khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng.
- Các hệ cơ quan: Hệ vận động ( hệ cơ xương), hệ tuần hoàn( tim mạch), hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu các cơ quan,hệ cơ quan
a, Mục tiêu:
- NT2
+ Thông qua quan sát, đọc sgk Hs kể được tên các hệ cơ quan và các cơ quan cấu tạo nên từng hệ cơ quan trong cơ thể người.
+ Trình bày vai trò chính của từng hệ cơ quan trong cơ thể người.
b, Nội dung:
- HS quan sát mô hình, tranh hình, nghiên cứu thông tin sgk, kết hợp với sự hiểu biết của mình.
- Hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu bài tập.
c, Sản phẩm: Trình bày được nội dung kiến thức vào bảng phiếu học tập.
d, Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, mảnh ghép.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Yêu cầu HS:
+ Quan sát mô hình, hình vẽ và thông tin sgk thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
+ Nội dung thảo luận: Nhóm 1 ý 1,2; nhóm 2 ý 3,4; nhóm 3 ý 5,6 theo thứ tự trong phiếu học tập.
- HS cá nhân quan sát mô hình, hình vẽ, nghiên cứu thông tin sgk.
- HS tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- GV: Theo dõi HS, kịp thời hỗ trợ các nhóm.
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- HS treo kết quả phiếu học tập của nhóm lên bảng, trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV: Nhận xét đánh giá kết quả, chuẩn hóa kiến thức.
2. Cấu tạo và chức năng chính các hệ cơ quan trong cơ:
Hệ cơ quan
Cấu tạo
Chức năng chính
1. Hệ vận động
Bộ xương (206 chiếc) và hệ cơ 
Hệ vận động giúp cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện các động tác lao động.
2. Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển oxi , chất dinh dưỡng và các hoocmon đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài
3. Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh
Điều khiển, phối hợp, điều hòa hoạt động của các cơ quan làm cơ thể thích nghi với sự thay đổi thường xuyên của môi trường
4. Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài, góp phần ổn định tính chất môi trường trong
Hoạt động sinh lý diễn ra bình
thường
5. Hệ hô hấp
Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và 2 lá phổi
Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài, giữa không khí tại phổi với máu.
6. Hệ tiêu hóa
Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tụy..) 
Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải chất cặn bã ra ngoài.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
a) Mục tiêu:
+ NT3: Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK trang 9 trong.
- HS thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
- Treo bảng sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể và yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?
- GV phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan. Chú ý giải thích cơ chế sự điều hòa, điều khiển các cơ quan bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái 	B. Phổi	C. Thận 	D. Dạ dày
Câu 2. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào 
A. Cơ hoành	B. Cơ ức đòn chũm
C. Cơ liên sườn	D. Cơ nhị đầu
Câu 3. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?
A. Hệ tiêu hóa	B. Hệ bài tiết	C. Hệ tuần hoàn	D. Hệ hô hấp
Câu 4. Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ?
1. Hệ hô hấp	2. Hệ sinh dục	3. Hệ nội tiết
4. Hệ tiêu hóa	5. Hệ thần kinh	6. Hệ vận động
A. 1, 2, 3	B. 3, 5	C. 1, 3, 5, 6	D. 2, 4, 6
Câu 5. Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?
A. Hệ tuần hoàn	B. Tất cả các phương án còn lại
C. Hệ vận động	D. Hệ hô hấp
Câu 6. Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 7. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân	B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi	D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 8. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn	B. Hệ hô hấp	C. Hệ tiêu hóa	D. Hệ bài tiết
Câu 9. Da là nơi đi đến của hệ cơ quan nào dưới đây ?
A. Hệ tuần hoàn	B. Hệ thần kinh
C. Tất cả các phương án còn lại	D. Hệ bài tiết
Câu 10. Thanh quản là một bộ phận của
A. hệ hô hấp.	B. hệ tiêu hóa.	C. hệ bài tiết.	D. hệ sinh dục.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
- GV: tổ chức trò chơi: 
Chọn hs thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 hs xếp thành 1 hàng dọc. Trong vòng 3’ hs lần lượt lên bảng kể tên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Mỗi một lượt chỉ có một hs lên viết. Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được nhiều các cơ quan nhất.
- HS tham gia trò chơi theo hiệu lệnh của gv.
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao khi chỉ đau ở một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng?
- Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh đối với hoạt động của các cơ quan khác? 
HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời:
+ Do cơ thể là một khối thống nhất của sự phối hợp hoạt động các cơ quan, các hệ cơ quan.
+ Ví dụ khi tổn thương hệ thần kinh trung ương, tùy theo tổn thương ở phần nào mà bệnh nhân có thể bị ngưng tim (hệ tuần hoàn), liệt chi (hệ vận động), hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ...... Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_bai_2_cau_tao_co_the_nguoi.docx