Giáo án theo Chuyên đề Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm

Giáo án theo Chuyên đề Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm

Câu 1. Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ?

- Mọi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào:

Cơ được cấu tạo bởi các tế bào cơ, xương được cấu tạo từ các tế bào xương, máu được cấu tạo từ hồng cầu, bạch cầu

- Các tế bào này khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng đều có cấu tạo thống nhất, mỗi tế bào gồm có 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân.

- Thành phần hoá học của mọi tế bào về cơ bản cũng giống nhau gồm:

Các hợp chất hữu cơ: protein, lipit, gluxit, .

Các hợp chất vô cơ như: Ca, K, Na , Fe

- Các tế bào và chất gian bào cùng thực hiện một chức năng gọi là mô, nhiều mô tập hợp thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hợp thành cơ thể.

Câu 2. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

- Tế bào gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

- Chức năng chính của TB:

+Trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lựợng cho cơ thể hoạt động.

+ Sự lớn lên, phân chia của TB tạo điều kiện cho cơ thể lớn lên và thực hiện quá trình sinh sản.

+ Cảm ứng của TB giúp cơ thể phản ứng lại kích thích của môi trường.

- Chức năng quan trọng nhất là trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường để tạo ra năng lượng.

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều được diễn ra ở TB. Nên TB là đơn vị chức năng của cơ thể sống.

 

doc 31 trang thuongle 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án theo Chuyên đề Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. TẾ BÀO:
Câu 1. Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể người ?
- Mọi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào:
Cơ được cấu tạo bởi các tế bào cơ, xương được cấu tạo từ các tế bào xương, máu được cấu tạo từ hồng cầu, bạch cầu 
- Các tế bào này khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng đều có cấu tạo thống nhất, mỗi tế bào gồm có 3 thành phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân.
- Thành phần hoá học của mọi tế bào về cơ bản cũng giống nhau gồm:
Các hợp chất hữu cơ: protein, lipit, gluxit, ..
Các hợp chất vô cơ như: Ca, K, Na , Fe 
- Các tế bào và chất gian bào cùng thực hiện một chức năng gọi là mô, nhiều mô tập hợp thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hợp thành cơ thể.
Câu 2. Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
- Tế bào gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
- Chức năng chính của TB:
+Trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lựợng cho cơ thể hoạt động.
+ Sự lớn lên, phân chia của TB tạo điều kiện cho cơ thể lớn lên và thực hiện quá trình sinh sản.
+ Cảm ứng của TB giúp cơ thể phản ứng lại kích thích của môi trường.
- Chức năng quan trọng nhất là trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường để tạo ra năng lượng.
Mọi hoạt động sống của cơ thể đều được diễn ra ở TB. Nên TB là đơn vị chức năng của cơ thể sống.
Câu 3. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa tế bào người và tế bào thực vật.
1. Giống nhau: Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau bao gồm: màng tế bào, tế bào chất và nhân.
- Đều là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
2. Khác nhau:
Điểm phân biệt
Tế bào người
Tế bào thực vật
- Màng tế bào
- Tế bào chất
Chỉ có màng sinh chất, không có vách xenlulzo
Không có lục lạp, có trung thể. Không bào nhỏ
Có màng sinh chất, bên ngoài có vách xenlulzo
Thường có lục lạp, không có trung thể. Không bào to.
3. Ý nghĩa
a. Giống nhau: Cho ta kết luận là tât cả sinh vật đều có cấu tạo thống nhất và có nguồn gốc chung.
b. Khác nhau: Cho ta kết luận là sinh vật phát triển theo 2 hướng khác nhau:
Thực vật thích nghi với đời sống tự dưỡng nhờ lục lạp tự tạo được thức ăn.
Động vật thích nghi với đời sống dị dưỡng lấy chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên làm thức ăn.
II. MÔ
Câu 1. Mô là gì? Có mấy loại mô chính. Hãy nêu đặc điểm của các loại mô đó?
* Mô là tập hợp các TB chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng đảm nhận một chức năng nhất định.
* Các loại mô: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô thần kinh
Đặc điểm
các TB xếp xít nhau tạo thành lớp rào bảo vệ cơ thể, Phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các xoang rỗng.
Gồm các TB liên kết nằm rải rác trong chất nền
TB có hình dạng dài, gồm 3 loại mô: Mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
Gồm TB thần kinh(Nơron) và TB thần kinh đệm(thần kinh giao)
Chức năng
Bảo vệ, hấp thụ và tiết
Tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan, thực hiện chức năng đệm.
Co, dãn, tạo nên sự vận động của cơ thể.
Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều hòa hoạt động của các cơ quan.
Câu 2:Hãy phân biệt 3 loại mô cơ và giải thích vì sao máu thuộc nhóm mô liên kết.
* Phân biệt 3 loại mô cơ:
+ Cơ vân: gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ, tế bào có nhiều nhân. Hoạt động theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh vận động.
+ Cơ trơn: gồm tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu, tế bào chỉ có 1 nhân. Cử động ngoài ý muốn của con người.
+ Cơ tim: cấu tạo giống cơ vân, hoạt động giống cơ trơn.
* Máu là mô vì nó gồm 2 thành phần: Tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương ( không có cấu trúc tế bào).
- Máu là mô liên kết vì nó có chức năng liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau, liên hệ các tế bào trong cơ thể và môi trường ngoài.
III. PHẢN XẠ
1. Nêu đặc điểm cấu tạo của Nơron? Nơron có chức năng gì?
* Cấu tạo của Nơron:
- Thân: chứa nhân.
- Các tua:
+ Tua ngắn(sợi nhánh)
+ Tua dài(sợi trục). Trên sợi trục có các bao miêlin.
* Chức năng:
- Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh các xung thần kinh.
- Dẫn truyền: Lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi tiếp nhận kích thích về thân Nơron truyền đi theo dọc sợi trục.
2. Có mấy loại Nơron? Phân biệt các loại Nơron đó?
* Nơron hướng tâm (Nơron cảm giác):
- Thân nằm ngoài TWTK.
- Truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
* Nơron li tâm (Nơron vận động):
- Nằm trong TWTK, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.
- Truyền xung thần kinh về cơ quan phản ứng.
* Nơron trung gian (Nơron liên lạc):
- Nằm trong TWTK.
- Đảm bảo liên hệ giữa các cơ quan.
3. Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở Nơron hướng tâm và Nơron li tâm?
- Hai nơron này có chiều dẫn truyền ngược nhau: Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh; Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về cơ quan phản ứng.
4. Cung phản xạ:
- Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. Phản xạ không chỉ trả lời kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. VD: Tiết mồ hôi khi trời nóng, tăng nhịp hô hấp và thay đổi nhịp co bóp của tim 
? Phản xạ là gì? Nêu sự khác biệt giữa phản xạ của động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật?
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
Phản xạ: Là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh; Cảm ứng ở thực vật: Là những thay đổi về áp suất trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do hệ thần kinh điều khiển.
? Cung phản xạ là gì? Nêu thành phần của một cung phản xạ?
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
- Thành phần của một cung phản xạ:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Các loại Nơron: Nơron hướng tâm, Nơron li tâm, Nơron trung gian.
+ Cơ quan phản ứng.
? Vòng phản xạ là gì? Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ?
- Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và luồng thông tin ngược.
Khi có kích thích của môi trường tác động vào cơ quan thụ cảm(da), từ cơ quan thụ cảm sẽ phát ra một xung thần kinh. Xung thần kinh này theo dây hướng tâm truyền về trung ương thần kinh.Từ trung ương thần kinh sẽ phát đi xung thần kinh theo dây li tâm cơ quan phản ứng để trả lời kích thích.
Kết quả của sự phản ứng đó được thông báo ngược về trung ương thần kinh theo dây hướng tâm. Nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng, giúp cơ thể phản ứng chính xác với các kích thích của môi trường.
CHUYÊN ĐỀ II: VẬN ĐỘNG
I. BỘ XƯƠNG
A. CHỨC NĂNG CỦA BỘ XƯƠNG:
? Hãy nêu chức năng của bộ xương đối với cơ thể người?
Bộ xương là phần cứng của cơ thể thực hiện các chức năng:
- Nâng đỡ cơ thể, tạo bộ khung giúp cơ thể có hình dáng ổn định(dáng đứng thẳng trong không gian).
- Tạo thành các khoang chứa và bảo vệ các nội quan
VD: Hộp sọ chứa và bảo vệ não; Lồng ngực: chứa và bảo vệ tim, phổi 
- Là chỗ bám của gân, cơ, cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận động và lao động.
B. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
1. Cấu tạo của bộ xương người
- Bộ xương người gồm nhiều xương có hình dạng khác nhau ( xương ngắn, xương dài, xương dẹt) được phân chia làm 3 phần là:
+ Xương đầu gồm: xương sọ và các xương mặt.
+ Xương thân có: xương sống, xương sườn, xương ức.
+ Xương chi gồm: xương đai ( vai, hông), xương cánh tay ( hoặc xương đùi), xương cẳng( tay, chân), xương cổ ( tay, chân), xương bàn ( tay, chân), xương ngón( tay, chân).
- Các xương liên hệ với nhau bằng khớp. Có 3 loại khớp: khớp động, khớp bán động, khớp bất động. Đặc điểm cấu tạo của khớp quyết định khả năng vận động của xương.
? Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân?
* Giống: Xương tay và xương chân có các phần tương ứng giống nhau:
Xương tay
Xương chân
Xương đai vai
Xương cánh tay
Xương cẳng tay
Xương cổ tay
Xương bàn tay
Các xương ngón tay
Xương đai hông
Xương đùi
Xương cẳng chân
Xương cổ chân
Xương bàn chân
Các xương ngón chân
* Khác:
- Kích thước: Xương tay ngắn và nhỏ hơn xương chân.
- Đai vai: Cấu tạo từ xương đòn và xương bả
Đai hông cấu tạo từ xương chậu, xương háng, xương ngồi khớp với nhau và gắn với xương cùng, cụt.
- Khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt, xương ngón phân hóa, ngón cái đối diện với 4 ngón con; thực hiện chức năng cầm nắm, lao động.
Khớp cổ chân: Xương cổ chân có gót phát triển về phía sau, tạo sự cân bằng, vững chắc cho tư thế đứng thẳng; Xương bàn chân hình vòm giúp đi lại dễ dàng.
Sự khác nhau này là kết quả của sự phân hóa tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
C. CÁC KHỚP XƯƠNG:
? Khớp xương là gì? Có mấy loại khớp xương? Phân biệt các loại khớp xương đó?
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
* Các loại khớp xương:
- Khớp động (cử động linh hoạt): hai đầu xương được bọc bởi sụn đầu khớp nằm trong dịch khớp(bao hoạt dịch: tiết ra dịch nhờn giúp hai đầu xương chuyển động dễ dàng), bên ngoài có dây chằng.
- Khớp bán động(cử động hạn chế): hai đầu xương có đệm sụn, diện khớp phẳng, hẹp.
- Khớp bất động(không cử động đươc): Đường nối giữa hai xương hình răng cưa khít nhau, các xương gắn chặt.
II. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
A. CẤU TẠO CỦA XƯƠNG
1. Cấu tạo của xương dài
Các phần của xương
Cấu tạo
Chức năng
Đầu xương
- Sụn bọc đầu xương
- Mô xương xốp gồm các nan xương
- Giảm ma sát trong các khớp xương.
- Phân tán lực tác động.
- Tạo ra ô chứa tủy đỏ
Thân xương
- Màng xương
- Mô xương cứng
- Khoang xương
- Bảo vệ và là nơi bám của gân, cơ; Giúp xương to ra theo bề ngang.
- Chịu lực, bảo đảm vững chắc.
- Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn.
? Tại sao xương người chịu được áp lực gấp 30 lần so với loại gạch tôt?
Do cấu tạo thân xương và hai đầu xương
- Thân xương hình ống giúp xương nhẹ, có mô xương cứng giúp xương vững chắc.
- Hai đầu xương có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung giúp phân tán lự tác động làm tăng khả năng chịu lực.
B.SỰ TO RA VÀ DÀI RA CỦA XƯƠNG
- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
- Xương dài ra là nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng( nằm gần hai đầu xương).
? Sự phát triển của bộ xương diễn ra như thế nào?
- Ở tuổi thiếu niên, nhất là tuổi dậy thì xương phát triển nhanh do các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hóa xương.
- Đến tuổi trưởng thành sự phân chia của sụn tăng trưởng không còn thực hiện được nữa do đó không cao thêm được
- Ở người già xương bị hủy nhanh hơn sự tạo thành; màng xương vẫn có khả năng sinh ra tế bào xương để bồi đắp phía ngoài thân xương làm cho xương lớn lên; các tế bào hủy xương tiêu hủy thành trong của ống xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra.
C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
- Xương gồm: chất hữu cơ ( chất cốt giao) và chất khoáng ( chủ yếu là canxi).
- Tính chất: Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao bảo đảm cho xương mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi theo độ tuổi.
? Nêu biện pháp vệ sinh bộ xương?
Chế độ ăn uống: Đảm bảo đủ Prôtêin, muối khoáng, các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của xương.
Ngồi học đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống, tránh bệnh gù.
Lao động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.
Hiểu về bong gân, sai khớp và sơ cấp cứu khi bị bong gân, sai khớp.
III. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
1. Cấu tạo của cơ vân
- Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ ( tế bào cơ) bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ.
- Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ, tơ cơ có 2 loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau.
2. Tính chất của cơ
? Tính chất của cơ là gì? Nêu bản chất của sự co cơ?
- Tính chất của cơ là co và dãn.
- Khi bị kích thích các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày,làm tế bào co ngắn lại tạo ra sự co cơ.
3. Ý nghĩa của hoạt động co cơ
- Hầu hết các bắp cơ gắn vào xương theo cặp đối kháng ( co và duỗi). Khi cơ này co thi cơ kia duỗi và ngược lại.
- Sự phối hợp co và duỗi của cặp đối kháng làm xương cử động tạo ra sự vận động của cơ thể, giúp cơ thể đáp ứng với tác động của môi trường.
? Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khả năng co cơ phụ thuộc:
- Trạng thái thần kinh.
- Thể tích của cơ
- Lực co cơ
- Khả năng dẻo dai, bền bỉ.
? Hoạt động co cơ có ý nghĩa gì đối với cơ thể và sức khỏe?
- Khi cơ co làm cho xương cử động giúp cơ thể vận động và lao động.
- Hệ cơ hoạt động làm cho hệ vận động hoạt động kéo theo sự hoạt động của các cơ quan khác làm ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái.
- Cơ hoạt động thì máu đến nuôi cơ nhiều giúp cơ phát triển, khỏe; máu đến nuôi xương nhiều giúp xương phát triển, rắn chắc.
- Một số cơ giúp cơ thể thăng bằng khi đi đứng.
- Cơ co rút sinh ra nhiệt giúp duy trì nhiệt độ của cơ thể.
4. Sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ
- Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ oxi, tế bào hô hấp yếm khí, lượng axit lactic tích tụ tăng và đầu độc cơ.
- Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
? Trình bày sự tiến hoá của bộ xương và hệ cơ của người so với động vật
Đáp án:
- Bộ xương và hệ cơ ở người có nhiều đặc điểm tiến hoá hơn so với động vật, thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
- Đặc điểm của bộ xương:
Hộp sọ lớn chứa não phát triển, xương hàm nhỏ, tỉ lệ giữa xương sọ và xương mặt lón hơn ở động vật, khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía sau giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trên cổ trong tư thế đứng thẳng.
Cột sống cong bốn chỗ đảm bảo trọng tâm cơ thể người rơi vào chân đế trong tư thế đứng thẳng, lồng ngực nở sang hai bên.
Xương chi phân hoá: Tay có khớp linh hoạt hơn chân nên vận động của tay tự do hơn, thuận lợi cho lao động. Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, tuy hạn chế phạm vi hoạt động nhưng tăng khả năng chống đỡ. Xương gót phát triển, các xương bàn và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm, tăng khả năng vững chắc của chân đế và di chuyển dễ dàng.
- Đặc điểm của hệ cơ:
Có sự phân hoá cơ tay và cơ chân gắn với chức năng của chi và đặc điểm phân hoá xương chi.
+ Cơ tay phân chia thành các nhóm cơ, giúp tay cử đông linh hoạt có khả năng thực hiện được những động tác lao động phức tạp, cơ vận động ngón cái nhiều và phân hoá giúp ngón cái khoẻ và linh hoạt.
+ Cơ chân có xu hướng tập chung thành nhiều nhóm cơ lớn và khoẻ.
+ Cơ vận động lưỡi phát triển.
+ Cơ mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.
III. HỆ TUẦN HOÀN
Vấn đề 1. Môi trường trong của cơ thể
Môi trường trong của cơ thể gồm: Máu, nước mô và bạch huyết.
Vai trò của môi trường trong: giúp các tế bào trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
Câu 1 Thành phần cấu tạo của máu
1. Máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của các thành phần.
Đáp án:
- Máu gồm: huyết tương ( 55%) và các tế bào máu (45%).
+ Huyết tương gồm: nước (95%) và các chất khác( 5%): chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, chất thải 
Chức năng:
Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch.
Vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào, các chất cần thiết ( hoocmon, kháng thể), vận chuyển các chất thải tới cơ quan bài tiết.
+ Tế bào máu gồm: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu
Chức năng:
Bạch cầu: bảo vệ cơ thể khỏi bị các tác nhân gây nhiễm tấn công.
Hồng cầu: vận chuyển oxi và cácbonic.
Tiểu cầu: Tham gia vào quá trình đông máu.
2. Hồng cầu có cấu tạo và chức năng gì? Giải thích đặc điểm của hồng cầu giúp nó thực hiện chức năng đó trong cơ thể người.
Đáp án:
Cấu tạo: là tế bào không có nhân, hình lõm hai mặt, kích thước nhỏ, số lượng nhiều, thời gian sống ngắn, chứa Hemoglobin ( Hb).
Chức năng: Kết hợp và vận chuyển oxy cung cấp cho tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến phổi để thải ra môi trường bên ngoài.
- Đặc điểm của hồng cầu giúp nó thực hiện được chức năng đó:
Hồng cầu chứa Hb, Hb kết hợp với O2 và CO2 tạo nên hợp chất oxy hemoglobin và cácboxy hemoglobin không bền, theo máu đến tế bào nhường O2, về phổi thải CO2 ra ngoài môi trường.
Hồng cầu có hình đĩa, lõm hai mặt, kích thước nhỏ, số lượng nhiều những đặc điểm này làm tăng diện tích tiếp xúc và khả năng vận chuyển của hông cầu.
Hồng cầu không có nhân, đặc điểm này giúp hồng cầu giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi nó đang hoạt động, giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng.
Hồng cầu thường xuyên được đổi mới trong cơ thể, đặc điểm này giúp hồng cầu luôn được đổi mới và duy trì được khả năng vận chuyển oxy và cacbonic liên tục trong cơ thể người.
3. Trong cơ thể người, có những loại tế bào nào không có ty thể ? Tại sao nó không có ty thể? Tại sao không có ty thể mà tế bào vẫn sống được
Đáp án:
- Trong cơ thể người, tế bào hông cầu không có ti thể.
- Hồng cầu không có ti thể để thích nghi với chức năng vận chuyển oxi, vì nếu có ti thể hồng cầu phải hô hấp hiếu khí và do đó nó phải dùng nhiều oxi, oxi là chất hồng cầu vận chuyển, chứ không phải chất để cho hồng cầu sử dụng.
- Hồng cầu không có ti thể nhưng nó vẫn sống được vì năng lượng ATP vẫn được chúng tạo ra bằng đường hô hấp kị khí.
4. Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu khi mạch máu bị tổn thương như thế nào ?
Đáp án:
Khi có vết thương, tiểu cầu va chạm vào vết rách trên mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ giải phóng enzim.
- Enzim làm co mạch máu do đó làm giảm mất máu.
- Enzim biến chất sinh tơ máu ( có trong huyết tương) thành tơ máu ôm giữ khối máu, tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
- Tiểu cầu dính vào bờ vết thương, tạo ra nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương.
Sơ đồ minh họa: Như SGK.
5. Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng những cơ chế nào ?
Đáp án:
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bởi 3 cơ chế :
- Sự thực bào: thực hiện bởi bạch cầu trung tính và bạch cầu mono. Các bạch cầu này tập chung đến nơi có vi khuẩn xâm nhập, hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
- Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: Khi vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào, tế bào limpho B sẽ tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên.
- Phá hủy các tế bào bị nhiễm các vi khuẩn, virut: tế bào lympho T sẽ phá hủy các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, vi rut.
6. Tại sao khi bac sĩ khám bệnh, lại căn cứ vào số lượng hồng cầu và bạch cầu để chuẩn đoán bệnh.
Đáp án:
- Phải căn cứ vào số lượng hồng cầu để biết được tình trạng sức khỏe: ở nam: 4.5 triệu / mm3 , nữ: 4.2 triệu mm3. Nếu số lượng tăng quá hoặc giảm quá thì cơ thể ở trạng thái bệnh lí.
- Bạch cầu nếu khoảng từ 5000 – 8000 trong 1 mm 3 máu là tốt nhất. Nếu số lượng tăng quá thì cơ thể có bệnh, nếu giảm quá chứng tỏ khả năng kháng bệnh kém.
- Còn căn cứ vào tỉ lệ bạch cầu có trong thành phần của máu để xác định được ta mắc bệnh gì.
Câu 2. Miễn dịch là gì ? Có những loại miễn dịch nào?
Đáp án:
1. Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh.
2. Các loại miễn dịch:
a. Miễn dịch tự nhiên:
- Miễn dịch bẩm sinh: Khi mới sinh ra, cơ thể đã miễn dịch với một số bệnh nhờ khả năng diệt khuẩn của bạch cầu và khả năng tiết kháng thể của cơ thể.
Ví dụ: Con người không bao giờ bị mắc một số bệnh ở động vật như toi gà, lở mồm long móng của trâu bò 
- Miễn dịch tập nhiễm: Là khả năng không mắc bệnh trở lại sau khi cơ thể đã bị bệnh 1 lần vì chất kháng thể vẫn còn tồn tại và tiếp tục chống bệnh. Thời gian miễn dịch tùy theo loại bệnh: Bệnh cúm : 1- 2 tuần; bệnh đậu mùa: suốt đời.
b. Miễn dịch nhân tạo: Khả năng tạo được tính chống bệnh cho cơ thể bằng cách tiêm chủng, tiêm huyết thanh.
- Miễn dịch chủ động: Chủng Vi khuẩn, virut đã được làm giảm hoạt tính, hoặc chết được tiêm vào cơ thể, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống bệnh. Đây là phương pháp phòng bệnh. VD: Phòng bệnh uốn ván, bệnh lao .
- Miễn dịch thụ động: Lấy huyết thanh của 1 con vật đã có sẵn kháng thể tiêm vào cơ thể người để chống bệnh tức thời. Sự miễn dịch thụ động được tạo thành ngay vài giờ sau khi tiêm, nhưng chỉ giữ được tác dụng trong vài tuần lễ. Đây là phương pháp trị bệnh.
( HS tự cho ví dụ).
Giải thích thời gian miễn dịch bệnh cúm rất ngắn ( 1. 2 tuần)
- Kháng thể có tính đặc hiệu rất cao.
- Virut cúm liên tục biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Sau khi cúm khỏi bệnh, kháng thể bệnh cúm ban đầu vẫn tồn tại song không có tác dụng nữa vì có hàng loạt dạng virut cúm mới, người ta vẫn có thể bị bệnh cúm trở lại bởi dạng virut cúm mới ( vì vậy người ta không chế tạo văcxin bệnh cúm).
Câu 3. Nêu đặc điểm các nhóm máu ở người ? Vẽ sơ đồ truyền máu. Nguyên tắc nào cần chú ý khi truyền máu.
Đáp án:
1. Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B. Có hai loại kháng thể trong huyết tương là anpha ( gây kết dính A) và beta ( gây kết dính B)
- Tổng hợp lại, có 4 nhóm máu:
Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B; huyết tương có cả anpha và beta
Nhóm máu A: hồng cầu có A, huyết tương chỉ có beta.
Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có B, huyết tương chỉ có anpha.
Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có anpha và beta.
2. Sơ đồ truyền máu ( HS tự vẽ)
3. Nguyên tắc truyền máu:
- Máu được truyền phải không bị nhiễm các tác nhân gây bệnh ( virut, viêm gan B, HIV )
- Máu được truyền phải phù hợp với nhóm máu người nhận để tránh tai biến( hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch).
4. Vận dụng:
- Người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu nào?
- Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào?
- Một bệnh nhân khi cấp cứu phải truyền máu. Bác sỹ lấy luôn một bịch máu trong kho dự trữ truyền ngay. Bác sỹ làm như vậy có đúng không ?
5. Thông tin bổ sung: Quy ước gen quy định nhóm máu.
Câu 4 Hệ bạch huyết
1. Cấu tạo và chức năng hệ bạch huyết
- Hệ bạch huyết gồm: phân hệ nhỏ và phân hệ lớn.
- Phân hệ nhỏ gồm: mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải.
Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.
Phân hệ lớn gồm: mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết ngực.
Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn trái.
2. Thành phần: Bạch huyết có thành phần giống máu, chỉ khác không có hồng cầu, ít tiểu cầu.
3. Sự luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ:
Mao mạch BH	Mạch bạch huyết	Hạch bạch huyết	ống bạch huyết 	TM
4. Vai trò chung của hệ bạch huyết
- Luân chuyển bạch huyết trong toàn cơ thể về tim.
- Tham gia bảo vệ cơ thể.
5. Cơ chế giúp nước mô liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông ?
- Nước mô liên tục được đổi mới:
+ Huyết áp trong mao mạch khoảng 20 – 40 mmHg làm cho các thành phần của máu( trừ hồng cầu) liên tục thẩm thấu qua thành mao mạch tạo thành nước mô ở khoảng gian bào.
+ Có sự trao đổi chất giữa nước mô ở khoảng gian bào với tế bào.
- Bạch huyết liên tục được lưu thông:
+ Nước mô liên tục thẩm thấu qua thành mao mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết liên tuc luân chuyển trong mạch bạch huyết rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn và lại hòa vào máu.
Vấn đề 2. Hệ tuần hoàn máu
Câu 1. Hệ tuần hoàn gồm những thành phần cấu tạo nào? Chức năng từng thành phần.
Đáp án:
- Hệ tuần hoàn máu gồm: tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
- Tim:
+ Cấu tạo:
Tim nằm trong lồng ngực giữa 2 lá phổi, hơi lệch về trái. Tim có dạng hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy lên trên.
Bên ngoài bao bọc bởi màng tim bằng mô liên kết.
Tim được cấu tạo bởi cơ tim, chia làm 4 ngăn:
Tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải có thành mỏng.
Tâm thất trái, tâm thất phải có thành dày.
Các van tim:
Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ - thất.
Giữa tâm thất và động mạch có van tổ chim.
+ Chức năng: Co bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch.
- Hệ mạch:
+ Động mạch: gồm 3 lớp: biểu bì, cơ trơn và mô liên kết. Có thành mạch dày, có tính đàn hồi, lòng trong hẹp.
Chức năng: Dẫn máu từ tim đến tế bào.
+ Tĩnh mạch: gồm 3 lớp: biểu bì, cơ trơn và mô liên kết. Có thành mạch mỏng. Lòng trong rộng. Lớp biểu bì có van.
+ Mao mạch: là các mạch máu rất nhỏ, thành mao mạch chỉ có một lớp biểu bì.
Chức năng: Là nới diễn ra trao đổi chất giữa máu với tế bào ( thông qua nước mô).
Câu 2. Hệ tuần hoàn máu gồm mấy vòng tuần hoàn ? Mô tả đường đi và chức năng của mỗi võng tuần hoàn.
Đáp án
- Hệ tuần hoàn gồm: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Dẫn máu từ tâm thất phải vào phổi để trao đổi khí.
- Vòng tuần hoàn lớn: Dẫn máu từ tâm thất trái tới tất cả các tế bào của cơ thể đảm bảo sự trao đổi chất thường xuyên của tế bào.
Câu 3. Chu kì co dãn của tim.
- Một chu kì co dãn của tim khoảng 0,8 s gồm 3 pha: nhĩ co (0,1s), thất co( 0.3s), dãn chung ( 0.4s).
- Sự phối hợp hoạt động của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
Câu 4. . Cơ chế giúp máu vận chuyển liên tục theo một chiều trong cơ thể:
Đáp án:
- Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, thất co và dãn chung.
- Sự phối hợp hoạt đọng của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
- Sự co bóp của tim tạo ra một sức đẩy, sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu ( huyết áp) giúp máu tuần hoàn trong hệ mạch.
- Do ma sát với thành mạch, huyết áp hao hụt suốt chiều dài hệ mạch.
- ở động mạch, sự vận chuyển máu còn được hỗ trợ và điều hòa bởi sự co dãn của động mạch.
- ở tĩnh mạch, có sự hỗ trợ của:
Các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch.
Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
Sự hoạt động của các van trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim làm cho máu không bị chảy ngược.
Câu 5. Huyết áp là gì? Cách phòng chống tăng huyết áp.
Đáp án:
- Sức đẩy của tim tạo ra một áp lực trong mạch máu. áp lực này gọi là huyết áp.
- Huyết áp tối đa: là huyết áp đo được khi tâm thất co. Huyết áp tối thiểu là huyết áp khi tâm thất dãn.
- Chỉ số huyết áp 120/ 80 là huyết áp của người bình thường. Nếu huyết áp tối đa > 140, tối thiểu > 90: người đó bị bệnh cao huyết áp.
Cách phòng chống bệnh cao huyết áp:
+ Hạn chế ăn mặn, chất béo, không uống rượu, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích.
+ Tránh làm việc căng thẳng,lao động quá sức hoặc xúc động, lo lắng buồn phiền .
Câu 6. Vận dụng
1. Hoàn thành bảng:
Bảng 1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim
Các ngăn tim co
Nơi máu được bơm tới
Tâm Nhĩ trái co
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất trái có
Tâm thất phải co
Bảng 2. Hoạt động của các van trong sự vận chuyển máu
Các pha trong một chu kì tim
Hoạt động của van trong các pha
Sự vận chuyển của máu
Van nhĩ - thất
Van động mạch
Pha nhĩ co
Pha thất co
Pha dãn chung
2.Máu ở đâu có màu đỏ tươi ? Giải thích.
3. Khi tim chu ki co tim giảm, khi nào tăng ?
Câu 7. Vệ sinh hệ tuần hoàn
1. Các biện pháp bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn và có hại cho tim mạch.
- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cúm, thấp khớp .
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật,
2. Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức, kết hợp với xoa bóp ngoài da.
IV. HỆ HÔ HẤP
Câu 1. Khái niệm hô hấp
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại khí cácbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Câu 2. Cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp.
- Gồm: Đường ống dẫn khí và phổi.
1. Đường ống dẫn khí
- Mũi: Có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhày giúp giữ bụi của không khí đi qua khoang mũi; Có lớp mao mạch dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào phổi.
- Họng: Có 6 tuyến amidan và 1 tuyến VA chứa nhiều tế bào limpho, góp phần diệt vi khuẩn trong không khí qua họng.
- Thanh quản: Vừa là cơ quan hô hấp, vừa có vai trò phát âm tạo ra tiếng nói được cấu tạo bằng sụn và các dây chằng.
- Khí quản: Cấu tạo bởi 15 - 20 lớp sụn khuyết xếp chồng lên nhau.Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung động liên tục.
- Phế quản: Được cấu tạo bởi các vòng sụn. ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
Chức năng chung của đường ống dẫn khí: dẫn khí vào phổi, làm ấm làm ẩm không khí, bảo vệ phổi.
2. Phổi: Có 2 lá phổi. Phổi phải có 3 thùy, trái có 2 thùy.
- Bao bên ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
Tác dụng: Làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực lúc phổi căng lên khi hít vào.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700 – 800 triệu phế nang.
Chức năng của phổi: Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.
Câu 3. So sánh thanh quản và khí quản.
Đáp án:
1. Giống nhau:
- Đều là bộ phận của đường ống dẫn khí.
- Đều được cấu tạo bằng sụn.
- Đều tham gia vào chức năng dẫn khí ra vào phổi.
2. Khác nhau
Khí quản
Phế quản
Mỗi cơ thể có một khí quản
Cấu tạo bởi các vòng sụn khuyết
Có đường kính lớn
Mặt trong có nhiều lông và tuyến tiết chất nhày
Không có cấu tạo cơ
Mỗi cơ thể có 2 phế quản
Cấu tạo bởi các vòng sụn hoàn toàn
Có đường kính nhỏ.
Không có lông và tuyến tiết nhày.
Phế quản tận được cấu tạo bằng cơ.
Câu 4. Trình bày hoạt động hô hấp ở người
Đáp án:
Hoạt động hô hấp gồm: sự thở, trao đổi khí ở phổi và tế bào.
1. Sự thông khí ở phổi ( sự thở)
- Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của lồng ngực mà ta thực hiện được các động tác hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới và duy trì ổn định nồng độ oxi và cacbonic trong không khí phế nang thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi.
- Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là 1 cử động hô hấp. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.
- Dung tích phổi gồm:
+ Khí lưu thông hay khí thở ra bình thường.
+ Khí 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chuyen_de_sinh_hoc_lop_8_chuong_trinh_ca_nam.doc