Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Phân bào - Năm học 2017-2018

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Phân bào - Năm học 2017-2018

1. Kiến thức

 - HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.

 - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình phân bào.

 - Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể. Ý nghĩa của giảm phân với sự sinh sản và tiến hóa, chọn giống.

 - Chi ra được những điểm giống và khác nhau trong các kì của quá trình phân bào quá đó khắc sâu kiến thức.

 - Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.

 2. Kĩ năng

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin trên mạng.

 - Củng cố và phát triển kĩ năng vẽ sơ đồ trên cơ sở kĩ năng tư duy khái quát hóa kiến thức.

3. Thái độ

 - Có thái độ yêu thích môn học.

 - Vận dụng kiến thức và kĩ năng học tập vào thực tiễn cuộc sống, giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan, trả lời câu hỏi, bài tập về phân bào nguyên phân và giảm phân

 

doc 10 trang thucuc 7900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Phân bào - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 2 - thứ 3- lớp 9B. Ngày 28/9/2017
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ.
Bước 1: Xác định chủ đề:
Chủ đề: PHÂN BÀO .
Lý do chọn chủ đề:
- Phân bào là hình thức phân chia tế bào căn cứ vào bộ NST của tế bào con so với tế bào mẹ người ta chia thành phân bào nguyên phân và phân bào giảm phân. Tuy nhiên hai quá trình phân bào này có những đặc điểm giống và khác nhau, để học sinh nắm chắc những biến đổi cơ bản của NST và nhận biết những đặc điểm trên một cách lôgic hơn cần phải biên soạn lại thành một chủ đề.
- Khi học tập chủ đề này, học sinh có khả năng phát huy tốt năng lực học tập bộ môn. Giáo viên phát huy được sở trường và vận dụng tốt các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành.
1. Kiến thức
 - HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
 - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình phân bào.
 - Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể. Ý nghĩa của giảm phân với sự sinh sản và tiến hóa, chọn giống.
 - Chi ra được những điểm giống và khác nhau trong các kì của quá trình phân bào quá đó khắc sâu kiến thức.
 - Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
 2. Kĩ năng
 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin trên mạng.
 - Củng cố và phát triển kĩ năng vẽ sơ đồ trên cơ sở kĩ năng tư duy khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ
 - Có thái độ yêu thích môn học.
 - Vận dụng kiến thức và kĩ năng học tập vào thực tiễn cuộc sống, giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan, trả lời câu hỏi, bài tập về phân bào nguyên phân và giảm phân
4. C¸c n¨ng lùc hưíng tíi
 4.1. Năng lực chung:
 + Năng lực tự học
 + Năng lực giải quyết vấn đề: Dựa trên quan sát, phân tích kênh hình và thông tin trong SGK học sinh tự lĩnh hội các kiến thức 
 + Năng lực tư duy sáng tạo: Thông qua phân tích thông tin học sinh xác lập được các đặc điểm của hai quá trình phân bào.
 + Năng lực tự quản lý: Quản lí nhóm học tập: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
 + Năng lực giao tiếp: Trao đổi thảo luận về các nội dung, ghi chép, báo cáo kết quả.
 + Năng lực hợp tác: Làm việc theo nhóm trao đổi nội dung thảo luận
 + Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): 
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ - NL sử dụng Tiếng Việt:Trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề.
 4.2. Các năng lực chuyên biệt 
+ Quan sát: Học sinh quan sát tranh ảnh, vi deo, mẫu vật
+ Phân loại và sắp xếp theo nhóm: Sự biến đổi hình thái NST trong nguyên phân và giảm phân. 
+ Tìm mối liên hệ: Quá trình nguyên phân, giảm phân có ý nghĩa trong thụ tinh.
+ Tính toán: Vận dụng giả các bài tập nguyên phân, giảm phân.
+ Xử lí và trình bày các số liệu
Bước 3: Xây dựng chuyên đề.
 1. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
 2. Đặc điểm của nguyên phân, giảm phân 
 3. Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân, giảm phân.
 4. Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân.
Bước 4. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề:
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Phân bào
- Nêu được thế nào là chu kì tế bào
- Biết được Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào.
- Hiểu được những diễn biến cơ bản của NST trong các kì của quá trình phân bào
- Hiểu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân đối với sự phát triển cá thể, đối với con người và đối với tiến hóa.
- Vận dụng những hiểu biết về các kì của quá trình phân bào hoàn thành phiếu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ (diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân, giảm phân)
Vận dụng kiến thức lí thuyết tư duy rút ra công thức làm bài tập về nguyên phân, giảm phân
Bước 5. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập.
 1. Nhận biết
 * Trắc nghiệm:
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
1. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào:
 a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau e. Kì cuối
2. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
 a. Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
 b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con
 c. Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con
 d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con
 * Tự luận
1. Thế nào là chu kì tế bào?
2. Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?
3. Hình thài NST ở kì trung gian ?
4. Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
5. Nêu kết quả của quá trình phân nguyên phân?
2. Thông hiểu
1. Nêu sự biến đổi hình thái NST?
2. Quan sát hình 9.1, 9.2 về mức độ đóng, duỗi xoắn nhiều hay ít hoàn thành bảng sau:
- Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn
- Mức độ đóng xoắn
3. Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ?
4. Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi ® Điều đó có ý nghĩa gì?
3. Vận dụng :
 * Trắc nghiệm
 Ở ruồi giấm 2n = 8. một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là
 a. 4 NST b. 8 NST c. 16 NST d. 32 NST
 * Tự luận
1. Trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb khi giảm phân sẽ cho ra các tổ hợp NST nào ở tế bào con (giao tử)?
2. Hoàn thành bảng sau
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
- 
- Gồm hai lần phân bào liên tiếp
- Tạo ra ............................tế bào con có bộ NST như tế bào mẹ
- Tạo ra ......................tế bào con có bộ NST 
 4. Vận dụng cao
1. Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có bộ NST giảm đi một nửa?
2. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân I và giảm Phân II?
3. Vịt nhà có bộ NST 2n = 80
Có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định
a. Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
b. Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
c. Số thể định hướng được tạo ra cùng với MST của chúng.
4. Một tế bào mầm sinh dục của một loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tất cả các tế bào con đều tham giam giảm phân tạo giao tử. Em hãy cho biết có bao nhiêu giao tử được tạo ra trong các trường hợp sau:
 - Nếu đó là tế bào mầm sinh dục đực
 - Nếu đó là tế bào mầm sinh dục cái
THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.
CHỦ ĐỀ: PHÂN BÀO .
 ( Thời lượng 2 tiết – Tiết 9, 10)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
 - HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
 - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình phân bào.
 - Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể. Ý nghĩa của giảm phân với sự sinh sản và tiến hóa, chọn giống.
 - Chi ra được những điểm giống và khác nhau trong các kì của quá trình phân bào quá đó khắc sâu kiến thức.
 - Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
 2. Kĩ năng
 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin trên mạng.
 - Củng cố và phát triển kĩ năng vẽ sơ đồ trên cơ sở kĩ năng tư duy khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ
 - Có thái độ yêu thích môn học.
 - Vận dụng kiến thức và kĩ năng học tập vào thực tiễn cuộc sống, giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan, trả lời câu hỏi, bài tập về phân bào nguyên phân và giảm phân
II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Hình thức: Học tập trên lớp 
- Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại gợi mở, thực hành, trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, học tập theo tra cứu.
- Kỹ thuật: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, kỹ thuật động não, kỹ thuật thảo luận viết.
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV: 
 - Máy chiếu ; hệ thống tranh ảnh minh họa
 - Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
 - Các clip sưu tầm liên quan đến chủ đề
 - Địa chỉ các tài liệu liên quan để thực hiện nhiệm vụ
 - Mẫu phiếu hướng dẫn thực hiện.
2. Chuẩn bị của HS : 
 - Sách giáo khoa, sách tham khảo, các địa chỉ tài liệu liên quan, cách khai thác, phương tiện khai thác, sử dụng
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Sĩ số
9A
9B
Tiết 1
Ngày
Sĩ số
Tiết 2
Ngày
Sĩ số
2. Kiểm tra: Kiểm tra trong quá trình học.
3. Bài mới:
3.1: Hoạt động khởi động:
- Phân bào là hình thức phân chia tế bào căn cứ vào bộ NST của tế bào con so với tế bào mẹ người ta chia thành phân bào nguyên phân (nguyên phân) và phân bào giảm phân.
 Vậy hai quá trình phân bào này có đặc điểm gì giống và khác nhau, quá trình phân chia diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này cho trong chủ đề phân bào.
3.2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào .
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 9.1 trả lời câu hỏi
- Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?
(GV lưu ý HS về thời gian và sự nhân đôi NST Ơ kì trung gian)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.2 thảo luận
+ Nêu sự biến đổi hình thái NST?
+ Hoàn thành bảng 9.1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Chia làm 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
+ Từng nhóm thống nhất kết quả : Chuẩn bị giới thiệu bạn báo cáo kết quả.
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ:
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS nêu được hai giai đoạn:
+ Kì trung gian
+ Quá trình nguyên phân. 
 Dạng đóng xoắn 
 Dạng duỗi xoắn
Bước 4: Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh
GV: Đưa ra đáp án đúng,
- Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn
Nhiều nhất
ít
Nhiều
- Mức độ đóng xoắn
ít
Cực đại
 GV chiếu lại hình ảnh trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ, giải thích đến đâu chốt kiến thức đến đó theo câu hỏi .
Kết luận: 
 - Chu kì tế bào gồm:
+ Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có sự nhân đôi NST
+ Nguyên nhân: Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chu kì tế bào
+ Dạng sợi (duỗi xoắn) ở kì trung gian
+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa
Câu hỏi Tìm tòi, mở rộng:
GV đưa ra câu hỏi vận dụng cho HS trực tiếp trả lời:
Câu hỏi: Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
Hoạt động 2: Đặc điểm của nguyên phân, giảm phân 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Chia lớp làm 4 nhóm
+ Cho HS quan sát các hình trên máy chiếu về : Nghiên cứu thông tin SGK, tìm hiểu đặc điểm của nguyên phân, giảm phân. hoàn thiện câu hỏi sau:
?Cho biết đặc điểm của nguyên phân, giảm phân?.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Chia làm 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ:
Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày.
 - Đặc điểm của nguyên phân, giảm phân.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh
GV: Chốt kiến thức.
Kết luận: 
- Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào nguyên nhiễm gồm 4 kì
- Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào 1. Mỗi lần phân bào đều gồm 4 kì như nguyên
Câu hỏi tìm tòi, mở rộng:
Hoàn thành bảng sau
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
- 
- Gồm hai lần phân bào liên tiếp
- Tạo ra ............................tế bào con có bộ NST như tế bào mẹ
- Tạo ra ......................tế bào con có bộ NST 
Hoạt động 3: Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân và giảm phân .
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 6 nhóm. Hướng dẫn học sinh cụ thể từng bước tìm hiểu.
GV hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ, thu thập thông tin, giới thiệu các địa chỉ tài liệu tham khảo, cách khai thác sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Chia làm 6 nhóm nhỏ. Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình vẽ và tham khảo thêm tư liệu trên mạng (video về nguyên phân giảm phân trên youtube hoặc trong bài giảng sinh học 9) tìm hiểu 2 quá trình nguyên phân và giảm phân hoàn thành nội dung bảng 1,2
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh báo cáo cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức 
Bước 4: Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh
GV: Đưa ra đáp án đúng.
 Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trinh nguyên phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Kì trung gian
- NST dài, mảnh, duỗi xoắn
- NST nhân đôi thành NST kép
- Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử
Kì đầu
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt
- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại
- Các NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Kì cuối
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất
 Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trinh giảm phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì trung gian
- NST ở dạng sợi mảnh
- Cuối kì NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động 
- Diễn ra rất ngắn không có sự nhân đôi NST
Kì đầu
- Các NST xoắn, co ngắn
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội
Kì giữa
- Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào
Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép)
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội
Hoạt động 4: Ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nêu kết quả của quá trình phân bào?
- GV: cho HS thảo luận
+ Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ?
+ Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi ® Điều đó có ý nghĩa gì?
- GV mở rộng nêu ý nghĩa thực tiễn trong giâm, chiết, ghép...
- Cho biết kết quả của giảm phân?
- GV cho HS thảo luận.
+ Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có bộ NST giảm đi một nửa?
+ GV: Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng® đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST
+ Nêu những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân I và giảm Phân II?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nêu kết quả của nguyên phân
- HS làm việc theo nhóm
+ Do NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần
® Bộ NST của loài được ổn định
- HS vận dụng kiến thức nêu kết quả của giảm phân.
- HS thảo luận theo nội dung câu hỏi
+ Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lầnở kì trùng gian trước lần phân bào I
- HS tự rút ra ý nghĩa của giảm phân
- HS sử dụng kiến thức ở bảng 10 để so sánh từng kì
Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh báo cáo cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức 
Bước 4: Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh
GV: Chốt kiến thức.
* Kết luận:
. Ý nghĩa của nguyên phân
- Kết quả: Từ một tế bào ban đầu tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể
- Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào
. Ý nghĩa của giảm phân
- Kết quả: Từ một tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST)
- Tạo ra các tế bào con có bộNST đơn bội khác nhau vềnguồn gốc NST
3.3: Hoạt động luyện tập.
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
1. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào:
 a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau e. Kì cuối
2. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
 a. Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
 b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con
 c. Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con
 d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con
 3. Ở ruồi giấm 2n = 8. một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là
 a. 4 NST b. 8 NST c. 16 NST d. 32 NST
4. Trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb khi giảm phân sẽ cho ra các tổ hợp NST nào ở tế bào con (giao tử)?
3.4 Hoạt động vận dụng. 
 Bài 1. Vịt nhà có bộ NST 2n = 80
Có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định
a. Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
b. Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
c. Số thể định hướng được tạo ra cùng với MST của chúng.
Bài 2. Một tế bào mầm sinh dục của một loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tất cả các tế bào con đều tham giam giảm phân tạo giao tử. Em hãy cho biết có bao nhiêu giao tử được tạo ra trong các trường hợp sau:
 - Nếu đó là tế bào mầm sinh dục đực
 - Nếu đó là tế bào mầm sinh dục cái
V. Củng cố, hướng dẫn học sinh về nhà, rút kinh nghiệm chủ đề.
GV chốt kiến thức trọng tâm của chủ đề.
GV cho HS tự đánh giá hoạt động của nhóm bạn nào tích cực bạn nào chưa tích cực trong hoạt động.
GV nhận xét đánh giá hoạt động của từng nhóm những ưu điểm, tồn tại.
- Học bài kết hợp vở ghi và SGK
 - Trả lời các câu hỏi và bài tập từ 1-4 Tr33
 - Tìm hiểu sự phát sinh giao từ và thụ tinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_chu_de_phan_bao_nam_hoc_2017_2018.doc