Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 7-10

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 7-10

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của sự đông máu đối với cơ thể .

- Trình bày được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.

2. Kỹ năng

- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu nguyên nhân đông máu và nguyên tắc truyền máu.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng hợp tác lắng nghe.

- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.

3. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lý khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh.

 - Qua bài học cần hình thành cho HS các năng lực:

 + Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu

 + Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình, mẫu vật thật.

 + Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm

II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị tranh tr. 48, 89 SGK.

- Sơ đồ cơ chế đông máu

III. Tiến trình của hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp: 1phút

2. Kiểm tra bài cũ:4 phút

? Trình bày các cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu.?

? Miễn dịch là gì ? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

3. Bài mới

Trong lịch sử phát triển y học , con người đã biết truyền máu , song rất nhiều trường

hợp gây tử vong ,đó là do khi truyền máu thì máu bị đông lại . Vậy yếu tố nào gây đông

máu và máu đông theo cơ chế nào ? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay:

 

doc 25 trang thucuc 2911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 7-10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ SINH HOC 8: 
Thời lượng thực hiện: 7 tiết
(Từ bài 13 đến bài 19/SGK)
A. Lí do chọn chủ đề
 - Căn cứ vào sự tương đồng về nội dung kiến thức, mối liên hệ kiến thức giữa các bài.
 - Căn cứ vào phân phối chương trình bộ môn Sinh học 8. 
 - Dựa vào sự lôgic giữa các mạch kiến thức nên tôi xây dựng chủ đề Tuần hoàn với thời lượng 7 tiết gồm các bài 13,14,15,16,17,18,19 trong chương trình SGK Sinh học 8
B. Nội dung
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- HS cần phân biệt được các thành phần của máu và chức năng của từng thành phần
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
- HS trình bày được các hoạt động của bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày khái niệm miễn dịch, phân biệt được các loại miễn dịch.
- Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể
- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
- HS Nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
- HS chỉ ra được cấu tạo ngoài và trong của tim 
- Phân biệt được các loại mạch máu.
- Trình bày đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn tim. 
- Cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. 
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
- HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay chỉ là mao mạch.
- HS biết cách băng bó vết thương khi bị thương hoặc gặp người bị tai nạn
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức
-Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
-Kĩ năng hợp tác ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận
-Kĩ năng phán đoán
- Rèn kĩ năng băng bó hoặc làm garô và biết những quy định khi đặt garô
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế
3. Thái độ
-HS có trách nhiệm với bản thân, yêu quý bản thân, tự chăm sóc bản thân để có một cơ thể khoẻ mạnh
- Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể tránh mất máu khi bị thương
- Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiêm túc
- Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch, tránh tác động mạnh vào tim
* Định hướng phát triển năng lực
- Qua chủ đề cần hình thành cho HS các năng lực sau
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình, mẫu vật thật.
+ Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.
+ Năng lực tự quản lí trong khi hoạt động nhóm.
+ Năng lực thực hành
II. Thiết bị dạy học, học liệu.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh hình mô tả cấu tạo ngoài và trong của tim, các loại mạch máu
- Tư liệu liên quan đến hoạt động của tim, các bệnh liên quan tới tim và hệ mạch.
- Dung cụ dùng trong sơ cứu cầm máu.
- Bài giảng powerpoint
2. Học sinh
- Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi trong bài
- Tìm hiểu thông tin về 1 số bệnh: hở hay hẹp van tim, nhồi máu cơ tim,máu nhiễm mỡ, suy tim, chứng xơ vữa động mạch 
III. Nội dung
- Nội dung 1- Máu và môi trường trong cơ thể
- Nội dung 2- Bạch cầu – miễn dịch
- Nội dung 3 – Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- Nội dung 4 – Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- Nội dung 5- Tim và mạch máu
- Nội dung 6 – Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
- Nội dung 7 – Thực hành sơ cứu cầm máu.
IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1: máu và môi trường trong cơ thể
- HS cần phân biệt được các thành phần của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Phân tích và chỉ ra được vai trò của môi trường trong cơ thể.
-Tính được số lít máu trong cơ thể.
- Giải thích được tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao.
Nội dung 2: Bạch cầu - miễn dịch
- HS trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
-Kể tên được các bệnh trẻ em đã được tiêm phòng
- cơ chế tác động của vắc xin 
- Giải thích nguyên nhân của hội chứng suy giảm miễn dịch
Nội dung 3: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
-HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của sự đông máu đối với cơ thể .
-Trình bày được các nhóm máu ở người 
- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
-Ý nghĩa của việc xét nghiệm xác định nhóm máu
-Biết xử lí khi chảy máu
- Thiết lập sơ đồ cho và nhận máu của những người trong gia đình.
Nội dung 4: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
- Trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
-Mô tả được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ
-Phân biệt máu và bạch huyết
Nội dung 5: Tim và mạch máu
- HS nêu được cấu tạo ngoài và trong của tim
- Trình bày đặc điểm các pha trong chu kỳ co giãn tim. 	
- Phân biệt được các lọai mạch máu.
-Giải thích vì sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mỏi mệt.
Nội dung 6: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. 
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
-Giải thích được vì sao các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường mà nhu cầu ôxi cho cơ thể vẫn được đảm bảo.
-Giải thích nguyên nhân của một số bệnh liên quan tới tim và hệ mạch
Nội dung 7: Thực hành sơ cứ cầm máu.
-Trình bày các bước tiến hành băng bó vết thương
- Nêu được những yêu cầu của biện pháp buộc dây garô 
-Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và cách xử lí từng trường hợp.
-HS biết cách xử lí và băng bó vết thương khi bị thương hoặc gặp người bị tai nạn
V. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực.
Các yêu cầu cần đạt của chủ đề
Câu hỏi, bài tập kiêm tra, đánh giá
Nhận biết
? Máu gồm những thành phần nào?
? Có những loại tế bào máu nào?Nêu đặc điểm từng loại? chức năng của hồng cầu ?
? Huyết tương gồm những thành phần nào? Vai trò của huyết tương
? Môi trường trong gồm những thành phần nào ? Vai trò của môi trường trong ?
? Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
? Miễn dịch là gì ?Có những loại miễn dịch nào?
? Đông máu là gì ? trình bày cơ chế đông máu ? Sự đông máu có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể ?
? Trình bày đặc điểm các nhóm máu ở người ?
? Viết sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây hiện tượng kết dính hồng cầu ?
? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu ?
? Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ?? Cấu tạo mỗi thành phần đó?
? Vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?
? Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ? Hệ bạch huyết có vai trò gì
? Trình bày cấu tạo ngoài và trong của tim ?
? Trình bày cấu tạo của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch ?
? Mỗi chu kỳ co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây, được chia làm mấy pha ?
? Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?
? Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?
? Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?
? Trình bày các bước tiến hành băng bó vết thương
? Nêu được những yêu cầu của biện pháp buộc dây garô 
Thông hiểu
? Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
? Phân biệt MD bẩm sinh và MD tập nhiễm ?
? Việc xét nghiệm máu để biết nhóm máu có ý nghĩa như thế nào ?
? Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hòan lớn?
? Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ ?
? Phân biệt các loại mạch máu ?
? Sự hoạt động co dãn của tim liên quan đến sự vận chuyển máu như thế nào ?
? Căn cứ vào tốc độ máu chảy trong ĐM, TM, MM, em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó ?
? Trong 3 dạng chảy máu trên, dạng chảy máu nào nguy hiểm đến tính mạng, dạng nào dễ xử lí hơn ? Vì sao ?
Vận dụng
? Bài tập 3/ 44 SGK
? Bản thân em đã MD tập nhiễm với những bệnh nào ?
? Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào? và kết quả như thế nào?
? Máu có cả kháng nguyên A và B có truyền cho người có nhóm máu O đước không ? Vì sao ?
? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ?
? Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh ( Vi rút viêm gan B, HIV ) có thể đem truyền cho người khác được không ? Vì sao?
? Khi bị chảy máu việc đầu tiên cần làm là gì ?
? Bạch huyết có điểm gì giống và khác so với máu ?
? Tại sao tim hoạt động suốt cuộc đời mà không mệt mỏi ?
- Làm BT 3/ SGK : Bảng 17.2 sgk trang 57
Các pha trong một chu kì tim
Hoạt động của van trong các pha
Sự vận chuyển của máu
Van nhĩ - thất
Van động mạch
Pha nhĩ co
Pha thất co
Pha dãn chung
? Giải thích vì sao các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường mà nhu cầu ôxi cho cơ thể vẫn được đảm bảo ?
? Thực hành băng bó vết thương ở lòng bàn tay, cổ tay ?
Vận dụng cao
? Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?
? vắc xin là gì ? cơ chế tác động của vắc xin 
? Giải thích nguyên nhân của hội chứng suy giảm miễn dịch
? Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì ? thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu cảu các cá nhân đó ?
? Giải thích nguyên nhân của một số bệnh liên quan tới tim và hệ mạch: chứng xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao ?
VI. Thiết kế tiến trình học tập
Tuần 7 Tiết 13	
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chủ đề : TUẦN HOÀN 
NỘI DUNG 1: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I. Mục tiêu.
1. Kiến Thức
	- HS cần phân biệt được các thành phần của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Kỹ năng 
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.
	- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
3. Thái độ
	- Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể tránh mất máu
	- Qua bài học cần hình thành cho HS các năng lực:
	+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
	+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình, mẫu vật thật.
	+ Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị.
	- Tranh H 13.1 ; 13.2/ SGK.
	- Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 1phút
2. Bài mới: 1 phút
Mở bài: Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào ? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Máu có vai trò gì đối với cơ thể sống ? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài 13.
Hoạt động 1: Máu(22 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK về thì nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:
? Máu gồm những thành phần nào?
? Có những loại tế bào máu nào?Nêu đặc điểm từng loại?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.
- GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là do nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi:
? Huyết tương gồm những thành phần nào?
? Trong thành phần của huyết tương chất nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần s SGK
? Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?
? Thành phần chất trong huyết tương(bảng 13)gợi ý gì về chức năng của nó?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?
? Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
- GV nhận xét, kết luận
+ Phần đặc ở dưới màu sẫm
+ Phần lỏng ở trên màu vàng
- HS nghiên cứu SGK và tranh, trả lời
- HS trả lời
 1- huyết tương 
 2- hồng cầu 
 3- tiểu cầu
- HS dựa vào bảng 13 để trả lời :
Sau đó rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được :
+ Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông.
- HS rút ra kết luận
- HS thảo luận nhóm và nêu được :
+ Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic.
+ Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. 
+ Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.
I. Máu
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.
Máu gồm:
- Huyết tương:
Lỏng trong suốt, màu vàng nhạt chiếm 55% V.
- Tế bào máu:
Đặc quánh, đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% V. 
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Trong huyết tương có nước (90%), các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải...
- Huyết tương có chức năng:
+ Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
+ Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
- Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 và CO2.
Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể(14 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi :
? Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ?( Vị trí của các TB đó)
? Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ?
? Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ?
? Môi trường bên trong có vai trò gì ?
- GV hỏi thêm: Khi em bị ngã xước da rớm máu, có nước chảy ra, mùi tanh đó là chất gì?
- GV giảng giải về mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- HS theo dõi và tiếp thu KT
- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.
+ Qua máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể).
- HS rút ra kết luận.
- Có thể thấy nước mô trong suốt hoặc hơi vàng rỉ ra ở các vết xước trên da
Hs nắm được:
+O2, chất dinh dưỡng lấy từ cơ quan hô hấp và tiêu hoá theo máu ® nước mô ® tế bào.
+CO2, chất thải từ tế bào ® nước mô ® máu hệ bài tiết, hệ hô hấp ® ra ngoài
II. Môi trường trong cơ thể
- Môi trường bên trong gồm ; Máu, nước mô, bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
4.Củng cố: 5 phút 
- Gv hệ thống KT bài học
- Làm Bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
a. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
b. Nguyên sinh chất, huyết tương.
c. Prôtêin, lipit, muối khoáng.
d. Huyết tương.
Câu 2. Vai trò của môi trường trong cơ thể:
a. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
b. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
c. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.
d. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống.
5. Dặn dò: 2phút
- Học và trả lời câu 1, 2, 3, 4 SGK.
- Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?
- Đọc mục “Em có biết” Tr- 44.
Tuần 7 Tiết 14	
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN
NỘI DUNG 2- BẠCH CẦU MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu.
1. Kiến Thức
- HS trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu hoạt động chủ yếu của bạch cầu
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
- Kỹ năng rèn luyện sức khỏe để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
3. Thái độ
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch
-Cần phát triển năng lực tự chủ ,tự học ,năng lực sáng tạo ,năng lực giao tiếp ,năng lực sử dụng ngôn ngữ ,năng lực hợp tác cho HS
II. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ hình 14.1 ®14.3 SGK
- Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: 1phút
2. Kiểm tra bài cũ: 4phút
? Thành phần cấu tạo của máu? Hồng cầu và huyết tương có chức năng gì ? 
? Tính xem cơ thể em có bao nhiêu lít máu ? 
3. Bài mới: 1 phút
Mở bài: Khi em bị mụn ở tay, tay sưng tấy và đau vài hôm xuất hiện mủ rồi khỏi, Vậy do đâu mà tay khỏi đau ?
Hoạt động 1: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây nhiễm(22 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
? Nêu các loại TB máu em đã được học ?
- GV thông báo trong 3 loại TB máu thì HC có chức năng vận chuyển O2 và CO2, tiểu cầu có vai trò trong quá trình đông máu ( bài 15), còn TB BC có vai trò tiêu diệt VK xâm nhập vào cơ thể.
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ‘ , thảo luận nhóm các câu hỏi
? Khi các VSV xâm nhập vào cơ thể hoạt động đầu tiên của Bạch cầu là gì ?
? Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào tham gia thực bào?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu TT SGK và trả lời câu hỏi : 
? Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
? Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
- GV nêu vấn đề : Nếu 1 số VK thoát khỏi hoạt động thực bào thì cơ thể có cơ chế gì tiếp theo để bảo vệ ? 
? Tế bào limphô B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
? Các VK, VR thoát khỏi hoạt động bảo vệ của TB B, gây nhiễm cho các TB cơ thể thì cơ thể có cơ chế nào tiếp theo để bảo vệ ?
? Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiếm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào?
- GV nhận xét phần trao đổi của các nhóm và giảng giải thêm 
- Quay trở lại vấn đề mở bài, em hãy giải thích: Mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi
- GV liên hệ với căn bệnh thế kỷ AIDS để HS tự giải thích ( Mục em có biết )
- Vận dụng KT bài 13 nêu đc 3 loại TB : HC, BC. TC
- HS theo dõi và ghi nhớ
- Cá nhân đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3, 14.4 tr.45, 46 SGK ® ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày trên tranh ® nhóm khác nhận xét, bổ sung (nhiều nhóm trình bày)
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 14.2 SGK tr.45 tự trả lời câu hỏi ® HS khác bổ sung ® rút ra kết luận
- Hoạt động của TB limphô B
- HS mô tả hoạt động của TB limpho B
- Hoạt động của tế bào T
- HS trình bày
- HS trình bày lại đầy đủ 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể
- HS vận dụng kiến thức trả lời
+ Do hoạt động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn ở mụn
- HS theo dõi và ghi nhớ
I.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây nhiễm
- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể.
- Kháng thể: Là những phân tử prôtêin do cơ thể tạo ra chống lại các kháng nguyên
- Cơ chế: Chìa khoá, ổ khoá
* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
- Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong TB rồi tiêu hoá chúng.
+ TB LIM PHÔ B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên trên bề mặt vi khuẩn, VR.
+ TB LIM PHÔ T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc.
Hoạt động 2 : Miễn dịch ( 13 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV cho một ví dụ: Khi có dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhưng cũng có nhiều người không bị mắc. Những người đó có khả năng miễn dịch với bệnh này.
- GV hỏi:
? Miễn dịch là gì?
(GV lưu ý: HS thường không chú ý hiện tượng là môi trường xung quanh có mầm bệnh)
- GV nêu câu hỏi:
? Có những loại miễn dịch nào?
? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì?
? Phân biệt MD bẩm sinh và MD tập nhiễm ?
? Bản thân em đã MD tập nhiễm với những bệnh nào ?
- GV giảng giải về vắc xin:
+ Yêu cầu HS liên hệ bản thân và thực tế
? Em hiểu gì về dịch SARS và dịch cúm do H5N1 gây ra ?
? Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào? và kết quả như thế nào?
- GV nhận xét, chốt KT
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK ® ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- MD tự nhiên và MD nhân tạo
- HS phân biệt bằng VD
- HS nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức thực tế, và các thông tin trên phim ảnh ® trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung
II.Miễn dịch
- Miễn dịch: Là khả năng không mắc một số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
Gồm MD bẩm sinh và MD tập nhiễm.
+ Miễn dịch nhân tạo: có được 1 cách không ngẫu nhiên, chủ động khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh bằng cách tiêm phòng văcxin.
4.Củng cố: 3 phút 
* Yêu cầu HS làm BT trắc nghiệm
1- Hãy chọn 2 loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu ưa axít
Bạch cầu ưa kiềm
Bạch cầu đơn nhân
LIM PHÔ bào
2- Hoạt động nào là hoạt động của LIM PHÔ B
Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên
Thực bào bảo vệ cơ thể
Tự tiết chất bảo vệ cơ thể
3- Tế bào T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bằng cách nào?
Tiết men phá huỷ màng
Dùng phân tử prôtêin đặc hiệu
Dùng chân giả tiêu diệt
5. Dặn dò: 1phút
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục “ Em có biết?”
 Chuẩn bị bài 15, tìm hiểu về cho máu và truyền máu
Tuần 8 Tiết 15	
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN
NỘI DUNG 3- ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của sự đông máu đối với cơ thể .
Trình bày được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu nguyên nhân đông máu và nguyên tắc truyền máu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe.
- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lý khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh.
	- Qua bài học cần hình thành cho HS các năng lực:
	+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
	+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình, mẫu vật thật.
	+ Năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị tranh tr. 48, 89 SGK.
- Sơ đồ cơ chế đông máu
III. Tiến trình của hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp: 1phút 
2. Kiểm tra bài cũ:4 phút 
? Trình bày các cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu.?
? Miễn dịch là gì ? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
3. Bài mới
Trong lịch sử phát triển y học , con người đã biết truyền máu , song rất nhiều trường
hợp gây tử vong ,đó là do khi truyền máu thì máu bị đông lại . Vậy yếu tố nào gây đông 
máu và máu đông theo cơ chế nào ? Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò của sự đông máu (20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV nêu vấn đề: Khi vô tình tay chúng ta bị đứt em thấy có hiên tượng gì ?
- GV nhận xét, bổ sung: Máu ngừng chảy là nhờ 1 khối máu đông bịt kín vết thương. ? Vậy thế nào là hiện tượng đông máu?
? Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với sự sống của cơ thể ?
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục I, thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
? Sự đông máu có liên quan tới yếu tố nào của máu ?
? Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu ?
? Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu ?
? Hãy trình bày cơ chế của sự đông máu ?
- GV nhận xét, giảng giải trên sơ đồ
- HS liên hệ thực tế yêu cầu nêu được: Máu chảy ra ngoài da lúc đầu nhiều sau ít rồi ngừng hẳn.
-HS trả lời
Cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm , đại diện phát biểu, bổ sung. 
+ Tiểu cầu
+ Búi tơ máu ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết rách.
- Cá nhân trình bày trên sơ đồ -> HS khác nhận xét và bổ sung 
I. Đông máu
- Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.
- Đông máu là 1 cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu khi bị thương.
* Cơ chế đông máu:
 ( SGK) 
Hoạt động 2: Các nguyên tắc truyền máu( 16 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yc HS nghiên cứu TN của CacLanstâynơ trả lời các câu hỏi sau:
- GV nêu câu hỏi:
? Hồng cầu máu người cho có loại kháng nguyên nào ?
? Huyết tương máu người nhận có loại kháng thể nào ? Chúng có gây kết dính hồng cầu máu người cho không ?
? Tổng hợp lại ở người có những nhóm máu nào ? Đặc điểm của mỗi nhóm máu ?
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập đánh dấu mũi tên để phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận giữa các nhóm máu”
- GV nhận xét, đánh giá 
- GV gt sơ đồ và mở rộng:
+ Nhóm O gọi là nhóm chuyên cho nghĩa là người có nhóm máu này thì có thể cho máu bất kì người nào.
+ Nhóm AB gọi là nhóm chuyên nhận nghĩa là người có nhóm máu này thì có thể nhận máu của bất kì người nào.
- GV nêu câu hỏi:
? Máu có cả kháng nguyên A và B có truyền cho người có nhóm máu O đước không ? Vì sao ?
? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ?
? Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh ( Vi rút viêm gan B, HIV ) có thể đem truyền cho người khác được không ? Vì sao?
- GV nhận xét đánh giá phần trả lời của HS.
- GV hỏi: Vậy khi truyền máu cần chú ý những nguyên tắc nào ?
- GV liên hệ: 
? Khi bị chảy máu việc đầu tiên cần làm là gì ?
? Việc xét nghiệm máu để biết nhóm máu có ý nghĩa như thế nào ?
- GV nhận xét, bổ sung
HS tự nghiên cứu thí nghiệm của Staynơ, hình 15.2 SGK
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Gọi 2 HS viết sơ đồ “ Mối quan hệ giữa cho và nhận giữa các nhóm máu”
- HS khác bổ sung.
- HS rút ra kết luận
- HS tự vận dụng kiến thức ở vấn đề 1 trả lời câu hỏi.
- Một số HS trình bày ý kiến của mình -> HS khác bổ sung.
Yêu cầu:
+ Không được vì bị kết dính hồng cầu.
+ Có thể truyền vì không gây kết dính.
+ Không được. vì sẽ truyền mầm bệnh cho người nhận
- HS trả lời
- HS vận dụng kiến thức đã học trong bài trả lời.
II. Các nguyên tắc truyền máu
1. Tìm hiểu các nhóm máu ở người.
- Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O.
- Sơ đồ “ Mối quan hệ cho nhận và nhận giữa các nhóm máu” 
ADA
ODO ABDAB 
 BDB
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp, tránh hiện tượng kết dính hồng cầu.
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền.
4. Củng cố : 3phút
- Gv hệ thống kiến thức toàn bài
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
+ Câu 1: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào ?
Hướng dẫn: Trong quá trình đông máu, các tiểu cầu đống vai trò:
+ Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
+ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông 
5. Bài tập về nhà: 1phút
- HS học bài trả lời câu hỏi SGK + Đọc mục: “ Em có biết”
- Ôn lại cấu tạo của hệ tuần hoàn và đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
Tuần 8 Tiết 16	
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN
NỘI DUNG 4: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
I - Mục tiêu
1. Kiến Thức
	- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
- Trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu hệ tuần hoàn máu bạch huyết
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch, tránh tác động mạnh vào tim.
-Cần phát triển năng lực tự chủ ,tự học ,năng lực sáng tạo ,năng lực giao tiếp ,năng lực sử dụng ngôn ngữ ,năng lực hợp tác cho HS
II – Chuẩn bị
 - Tranh phóng hình 16.1; 16.2, tranh hệ tuần hoàn có thêm phần bạch huyết.
III – Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 1phút
2. Kiểm tra bài cũ: 3phút
Đông máu là gì ? Cho biết vai trò của tiểu cầu trong sự đông máu ? 
Vẽ sơ đồ mối q.hệ cho nhận giữa các nhóm máu ? Khi truyền máu cần chú ý những nguyên tắc nào?
3. Bài mới 
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái quát về hệ tuần hoàn máu ( 20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung
- GV nêu câu hỏi:
? Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ?
? Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào ?
- GV cho lớp chữa bài.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và phải lưu ý HS
+ Với tim: Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.
+ Còn hệ mạch: Không phải màu xanh là máu tĩnh mạch, màu đỏ là máu động mạch.
- GV yêu cầu: Trả lời 3 câu hỏi trong SGK tr. 51.
? Mô tả đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hòan lớn?
? Vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?
? Vai trò của hệ tuần hoàn máu?
- GV quan sát các nhóm-> nhắc nhở nhóm yếu để hoàn thành bài tập.
- GV cho lớp chữa bài.
- GV đánh giá kết quả các nhóm, bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh.
- Cá nhân tự nghiên cứu hình 16.1 SGK -> ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm -> thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Số ngăn tim, vị trí, màu sắc.
+ Tên động mạch, tĩnh mạch chính.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, bằng cách chỉ và thuyết minh tranh phóng to.
- HS quan sát hình 16.1 lưu ý chiều đi của mũi tên và màu máu trong động mạch, tĩnh mạch.
- Trao đổi nhóm -> thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Điểm xuất phát và kết thúc mỗi vòng tuần hoàn.
+ Hoạt động trao đổi chất tại phổi và các cơ quan trong cơ thể.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh -> các nhóm nhận xét bổ sung.
-> HS tự rút ra kết
I. Hệ tuần hoàn máu
1.Cấu tạo hệ tuần hoàn
 Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch.
- Tim:
+ Có 4 ngăn: 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ.
+ Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.
- Hệ mạch:
+ Động mạch: Xuất phát từ tâm thất
+ Tĩnh mạch: dẫn máu về tâm nhĩ.
+ Mao mạch: Nối động mạch và tĩnh mạch.
2. Vai trò của hệ tuần hoàn
- Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy -> đẩy máu.
- Hệ mạch: Dẫn máu từ tim đến các tế bào v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_7_10.doc