Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 9: Thần kinh - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 9: Thần kinh - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 * Kiến thức:

- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng

- Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh.

- Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định

 - Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tủy sống.

- Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.

- Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.

- Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não( trên hình vẽ, mô hình hoặc mẫu vật).

- Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não.

- Xác định được vị trí và chức năng của tiểu não.

- Xác định được vị trí và chức năng chủ yếu của não trung gian.

- Nêu rõ đặc điểm cấu tạo của não ở người, đặc biệt là vỏ đại não( thể hiện sự tiến hóa so với các động vật thuộc lớp thú.

- Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

- Phân tích hoạt động của hai phân hệ, trong điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng dựa vào chức năng

- Vận dụng kiến thức giải quyết được các tình huống trong thực tế liên quan đến thần kinh qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo

 * Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng thực hành

-Rèn kĩ năng quan sát, so sánh

- Rèn kĩ năng vẽ hình

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi SGK và quan sát giáo viên làm mẫu để tìm hiểu chức năng (liên quan đến tủy sống)

- Kĩ năng ứng xử / giao tiếp trong khi làm thí nghiệm

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm

- Kĩ năng tuyên truyền vận động gia đình và người dân phòng tránh tai nạn lao động, tai nạn giao thông để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

- Kĩ năng ngồi học, làm việc đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, lưng.

* Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết yêu quý bản thân tránh tai nạn lao động, tai nạn giao thông ảnh hưởng đến cơ thể đặc biệt hệ thần kinh

- Giáo dục học sinh lòng say mê khoa học khi nghiên cứu chức năng liên quan đến cấu tạo của tủy sống

-Giáo dục tính kỷ luật.

- Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não

- Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ hệ thần kinh

 

doc 17 trang thucuc 2671
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 9: Thần kinh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2021
CHỦ ĐỀ 9: THẦN KINH
(Kèm theo Công văn số 2214/SGDĐT-GDTrH ngày 03/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết: 6 từ tiết: 45 đến tiết: 50
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: Vì sao khi trời nóng, ta lại đổ mồ hôi? (Tuyến mồ hôi tiết mồ hôi do sự điều khiển của tủy sống, đó là phản xạ không điều kiện điều hòa thân nhiệt của cơ thể). Nhai thức ăn có phải là một phản xạ không? Làm thế nào ta có thể lúc nhai nhanh, lúc nhai chậm?( Nhai thức ăn là một phản xạ có sự điều hòa hoạt động của vỏ não). Sau khi chạy một vòng quanh sân trường em thấy cơ thể mình có những hoạt động nào thay đổi? Tại sao?( Thở gấp, tim đập mạnh, ra mồ hôi, Đó là do vai trò phối hợp hoạt động các cơ quan tim phổi, tuyến mồ hôi của hệ thần kinh nhằm cung cấp kịp thời lượng ôxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải kịp thời CO2 và các chất cặn bã mà tế bào thải ra). Từ các nội dung trên hệ thần kinh có vai trò gì? (Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận kích thích và phản ứng lại kích thích đó bằng sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể thành một thể thống nhất, nhờ đó cơ thể người thích nghi được với sự thay đổi của môi trường trong hay ngoài)
	Vậy hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề này.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức: 
- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng
- Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh.
- Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định
 - Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tủy sống.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
- Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.
- Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não( trên hình vẽ, mô hình hoặc mẫu vật).
- Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não.
- Xác định được vị trí và chức năng của tiểu não.
- Xác định được vị trí và chức năng chủ yếu của não trung gian.
- Nêu rõ đặc điểm cấu tạo của não ở người, đặc biệt là vỏ đại não( thể hiện sự tiến hóa so với các động vật thuộc lớp thú.
- Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Phân tích hoạt động của hai phân hệ, trong điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng dựa vào chức năng 
- Vận dụng kiến thức giải quyết được các tình huống trong thực tế liên quan đến thần kinh qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
* Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng thực hành
-Rèn kĩ năng quan sát, so sánh
- Rèn kĩ năng vẽ hình
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi SGK và quan sát giáo viên làm mẫu để tìm hiểu chức năng (liên quan đến tủy sống)
- Kĩ năng ứng xử / giao tiếp trong khi làm thí nghiệm
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm 
- Kĩ năng tuyên truyền vận động gia đình và người dân phòng tránh tai nạn lao động, tai nạn giao thông để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
- Kĩ năng ngồi học, làm việc đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, lưng.
* Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết yêu quý bản thân tránh tai nạn lao động, tai nạn giao thông ảnh hưởng đến cơ thể đặc biệt hệ thần kinh 
- Giáo dục học sinh lòng say mê khoa học khi nghiên cứu chức năng liên quan đến cấu tạo của tủy sống 
-Giáo dục tính kỷ luật. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não 
- Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ hệ thần kinh
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh
* Năng lực (NL) chung:
+Năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế. Thấy được hậu quả nặng nề trong tai nạn lao động và tai nạn giao thông nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người.
+ Đưa ra lời khuyên cần chấp hành tốt an toàn giao thông, an toàn lao động
+Thấy được hậu quả của việc ngồi học và làm việc không đúng tư thế dẫn đến cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm các đốt sống
+Năng lực tự học, tự đề ra kế hoạch tự học theo hướng dẫn của giáo viên
+ Tìm hiểu về hậu quả của các mức độ tai nạn của hệ thần kinh
+ Năng lực tự quản lí
. Quản lí bản thân trong việc tự học, tham gia vào các hoạt động của nhóm, của lớp 
. Qủan lí nhóm trong các hoạt động của nhóm 
.Năng lực hợp tác khi tự học và thảo luận nhóm
. Năng lực giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực giao tiếp giữa HS-HS, HS-GV
. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, khai thác tranh ảnh, thông tin trên sách báo, mạng Internet về các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
.Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Trình bày rõ ràng các thông tin thu thập được hoặc báo cáo trước nhóm, trước lớp những vấn đề liên quan đến di truyền học người.
* Năng lực chuyên biệt
+ Vận dụng kiến thức chủ đề thần kinh vào thực tiễn chăm sóc bản thân, thực hiện tốt an toàn lao động, an toàn giao thông.
+ Quan sát, dự đoán các vùng, vị trí bị ảnh hưởng của não bộ, cột sống khi ngồi học, làm việc không đúng tư thế, khi xảy ra tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
	-Máy chiếu prorecter, hệ thống tranh ảnh minh họa (tranh phóng to H43.1, 43.2, 44.1, 44.2, 45.1, 45.2, 46.1, 46.2, 46.3, 47.1, 47.2, 47.3, 47.4, 48.1, 48.3)
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ, phiếu học tập, các clip sưu tầm liên quan đến chuyên đề : Êch dụng cụ mổ, giá treo ếch, dao lam, kim băng, dung dịch Hcl 0,3 % , 1%, 3%, diêm cốc đựng nước, đĩa kính đồng hồ, bông thấm một đoạn tủy sống lợn, não lợn tươi.
-Mô hình bộ não tháo lắp, trong đốt sống (ở sống lưng)
Mẫu não tươi của lợn để nguyên và cắt ngang (để quan sát chất xám và chất trắng)
Học sinh
Chuẩn bị tốt các bài tập, bảng biểu cho những bài tập mới
Kiến thức bài phản xạ
Mỗi nhóm một con ếch
Bông thấm, khăn lau 
III.Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát / Khởi động( 20 phút)
Mục tiêu hoạt động: HS hiểu được tại sao cần học chủ đề thần kinh, mức độ quan trọng trong chương trình sinh học 8.
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
GV đặt vấn đề: Con người là động vật cao nhất trong thang tiến hóa. Cấu tạo chung của cơ thể người rất giống cấu tạo chung của động vật có xương sống. Người đặc biệt giống thú. nhưng có cấu tạo và chức năng tiến hóa nhất trong đó có hệ thần kinh.
- Giữa chức năng của hệ thần kinh có phù hợp cấu tạo các bộ phận hay không ? 
- Em hãy đề xuất một phương án kiểm chứng.
- Sờ tay vào cốc nước đá, ta cảm giác lạnh. Giải thích hiện tượng này?
- GV các kích thích được truyền từ ngoài vào tủy sống và từ tủy sống ra ngoài phải qua dây thần kinh tủy.
- Các em nhận thấy có những biểu hiện gì ở những người bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, những người bị tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch, do huyết áp cao gây xuất huyết não? Tại sao như vậy? Chắc chắn tất cả những trường hợp kể trên đều có liên quan đến não, do não bị tổn thương hoặc bị máu chèn ép làm ảnh hưởng đến chức năng của não.
Não và tủy sống, là các bộ phận của hệ thần kinh. Vậy hệ thần kinh có cấu tạo và chức năng như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề này.
Dự kiến sản phẩm
- HS trả lời các câu hỏi của giáo viên.
-Chức năng phù hợp cấu tạo 
-Thực hành để tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống
- Nước đá lạnh kích thích cơ quan thụ cảm ở da, đã tạo ra một xung thần kinh. Xung thần kinh này được truyền về tủy sống bằng con đường nào? Từ tủy sống lên vỏ não bằng con đường nào?
Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức( 205 phút)
Mục tiêu hoạt động: Hình thành kiến thức khái quát về các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng, trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh.
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
Mục tiêu hoạt động: Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng, trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh.
* Các bộ phận của hệ thần kinh:
 GV: có nhiều cách phân chia các bộ phận hệ thần kinh, phân chia theo 2 cách: phân chia theo cấu tạo và chức năng.
- Về cấu tạo:
Gv treo trranh hình phóng to 43.2 SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài tập trang 137 SGK .
- Gọi đại diện nhóm treo kết quả trên bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV cho 1 HS đọc lại thông tin đã hoàn chỉnh.
- Hệ thần kinh gồm các bộ phận nào?
- Các bộ phận của hệ thần kinh được bảo vệ như thế nào?
- Dây thần kinh do phần nào của nơron tạo nên? Căn cứ vào chức năng dẫn truyền xung thần kinh có thể chia ra mấy loại dây thần kinh.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
- Về chức năng:
+ Dựa vào chức năng hệ thần kinh được phân chia như thế nào?
+ Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
* Dự kiến sản phẩm:
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Theo thứ tự chỗ trống cần điền:
1- não, 2- tủy sống, 3 và 4- bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
- HS trả lời
- Não được bảo vệ trong họp sọ, tủy sống được bảo vệ trong ống xương sống. Mặt ngoài của não và tủy sống có màng não tủy: màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
- Dây thần kinh do sợi trục của 
Nơron tạo thành. Có 3 loại: dây thần kinh hướng tâm, dây thần kinh li tâm, dây thần kinh pha.
- HS rút ra kết luận:
+ Hệ thần kinh:
. Bộ phận trung ương: não ( chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong) và tủy sống( chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong)
. Bộ phận ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh.
+ Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
+ Hệ thần kinh vận động:
. Liên quan đến hoạt động của cơ vân.
.Hoạt động có ý thức.
Hệ thần kinh sinh dưỡng:
.Điều hòa các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
. Hoạt động không ý thức.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá.
Nội dung 2: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG(LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO)CỦA TỦY SỐNG
Mục tiêu hoạt động: Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định nêu được chức năng của tủy sống 
 * Tìm hiểu chức năng của tủy sống:
 + GV hướng dẫn HS cách hủy não ếch:
+Tay trái:Ngón cái và ngón giữa cầm dọc 2 bên thân ếch đến ngang nách, ngón trỏ đạt trên sống lưng ếch, 2 ngón còn lại( ngón IV và ngón V-ngón út) giữ chặt 2 chân sau của ếch.
+Tay phải cầm kim nhọn, đặt mũi kim sát trên da giữa sọ não. đẩy nhẹ mũi kim sát xương sọ(ở chính giữa) sẽ dẫn tới một hố khớp đầu cổ, dựng đứng kim xoáy nhẹ cho mũi kim xuyên qua da, vào hố khớp( ứng với hành tủy của ếch). Khi chọc đúng ếch có phản ứng che mặt. Cầm chúc đầu ếch xuống, xoay mũi kim hướng về phía đầu để luồn kim vào phá não, như vậy ta có ếch tủy để thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS treo lên giá để khoảng 3-5 phút cho hết choáng. 
- Yêu cầu tiến hành các bước thí 
 nghiệm 1,2,3 ở bảng 44 SGK trang 140.
- Bước 1: Tiến hành lần lượt các thí nghiệm 1, 2,3 với các cường độ kích thích mạnh dần.
- Lưu ý: + nếu dùng axit kích thích thì sau mỗi lần kích thích nhúng chân ếch vào cốc nước lã để rửa axit và dùng bông hoặc khăn khô thấm nước rồi mới kích thích tiếp.
+ Nếu dùng lửa thì để xa khi kích thích nhẹ hoặc gần khi kích thích mạnh.
- Mỗi lần kích thích, quan sát, theo dõi phản ứng của ếch và ghi lại kết quả ứng với từng thí nghiệm vào cột kết quả quan sát của bảng 44 SGK.
- Từ các kết quả đó, dựa vào hiểu biết về phản xạ ở bài 6, em có thể nêu lên những dự đoán gì về chức năng của tủy sống
- Bước 2: GV biểu diễn thí nghiệm 4 và 5 khi đã cắt ngang tủy sống, yêu cầu HS quan sát, theo dõi phản ứng của ếch và ghi lại kết quả ứng với từng thí nghiệm vào cột kết quả quan sát của bảng 44 SGK.
- Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
- Bước 3: GV biểu diễn thí nghiệm 6 và 7,yêu cầu HS quan sát, theo dõi phản ứng của ếch và ghi lại kết quả và rút ra kết luận hoặc qua kết quả thí nghiệm có thể khẳng định được điều gì? 
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
- Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?
- Gv yêu cầu HS rút ra kết luận
* Thu hoạch: 
- Ghi lại kết quả thực hiện các lệnh trong các bước thí nghiệm 
Dự kiến sản phẩm:
- HS thực hiện phá não ếch theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS treo ếch đã hủy não lên giá để khoảng 3-5 phút cho hết choáng. Tiến hành lần lượt các thí nghiệm 1, 2,3 với các cường độ kích thích mạnh dần
-Dùng ếch đã hủy não để nguyên tủy.
+ Thí nghiệm 1: 
. Kích thích nhẹ 1 chi( chẳng hạn chi sau bên phải) bằng HCl 0,3%
. Kết quả quan sát: chỉ có 1 chi bị kích thích co.
+ Thí nghiệm 2:
 . Kích thích chi đó mạnh hơn bằng HCl 1%
. Kết quả quan sát: cả 2 chi sau co.
+Thí nghiệm 3:
 . Kích thích rất mạnh chi đó bằng HCl 3%
. Kết quả quan sát: cả 4 chi co.
- Dự đoán: 
+Trong tủy sống chắc hẳn phải có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
+ Các căn cứ đó phải có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc (vì khi kích thích mạnh chi dưới không chỉ các chi dưới co mà cả chi trên cũng co hoặc ngược lại khi kích thích mạnh các chi trên làm co cả chi dưới)
+Thí nghiệm 4:
.Cắt ngang tủy sống ở vị trí xác định
 . Kích thích rất mạnh chi sau bằng HCl 3%
. Kết quả quan sát: chỉ 2 chi sau co.
+Thí nghiệm 5:
 . Kích thích rất mạnh chi trước bằng HCl 3%
. Kết quả quan sát: Chỉ 2 chi trước co.
-Mục đích: thí nghiệm 4 và 5 tiến hành sau khi đã cắt ngang tủy nhằm khẳng định có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tủy sống( giữa các căn cứ điều khiển chi trước và các căn cứ điều khiển chi sau) 
-HS trả lời: 
+Thí nghiệm 6:
. Hủy tủy ở trên vết cắt ngang
 . Kích thích rất mạnh chi trước bằng HCl 3%
. Kết quả quan sát: 2 chi trước không co nữa.
+Thí nghiệm 7:
. Kích thích rất mạnh chi sau bằng HCl 3%
. Kết quả quan sát: 2 chi sau vẫn co.
- Kết luận: sau khi đã hủy tủy ở phần trên vết cắt( tức là hủy các căn cứ thần kinh điều khiển các chi trước) nhằm khẳng định trong tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi(vì khi đã hủy phần trên vết cắt, kích thích mạnh chi trước, chi trước không co, nhưng kích thích mạnh chi sau, chi sau vẫn co vì còn giữ nguyên phần tủy dưới vết cắt) 
- HS rút ra kết luận:
+ Tủy sống có nhiều trung khu thần kinh điều khiển sự vận động của các chi
Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá.
- Để chống cong vẹo cột sống phải chú ý:
+ Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm hai nửa để hai tay cùng xách cho cân.
+ Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nghiêng vẹo.
Kết luận:
-Chức năng:
+Chất xám là trung khu của các phản xạ không điều kiện
+ Chất trắng dẫn truyền các xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh và xung thần kinh vận động đến các cơ quan phản ứng để liên hệ giữa các vùng của tủy và liên hệ giữa tủy với não.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động:
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá.
- HS ghi lại kết quả thực hiện các lệnh trong các bước thí nghiệm 
Nội dung 3: DÂY THẦN KINH TỦY
Mục tiêu hoạt động:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
- Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.
*Cấu tạo của dây thần kinh tủy
-GV treo tranh phóng to H44.2, 45.1, 45.2SGK 
- Nêu vị trí và cấu tạo dây thần kinh tủy
-Tại sao dây thần kinh tủy là dây pha?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận 
-GV lưu ý: Dây pha là dây thần kinh có khả năng dẫn truyền các luồng xung thần kinh đi theo cả hai chiều: hướng tâm và ly tâm.
* Chức năng của dây thần kinh tủy
- Gv yêu cầu HS đọc thí nghiệm tưởng tượng do Nga và Thủy tiến hành 
GV: Dựa vào kết quả các thí nghiệm tưởng tượng do Nga và Thủy tiến hành được ghi trong bảng 45 SGK , đối chiếu với các điều kiện của thí nghiệm, các nhóm thảo luận để rút ra kết luận về chức năng của các rễ tủy
- Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?
* Dự kiến sản phẩm: 
Ở mỗi đốt tủy, từ hai sừng trước và sừng sau phát ra hai rễ trước và hai rễ sau ( hình 44.2). Sau khi ra khỏi tủy sống , ở mỗi bên rễ trước và rễ sau nhập lại thành hai dây thần kinh tủy. Các dây thần kinh tủy được hình thành trong cột sống sẽ chui ra ngoài qua các khe giữa các đốt sống tương ứng. Như vậy mỗi dây thần kinh tủy bao gồm hai nhóm sợi thần kinh
+ Sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác)
+ Sợi thần kinh vận động nối với tủy sống bằng rễ trước (rễ vận động)
* Dự kiến sản phẩm:
Vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi thần kinh cảm giác và các bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau 
Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động
-HS rút ra kết luận:
+ Từ tủy sống phát đi 31 dây thần kinh tủy
+ Mỗi dây thần kinh tủy là dây pha gồm các bó sợi cảm giác hướng tâm (nối với tủy sống qua rễ sau ) và bó sợi vận động ly tâm (nối với tủy qua rễ trước) 
-HS đọc thí nghiệm
-HS rút ra kết luận về chức năng của các rễ tủy:
+ Rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (cơ chi)
+ Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
- Kích thích mạnh lần lượt các chi 
+ Nếu không gây co chi nào, rễ sau chi đó bị đứt.
+ Nếu chi nào co, rễ sau vẫn còn.
+ Nếu chi đó không co, các chi khác co, rễ trước của chi đó bị đứt.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động 
+ HS đánh giá HS
+ GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá
Nội dung 4: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
Mục tiêu hoạt động: 
- Xác định được vị trí các thành phần của trụ não (nêu hình vẽ, mô hình hoặc mẫu vật)
- Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não 
- Xác định được vị trí và chức năng chủ yếu của não trung gian
* Vị trí và các thành phần của não bộ
GV treo tranh hình phóng to 46.1 SGK kết hợp với quan sát bộ não lợn để xác định tên và vị trí các thành phần của não bộ hoàn chỉnh thông tin ở mục I SGK
-Lưu ý: phía trước là phía ngực, phía sau là phía lưng
-GV gọi 1-2 HS nêu đáp án của mình, gọi HS khác bổ sung
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận
* Cấu tạo và chức năng của trụ não:
- GV treo tranh phóng to hình 46.2 SGK, yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi:
- Cấu tạo của trụ não?
- Có bao nhiêu đôi dây thần kinh não, chia làm mấy loại? 
- Chức năng của trụ não?
- Một người tăng huyết áp bị liệt nửa người bên phải thì bán cầu não nào bị tổn thương? Vì sao?
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận
* Não trung gian:
- Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của não trung gian?
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Lưu ý: Vùng dưới đồi thị là trung khu thần kinh của cơ chế điều khiển ngược của hệ nội tiết( thông qua tế bào thần kinh tiết) Các tế bào này tiết ra các chất giải phóng hoặc ức chế theo máu xuống thùy trước của tuyến yên kích thích hoặc ức chế tuyến yên tiết các hooc môn tương ứng.
* Tiểu não: 
- Treo tranh phóng to hình 46.3 SGK, kết hợp với quan sát não lợn sống:
+ Xác định vị trí của tiểu não.
+ Tiểu não có cấu tạo như thế nào?
- Cho HS quan sát hoạt động của chim bồ câu bị hủy tiểu não và hoạt động của ếch bị hủy một bên tiểu não.
=> Qua các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về chức năng của tiểu não?
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo và chức năng của tiểu não.
- Giải thích vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc say?
* Dự kiến sản phẩm:
1- não trung gian
2,3,4 – hành não, cầu não, và não giữa
5- cuống não
6- củ não sinh tư
7- Tiểu não
- HS kết luận:
Não bộ nối liền với tủy sống từ dưới lên gồm:
-Trụ não: hành não, cầu não, não giữa
-Não trung gian
-Đại não
-Tiểu não nằm phía sau trụ não 
-Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh gía HS
+GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên ở mức khá
- Bán cầu não trái của người đó bị tổ thương. Vì hầu hết các 
đường thần kinh cảm giác từ dưới đi lên hoặc các đường vận động từ trên đi xuống khi qua trụ não đều bắt chéo sang phía đối diện.
- HS rút ra kết luận:
+ Cấu tạo:
. Hành não, cầu não, não giữa.
. Chất trắng bao ngoài.
. Chất xám là các nhân xám.
+ Chức năng: Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và dẫn truyền.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh gía HS
+GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên -HS trả lời. 
. Đồi thị và dưới đồi thị.
. Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám.
+ Chức năng: điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
- HS theo dõi.
- Người say rượu chân nam đá chân chiêu do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh gía HS
+GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên ở mức khá
Nội dung 5: ĐẠI NÃO
Mục tiêu hoạt động: Nêu rõ đặc điểm cấu tạo của não ở người, đặc biệt là vỏ đại não( thể hiện sự tiến hóa so với các động vật thuộc lớp thú.
* Cấu tạo của đại não
-GV yêu cầu HS quan sát H-47.1 ’ 47.3 SGK ’ hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành bài tập trang 148
-GV treo bảng phụ cho đại diện 2 nhóm điền kết quả, nhóm khác bổ sung.
-GV yêu cầu HS quan sát lại H-47.2 ’ trình bày: Cấu tạo ngoài của đại não
-GV:Nhờ có những khúc cuộn ’ diện tích đại não tăng lên ’ nhiều trung khu PXCĐK nên người tiến hoá hơn động vật.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
-GV hướng dẫn HS quan sát H-47.3, đối chiếu mô hình bộ não ’ mô tả cấu tạo trong của đại não.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
- Giải thích hiện tượng liệt nửa người?
* Sự phân vùng chức năng của đại não
- GV yêu cầu HS Đọc o đối chiếu H-47.4 SGK
-Đại não có chức năng gì?
-Nêu các vùng chức năng của vỏ não?
-Trong các vùng trên vùng nào có ở động vật? vùng nào không có ở động vật?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
-Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú?
- Nguyên nhân, biện pháp phòng tránh chấn thương sọ não? 
- HS quan sát hình và chú thích’ thảo luận nhóm ’ hoàn thành bài tập trang 148
* Dự kiến sản phẩm:
+Vị trí: phía trên não trung gian, gồm hai nửa bán cầu rất phát triển.
Những từ cần điền vào ô trống là:
1- Khe 2-Rãnh
3- Trán 4- Đỉnh
5-Thùy thái dương
6-Chất trắng
-HS trình bày cấu tạo ngoài của đại não trên mô hình
- HS theo dõi
- HS rút ra kết luận:
*Cấu tạo ngoài:
-Rãnh liên bán cầu chia đại não làm hai nữa
-Rãnh sâu chia bán cầu làm 4 thùy (trán, đỉnh, chẩm, thái dương)
-Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não’ tăng diện tích bề mặt não.
- HS mô tả.
- HS rút ra kết luận
*Cấu tạo trong:
-Chất xám nằm ngoài, dày 2-3 mm gồm 6 lớp
-Chất trắng nằm trong là những đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hay tủy sống.
-Một bán cầu não nào đó bị tổn thương ’ nửa người bị liệt
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh gía HS
+GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên ở mức khá
- HS thực hiện yêu cầu
- HS trả lời
- HS trả lời
-Vùng có ở động vật:
+Vùng cảm giác
+Vùng vận động
+Vùng thị giác
+Vùng thính giác
...
-Vùng không có ở động vật:
+Vùng vận động ngôn ngữ
+Vùng hiểu tiếng nói
+Vùng hiểu chữ viết
- HS rút ra kết luận
Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các PXCĐK .Vỏ đại não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng
-Các vùng có ở người và động vật:
+Vùng cảm giác
+Vùng vận động
+Vùng thính giác
...
-Các vùng chỉ có ở người:
+Vùng vận động ngôn ngữ
+Vùng hiểu tiếng nói
+Vùng hiểu chữ viết
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chức các nơron( khối lượng chất xám lớn). Ở người ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ( nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết). Về mặt cấu tạo thì vỏ não bên ngoài có lớp chất xám dày nên làm tế bào thần kinh tăng, bên trong là chất trắng là các đường thần kinh để nối các vùng vỏ não và hai nửa đại não với nhau.
- Do tai nạn lao động, tai nại giao thông. Biện pháp: thực hiện tốt an toàn lao động, an toàn giao thông: đội mỗi bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,..
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh gía HS
+GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên ở mức khá
Nội dung 6: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG.
Mục tiêu hoạt động: Trình bày sơ lược cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Phân tích hoạt động của hai phân hệ, trong điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
-GV đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm trả lời.
1. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm mấy thân hệ gồm những phân hệ nào?
2. Nêu cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
3. Nêu chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
- GV tổ chức cho học sinh các nhóm thảo luận và trình bày kết quả thảo luận, bổ sung lẫn nhau và rút ra kết luận kiến thức bài học
- 
* Dự kiến sản phẩm:
Kết quả thảo luận nhóm các câu trả lời của học sinh
Kết luận:
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ: giao cảm và đối giao cảm
+ Phân hệ giao cảm: Có trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tủy sống. Các noron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với noron sạch hạch
+ Phân hệ đối giao cảm: có trung ương là các nhân xám trong trụ não và đoạn cùng của tủy sống
+ Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng là điều hoà hoạt động các cơ quan
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh giá HS
+GV đánh giá HS
Hoạt động 3: Luyện tập( 30 phút)
Mục tiêu hoạt động: Củng cố lại kiến thức của chủ đề
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
-Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ
- Ghi lại kết quả thực hiện các lệnh trong các bước thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống.
- Một số bài tập ở phần câu hỏi mục IV.
* Dự kiến sản phẩm: 
HS trả lời được câu hỏi giáo viên đưa ra
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh gía HS
+GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên ở mức khá
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng(15 phút)
Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức của chủ đề vào giải quyết các tình huống trong thực tế.
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
- Hướng dẫn HS vẽ bản đồ tư duy về dây thần kinh tủy.
- Người thực vật là gì ? Giải thích rõ?
- Khi tiêm thuốc vào tay, ta cảm thấy đau nhưng không rụt tay lại: giải thích hiện tượng này?
- GV đưa ra một số tình huống cho HS giải quyết
* Dự kiến sản phẩm:
+HS vẽ được sơ đồ tư duy
+ HS trả lời
+ HS trả lời
+ HS giải quyết tình huống chưa triệt để, còn dài dòng.
 * Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
+ HS đánh gía HS
+GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên ở mức khá
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
Thành phần cấu tạo hệ thần kinh
Chức năng hệ thần kinh
Nội dung 2
Chức năng tủy sống
Nội dung 3
Cấu tạo dây thần kinh tủy
Chức năng dây thần kinh tủy
Nội dung 4
So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não ?
Nội dung 5
Cấu tạo đại não
Nội dung 6
Chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng
2. Câu hỏi/Bài tập 
Câu 1. [NB]Trình bày cấu tạo và chức năng của tủy sống 
Câu 2. [NB]Mô tả các thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của tủy sống 
Câu 3. [NB] Vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bên ngoài và trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài.
Câu 4. [NB]Mô tả cấu tạo trong của đại não
Câu 5. [TH] So sánh nơ ron với tế bào.
Câu 6. [TH] Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm nhiệm . Thí nghiệm nào chứng minh điều đó ?
Câu 7. [TH] Căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào; thí nghiệm nào chứng minh điều đó ?
Câu 8. [TH] Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 9. [TH] Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?
Câu 10. [TH] So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não ?
Câu 11. [TH] So sánh phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu trúc và chức năng.
Câu 12. [TH] So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động
Câu 13. [VD] Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất?
Câu 14. [VD]Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú.
Câu 15. [VDC]Loại phản xạ không điều kiện mà cung phản xạ đi qua tủy sống có di truyền được không ? Vì sao ?
Câu 16. [VDC]Vì sao khi trời nóng, mồ hôi chảy ra, khi trời rét da ta sởn gai ốc. Hãy giải thích bằng sơ đồ cung phản xạ đi qua tủy sống?
V. Phụ lục:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_9_than_kinh_nam_hoc_2020_2021.doc