Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Trao đổi khí - Vệ sinh hô hấp - Năm học 2016-2017
1.Kiến thức:
- Trình bày được các động tác thở (hít vào,thở ra )với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu được khái niệm về dung tích sống.
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu được ý nghĩa của thở sâu
- Trình bày được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi kí ở tế bào, kể tên các tác nhân gây hại cho đường hô hấp và một số bệnh về đường hô hấp hay gặp.
- Nêu được tác hại của thuốc lá.
2.Kĩ năng
- Tự khai thác thông tin qua kênh hình và kênh chữ
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ
- Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến chủ đề
- Phân tích được tác hại của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc,ý thức yêu thích bộ môn
- Ý thức tự bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại đốt gạch thủ công lại khó thở
- Ý thức bảo vệ cây xanh,trồng cây gây rừng ,giảm thiểu chất thải độc vào không khí.
Ngày giảng 1/11/2016 Tiết 4 - lớp 8A(dạy tiết 1 của CĐ) CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ. Bước 1: Xác định chuyên đề: CHỦ ĐỀ : TRAO ĐỔI KHÍ - VỆ SINH HÔ HẤP Lý do chọn chủ đề: Bản chất của sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra ntn, các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là gì, tại sao cần bảo vệ hệ hô hấp để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Để giúp các em dễ dàng hệ thống được kiến thức và có những biện pháp bảo vệ đường hô hấp nên tôi xây dựng chủ đề này. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng năng lực cần hình thành. 1.Kiến thức: - Trình bày được các động tác thở (hít vào,thở ra )với sự tham gia của các cơ thở. - Nêu được khái niệm về dung tích sống. - Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu được ý nghĩa của thở sâu - Trình bày được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi kí ở tế bào, kể tên các tác nhân gây hại cho đường hô hấp và một số bệnh về đường hô hấp hay gặp. - Nêu được tác hại của thuốc lá. 2.Kĩ năng - Tự khai thác thông tin qua kênh hình và kênh chữ - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ - Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến chủ đề - Phân tích được tác hại của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp 3.Thái độ - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc,ý thức yêu thích bộ môn - Ý thức tự bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại đốt gạch thủ công lại khó thở - Ý thức bảo vệ cây xanh,trồng cây gây rừng ,giảm thiểu chất thải độc vào không khí. 4. C¸c n¨ng lùc hưíng tíi 4.1 Các năng lực chung Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1.Năng lực tự học Chủ động khai thác thông tin qua kênh hình và kênh chữ để hoàn thành các bài tập mà giáo viên yêu cầu 2.Năng lực giải quyết vấn đề Thu thập thong tin từ các nguồn khác nhau: các nguồn tư liệu từ SGK, tài liệu tham khảo, phương tiện thong tịn đại chúng, thu thập trong thực tiễn. 3.Năng lực tư duy sáng tạo * Giải thích được các hiện tượng thực tế - Tại sao đi qua lò đốt vôi đốt gạch thủ công lại khó thở - Tại sao không nên để nhiều cây cảnh trong phòng ngủ - Tại sao khi thiếu không khí hoặc không khí nhiễm độc con người có thể chết ngạt. * Hs đề xuất được các biện pháp phòng tránh bệnh về đường hô hấp. 4.Năng lực tự quản lí - Bản thân nghiêm túc khi học tập , nhận thức được các yếu tố tác đọng đến bản thân. Xác điịnh đúng quyền và nghĩa vụ học tập. -Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực tạo hứng khởi học tập . 5. Năng lực giao tiếp - Khả năng tuyên truyền về vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ hệ hô hấp bằng ngôn ngữ nói, viết và khả năng diễn đạt 6. Năng lực hợp tác - Thảo luận nhóm , cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng sơ đồ trao đổi khí trong cơ thể và cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh hệ hô hấp 7. Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Sử dụng ngôn ngữ nói để mô tả sơ đồ trao đổi khí trong cơ thể,vai trò của cây xanh với việc bảo vệ hệ hô hấp,tác hại của thuốc lá - Tuyên truyền về vai trò của cây xanh 8. Năng lực sử dụng CNTT và TT Kỹ năng truy cập và tra cứu thông tin trên mạng 9. Năng lực tính toán Thành thạo các phép tính cơ bản khi làm bài tập 4.2.Năng lực chuyên biệt 1.Năng lực quan sát - Quan sát các hình vẽ sách giáo khoa trong bài 20, 21, 22. - Quan sát mô hình. 2.Năng lực tìm mối liên hệ - Mối liên hệ giữa cơ hoành,lồng ngực với hoạt động hít vào và thở ra - Mối liên hệ giữ hoạt động hít vào và thở ra với trao đổi khí trong cơ thể - Mối liên hệ giữ trao đổi khí ở phổi với trao đổi khí ở tế bào 3.Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:. - Không hút thuốc lá, tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường để đảm bảo chất lượng cuộc sống 4.Năng lực tiên đoán - Phán đoán điều gì sẽ xẩy ra nếu không có sự trao đổi khí, không có cây xanh hoặc hút thuốc lá... 5. Năng lực phân loại - Phân nhóm các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp - Nhóm biện pháp bảo vệ hệ hô hấp Bước 3: Xây dựng chuyên đề: Nội dung 1. - Bản chất sự thông khí ở phổi - Trao đổi khí ở phổi và tế bào Nội dung 2: - Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp - Biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh Nội dung 3: - Giải thích các vấn đề thực tế có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp - Tham gia tuyên truyền về cách phòng chống các bệnh về hô hấp và biện pháp phòng tránh bệnh ở địa phương Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ duy. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nội dung 1 Dung tích sống là gì? Dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào(1.5) Cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào(1.6) Các hoạt động trong sự thông khí ở phổi. Ý nghĩa của các hoạt động đó(1.1) Dung tích khí ở phổi.Phân biệt các loại khí(1.4) Sự phối hợp các cơ xương lồng ngực làm tăng thể tích lồng ngực(1.2) Hít thở sâu . Vì sao hít thở sâu có lợi cho sức khỏe(1.6) Sự cần thiết của việc thở(1.3) Nội dung 2 Kể tên , tác hại của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp (2.1) Xây dựng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các nhân gây hại cho hệ hô hấp (2.2) Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cho bản thân (2.3) Nội dung 3 Kể tên 1 số trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp. Nguyên nhân gây ra và hậu quả tai hại (3.1) Sự hỗ trợ cho những người hoạt động ở những nơi thiếu ôxi (3.2) Môi trường không khí ô nhiễm gây cản trở cho hô hấp (3.5). ý nghĩa của cây xanh (3.6) Sự hô hấp ở các hoạt khác nhau (3.3). Nhu cầu và sự biến đổi TĐK khi lao động nặng, chơi thể thao (3.4) Bước 5. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập. 1. Nhận biết: 1.5 Dung tích sống là gì? Dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? 1.6.Hít thở sâu là gì? Vì sao hít thở sâu có lợi cho sức khỏe 2.1.Kể tên , tác hại của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? 3.2.Kể tên 1 số trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? Vậy nguyên nhân gây ra và hậu quả tai hại đó là gì.? 2. Thông hiểu: 1.1. Sự thông khí ở phổi bao gồm những hoạt động nào?các hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể người? 1.4.Quan sát H21.2 tổng dung tích khí ở phổi bao gồm các loại khí nào ? Phân biệt các loại khí đó? 2.2.Xây dựng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại . 3.2.Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thê hoạt động bình thường trong môi trường thiếu oxi ? 3. Vận dụng thấp: 1.2.Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra? 1.6.Vì sao hít thở sâu có lợi cho sức khỏe 2.3.Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh 3.5.Vì sao trong môi trường lò đốt vôi hoặc đốt gạch thủ công hay môi trường nhiều khói thuốc lá chúng ta lại khó thở. 3.6.Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta? 4. Vận dụng cao: 1.3.Giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3 -5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận? 3.3.Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? 3.4.Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thêt tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó? THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ. CHỦ ĐỀ : TRAO ĐỔI KHÍ - VỆ SINH HÔ HẤP Thời lượng 2 tiết – Tiết 22, 23) I. Mục tiêu của chủ đề : 1.Kiến thức: - Trình bày được các động tác thở (hít vào,thở ra )với sự tham gia của các cơ thở. - Nêu được khái niệm về dung tích sống. - Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu được ý nghĩa của thở sâu - Trình bày được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi kí ở tế bào, kể tên các tác nhân gây hại cho đường hô hấp và một số bệnh về đường hô hấp hay gặp. - Nêu được tác hại của thuốc lá. 2.Kĩ năng - Tự khai thác thông tin qua kênh hình và kênh chữ - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ - Giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến chủ đề - Phân tích được tác hại của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp 3.Thái độ - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc,ý thức yêu thích bộ môn - Ý thức tự bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại đốt gạch thủ công lại khó thở - Ý thức bảo vệ cây xanh,trồng cây gây rừng ,giảm thiểu chất thải độc vào không khí II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học - Hình thức: Học tập trên lớp và phòng thực hành bộ môn - Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại gợi mở, thực hành, trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, học tập theo tra cứu. - Kỹ thuật: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, kỹ thuật động não, kỹ thuật thảo luận viết. III. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: - Giáo án, máy chiếu, hình ảnh về hệ hô hấp và hoạt động hô hấp. - Hình ảnh về một số tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, bệnh về đường hô hấp. Phòng thực hành bộ môn. - Chia nhóm học sinh : 6 hs/ nhóm. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, vở ghi, giấy bút. - Tìm hiểu thông tin về hệ hô hấp và các bệnh tật về đường hô hấp. - Chuẩn bị: Chiếu cá nhân, gối, vải sạch thực hành hô hấp nhân tạo. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Sĩ số 8A 8B Ghi chú Tiết 1 Ngày Sĩ số Tiết 2 Ngày Sĩ số 2. Kiểm tra: Kiểm tra trong quá trình học. 3. Bài mới: HĐ1. Hoạt động khởi động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập(Giáo viên) Giáo viên: Nêu vấn đề: Hô hấp là gì, hô hấp có vai trò quan trọng ntn với cơ thể? ( HS trả lời) Bản chất của sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra ntn, các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là gì, tại sao cần bảo vệ hệ hô hấp để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (Học sinh): Suy nghĩ, thảo luận để giải quyết vấn đề mà giáo viên nêu ra. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh trao đổi thảo luận để hướng đến việc nghiên cứu về các cơ quan hô hấp, các giai đoạn của quá trình hô hấp liên quan tới nhau ntn, tác nhân nào gây các bệnh về đường hô hấp và biện pháp phòng tránh chúng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : từ kết quả báo cáo của học sinh giáo viên khẳng định lại để học sinh thấy việc nghiên cứu về hô hấp là cần thiết và có nhiều ý nghĩa để học sinh có tâm lí hào hứng để chủ động tiếp thu kiến thức. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1. Nội dung 1. - Bản chất sự thông khí ở phổi - Trao đổi khí ở phổi và tế bào. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Giáo viên): - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK về sự thông khí ở phổi? Bản chất của sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào? - Trả lời theo các câu hỏi sau: ( GV chia nhóm 4-6 hs/ nhóm và phát phiếu học tập cho mỗi nhóm gồm các câu hỏi chuẩn bị sẵn) Câu 1: Sự thông khí ở phổi bao gồm những hoạt động nào?các hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể người? Câu 2: Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra? Câu 3: Giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3 -5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận? Câu 4: Quan sát H21.2 tổng dung tích khí ở phổi bao gồm các loại khí nào ? Phân biệt các loại khí đó? Câu 5: Dung tích sống là gì? Dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? Câu 6: Hít thở sâu là gì? Vì sao hít thở sâu có lợi cho sức khỏe Câu 7: Cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra ntn? Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập ( Học sinh thực hiện ) - Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ có giới hạn về thời gian - Tự nghiên cứu thông tin SGK để tìm hiểu bản chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. - Giáo viên bao quát, theo dõi để đảm bảo các học sinh đều tham gia hoạt động Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận ( Học sinh thực hiện dưới sự điều khiển của giáo viên) - Các nhóm báo cáo sản phẩm : trình bày bằng ngôn ngữ nói. - Mỗi nhóm cử 01 học sinh báo cáo sản phẩm của mình. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét lẫn nhau. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. * Giáo viên đưa (chiếu) đáp án để các nhóm có thể tự hoàn thiện kiến thức: - Sự thông khí ở phổi bao gồm hoạt động hít vào và thở ra ,chính nhờ hai hoạt động này mà tế bào được cung cấp đủ oxy và thải khí cacbonic ra môi trường ngoài Cử động hô hấp : gồm một lần hít vào và một lần thở ra Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong 1 phút + Khi hít vào: cơ liên sườn co làm cho xương ức và xương sườn chuyển động lên trên và ra 2 bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở rộng thêm về phía dưới. + Khi thở ra: Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ. - Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức. * Tổng dung tích khí ở phổi bao gồm : Khí bổ sung, khí lưu thông, khí dự trữ, khí cặn. + Khí bổ sung : Là lượng khí khi hít vào gắng sức (2100-3100ml) + Khí lưu thông : Là thể tích khí khi thở ra bình thường(500ml) + Khí dự trữ : Là thể tích khí khi thở ra gắng sức ( 1000-1200ml) - Dung tích sống là thể tích khí khi hít vào tận lực và thở ra gắng sức.Dung tích sống phụ thuộc vào lứa tuổi,giới tính, tình trạng sức khỏe - Hít thở sâu là hít vào tận lực và thở ra gắng sức. - Hít thở sâu có lợi cho sức khỏe vì tăng dung tích sống nghĩa tăng thể tích khí khi hít vào và thở ra trong một cử động hô hấp * Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. + Trao đổi khí ở phổi: Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu. Nồng độ CO2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO2 trong phế nang nên CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang. + Trao đổi khí ở tế bào: Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2 của tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào. Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu. - Giáo viên khích lệ để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau - Chốt kiến thức bằng thong tin chuẩn trên máy chiếu và tuyên dương những nhóm làm tốt cũng như nhắc nhở những nhóm hoạt động chưa hiệu quả (Nếu có) 2. Nội dung 2: - Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp - Biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Giáo viên): - Giáo viên nêu vấn đề : kể tên 1 số trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? Vạy nguyên nhân gây ra và hậu quả tai hại đó là gì. Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập ( Học sinh thực hiện ) - Hoạt động nhóm nhỏ: 6 nhóm , mỗi nhóm phải hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập do Gv phát trong khoảng thời gian nhất định nhưng thay người báo cáo - Thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời. Câu 1: Kể tên , tác hại của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Câu 2: Xây dựng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại . Biện pháp Tác dụng Câu 3: Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh Biện pháp Tác dụng Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận . mỗi nhóm báo cáo 1 nội dung , nhóm cùng nội dung thì nhận xét, bổ sung Bước 4. Đánh gía việc thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu đáp án để các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau BP bảo vệ hệ hô hấp Biện pháp Tác dụng 1 Trồng nhiều cây xanh, đeo khẩu trang Giảm chất khí đọc hại, hạn chế tác hại của bụi 2 Đeo khẩu trang nơi có nhiều bụi Hạn chế bụi và vi khuẩn 3 Không hút thuốc Không bị bệnh đường hô hấp 4 Thường xuyên dọn vệ sinh Hạn chế ô nhiễm không khí Biện pháp rèn luyện hệ hô hấp khỏe mạnh Biện pháp Tác dụng Luyện tập TDTT thương xuyên, đúng cách Tăng cường sự phát triển của lồng ngực Tập hít thở sâu từ bé Tăng hiệu quả hô hấp Ăn uốn đủ chấtvà cân đối thành phầ dinh dưỡng Tăng cường sức khở nói chung và hệ hô hấp nói riêng Giáo viên nhận xét ưu điểm và hạn chế (nếu có) của các nhóm và tuyên dương, nhắc nhở ( nếu cấn) 3. Nội dung 3: - Giải thích các vấn đề thực tế có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp - Tham gia tuyên truyền về cách phòng chống các bệnh về hô hấp và biện pháp phòng tránh bệnh ở địa phương. Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Giáo viên): Giáo viên nêu vấn đề : Câu 1: Kể tên 1 số trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? Vậy nguyên nhân gây ra và hậu quả tai hại đó là gì.? Câu 2: Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thê hoạt động bình thường trong môi trường thiếu oxi ? Câu 3: Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 4: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thêt tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó? Câu 5: Vì sao trong môi trường lò đốt vôi hoặc đốt gạch thủ công hay môi trường nhiều khói thuốc lá chúng ta lại khó thở. Câu 6: Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta? Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập ( Học sinh thực hiện ) - Hoạt động nhóm nhỏ: 6 nhóm , mỗi nhóm phải hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập do Gv phát trong khoảng thời gian nhất định nhưng thay người báo cáo - Thảo luận để thống nhất ý kiến trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận . Mỗi nhóm báo cáo 1 nội dung , nhóm cùng nội dung thì nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Đánh gía việc thực hiện nhiệm vụ: -GV nêu (chiếu) đáp án để các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau hoàn thiện kiến thức Câu 1: Một số bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, lao .. Nguyên nhân và hậu quả: Do không khí bị ô nhiễm tạo đk cho sv gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh về đường hô hấp hoặc các khí độc hại theo đường dẫn khí vào gây sưng viêm lớp niêm mạc đường hô hấp cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao, hoặc khí chứa các chất độc hại như nicotin làm giảm hq lọc không khí và có thẻ gây ung thư phổi. Câu 2: Nhờ thiết bị cung cấp ô xi đảm bảo sự hô hấp bình thường Câu 3: Khi lao động nặng hay chơi thể thao nhu cầu TĐK của cơ thể tăng cao, hđ hô hấp cảu cơ thể có thể bị biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hơn ), vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn) . Câu 4: Trong các môi trường trên có chứa các khí độc như CO,Nicotin và các khí độc khác có trong khói thuốc lá.Các khí này kết hợp chặt với Hb làm phức chất này mất khả năng kết hợp với hồng cầu dẫn đến các tế bào thiếu oxy nên khả năng trao đổi chất hoặc mất khả năng trao đổi chất làm ta khó thở. Câu 5: trồng nhiều cây xanh điều hòa thành phần không khí ( ô xi và cacbonic) theo hướng có lợi cho hô hấp. đồng thời hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1: Hút thuốc lá có hại ntn cho hệ hô hấp? Câu 2: Một tình huống có thật xẩy ra như sau : Một giếng khơi sâu khoảng 10m lâu ngày không sử dụng .Một thanh niên xuống giếng để vệ sinh lại giếng nhưng chỉ xuống khoảng 7m thanh niên đó đã bị chết ngạt.Thanh niên thứ 2 xuống cứu bạn chịu hậu quả tương tự .Em giải thích nguyên nhân hai vụ tai nạn trên như thế nào? Câu1: Gây một số bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, các bệnh về phổi, lao, .. Câu 2: TL: Hai thanh niên tử vong do bị ngạt khí độc vì các khí độc như mêtan(CH4),CO, CO2 ,Lưu huỳnh nặng hơn không khí nên tích tụ lại ở những chỗ thấp và nơi không gian kín.Khi người hít phải các khí độc này các phân tử Hb sẽ bị các khí độc này giữ chặt mất hoàn toàn khả năng vận chuyển oxy cơ thể chết do thiếu oxy và bị nhiễm độc ở các tế bào. . Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể cho về nhà) Bài tập : Thanh niên A hút thuốc lá, khi em khuyên không nên hút thuốc vì thuốc lá rất có hại cho cơ thể và có thể gây ung thư phổi thì thanh niên này trả lời là đường dẫn khí sẽ lọc sạch hết khí độc. Em giải thích ntn để thanh niên A hiểu và bỏ thuốc lá? Hoạt động 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí: Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600ml không khí: Hãy tính lượng khí lưu thông, khí ở khoảng chết và khí hữu ích vào tới phế nang của người đó ở 2 trường hợp trên? Rút ra nhận xét gì? V. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Yêu cầu học sinh học bài theo các nội dung đã triển khai - Tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến chủ đề vừa nghiên cứu , nếu có vấn đề gì không giải thích được thì ghi lại để sang năm cùng trao đổi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_chu_de_trao_doi_khi_ve_sinh_ho_ha.doc