Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 9: Áp suất khí quyển

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 9: Áp suất khí quyển

BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về tồn tại của áp suất khí quyển.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề áp suất khí quyển

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Xác định được sự tồn tại của áp suất khí quyển thông qua một số hiện tượng tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát các thí nghiệm giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học giải thích được vấn đề thực tiễn và trong đời sống

 

doc 8 trang Phương Dung 5220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 9: Áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 
BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về tồn tại của áp suất khí quyển.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề áp suất khí quyển
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận biết KHTN: Xác định được sự tồn tại của áp suất khí quyển thông qua một số hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát các thí nghiệm giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học giải thích được vấn đề thực tiễn và trong đời sống
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên
- 1 cốc thủy tinh nhỏ, cốc đựng nước màu, một ống hút nước nhỏ, 1 vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, 1 tờ giấy trắng, 2 hút móc quần áo, một tranh vẽ hình 9.5
2. Học sinh
- Một ly bằng thủy tinh có chứa nước, 1 ống thủy tinh nhỏ.
- Đồ dùng học tập: Bút, thước kẻ, SGK, SBT. 
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Bước 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- GV giới thiệu cách làm TN ở đầu bài, yêu cầu HS dự đoán
- Học sinh tiếp nhận:
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV làm thí nghiệm như ở đầu bài sgk, yêu cầu HS quan sát.
? Vì sao tờ giấy không rơi xuống đất?
- HS lắng nghe và dự đoán
- HS quan sát GV làm TN.
- Tự đưa ra ý kiến tranh luận.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đưa ra ý kiến trả lời.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ND kiến thức này.
-Học sinh nhận xét
Bước 2: Hình thành kiến thức (15 phút)
Mục tiêu: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động 1: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất khí quyển
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người
Học sinh chuẩn bị phiếu học tập số 1
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Chiếu phiếu học tập số 1 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
HS quan sát phiếu học tập số 1 và thảo luận trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy và trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 1
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 1
*Thí nghiệm 1: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp nhiều phía.
Câu 1: :Hãy giải thích tại sao?
* Thí nghiệm 2: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước.
Câu 2: Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?
Câu 3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
* Thí nghiệm 3: 
Năm 1654 Ghê-rich, thị trưởng thành phố Mác-đơ-buốc của Đức đã làm thì nghiệm sau:
Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu ra ngoài qua một van gắn vào đầu một bán cầu rồi đóng van lại. Người ta phải dùng 2 đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà không kéo được hai bán cầu rời ra.
Câu 4: Hãy giải thích tại sao?
Bước 3: Luyện tập (10 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Câu 1. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía ?
	A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại
	B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài.
	C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
	D. Vì vỏ hộp sữa rất mềm.
Câu 2. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng ?
	A. Không thay đổi.	B. Càng tăng.
	C. Càng giảm. 	D. Có thể vừa tăng vừa giảm.
Câu 3. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ?
	A. Do lỗi của nhà sản xuất	.	B. Để lợi dụng áp suất khí quyển.
	C. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi.	D. Một lí do khác. 
Câu 4. Đổ nước vào đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín miệng cốc bằng tấm bìa không thấm nước. Khi lộn ngược cốc nước thì nước không chảy ra ngoài. Hiện tượng này liên quan đến hiện tượng vật lý nào ?
	A. Áp suất chất lỏng.	B. Áp suất chất khí.
	C. Áp suất khí quyển.	D. Áp suất cơ học.
Câu 5. Dụng cụ dùng để đo áp suất khí quyển được gọi là 
	A. Cao kế.	B. Khí áp kế.	
 C. Nhiệt kế.	D. Lực kế
Câu 6. Một khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trụ ăng ten truyền hình chỉ 738 mmHg. Tính độ cao của cột ăngten ? Biết áp suất không khí ở chân trụ ăng ten là 750 mmHg. Trọng lượng riêng của Hg là 136000 N/m3, của không khí 13 N/m3 . 
	A. 125,54 m	B. 127,54 m.	
 C. 129,54 m.	D. 126,54 m
Câu 7. Để đo độ cao của một đỉnh núi người ta sử dụng khí áp kế đo áp suất. Kết quả các phép đo cho thấy: Ở chân núi, áp kế chỉ 75 cmHg. Ở đỉnh núi, áp kế chỉ 71,5 cmHg. Biết trọng lượng riêng của không khí là 12,5N/m3 và trọng lượng riêng của Hg là 136000 N/m3. Đỉnh núi có độ cao là bao nhiêu ?
	A. h = 360,8 m.	B. h = 370,8 m.	
 C. h = 375,8 m.	D. h = 380,8 m
Bước 4: Vận dụng (10phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 3 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 3
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Câu 1: Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển?
Câu 2: Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h?
Câu 3: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng 
 Bước 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 
Như chúng ta đã biết trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng nghìn kilômét, gọi là khí quyển. 
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Thế nhưng con người chúng ta đang làm cho nó bị ô nhiễm và bị hũy hoại: các nhà máy thải ra các khí độc hại, các nông dân thì bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu vô tội vạ. Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại những việc làm hại với môi trường sống của chúng ta 
Thế nhưng con người chúng ta đang làm cho nó bị ô nhiễm và bị hũy hoại: các nhà máy thải ra các khí độc hại, các bà con nông dân thì bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu vô tội vạ làm ô nhiễm nguồn nước và không khí. Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại những việc làm hại với môi trường sống của chúng ta còn không thì chính chúng ta và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_13_bai_9_ap_suat_khi_quyen.doc