Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kì I

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kì I

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập.

- Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải các bài tập đơn giản trong phần Cơ học đã học.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu khái niệm đã học

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để nhận biết, phân tích được những hiện tượng liên quan đến các kiến thức đã học

 

doc 6 trang Phương Dung 01/06/2022 4730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải các bài tập đơn giản trong phần Cơ học đã học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu khái niệm đã học
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để nhận biết, phân tích được những hiện tượng liên quan đến các kiến thức đã học
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan đến thực tế
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
-Hệ thống câu hỏi, bài tập
2. Học sinh: 
- Xem lại các kiến thức đã học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung:
- GV giới thiệu tình huống học tập.
c)Sản phẩm: 
- HS nhớ lại được các kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối kì I
d)Tổ chức thực hiện:
- GV thông báo : Để hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I làm cơ sở cho các em ôn tập kiểm tra HK I. Hôm nay chúng ta học tiết ôn tập
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
 - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.
b) Nội dung:
- Các nội dung đã học về Cơ học: Chuyển động, Lực, Áp suất
c)Sản phẩm: HS nhớ lại được các kiến thức đã học
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Ôn tập lí thuyết
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV chiếu cho HS các câu hỏi ôn tập
-Chuyển động cơ học là gì? Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?
- Ý nghĩa của vận tốc? 
- Nêu định nghĩa và viết công thức của chuyển động đều?
-Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình?
- Nêu cách biểu diễn lực?
- Hai lực như thế nào gọi là hai lực cân bằng?
-Quán tính là gì? Cho ví dụ về vật có quán tính.
-Có mấy loại lực ma sát? Hãy kể tên?
- Viết công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng?
-Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có ý nghĩa gì?
-Nêu đặc điểm của bình thông nhau?
-Viết công thức của máy nén thủy lực? 
-Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét?
-Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS đọc câu hỏi 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời cá nhân
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Ôn tập lí thuyết
1. Chuyển động cơ học:
- Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.
- Cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.
- Chuyển động đều:
- Chuyển động không đều:
2. Biểu diễn lực
3. Sự cân bằng lực, quán tính
4. Lực ma sát
a) Lực ma sát nghỉ.
b) Lực ma sát trượt.
c) Lực ma sát lăn.
5. Áp suất:
a) Áp suất: 
b) Áp suất chất lỏng: p=d.h
c) Áp suất khí quyển:
p = pHg
6. Bình thông nhau, máy nén thủy lực
a) Bình thông nhau:
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì mực chất lỏng ở hai nhánh luôn ở cùng độ cao.
b) Máy nén thủy lực: 
.
7. Lực đẩy Ác-si-mét:
Fa=d.h
8. Sự nổi
- Vật nổi khi: Fa> P
- Vật lơ lửng khi: Fa=P
- Vật chìm khi: Fa< P
Hoạt động 2.2: Bài tập
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Chiếu câu hỏi cho HS xem
Câu 1: Trong buổi lao động, một HS đẩy xe rùa chở gạch đi được quãng đường 150m trong 3 phút.
a, Tính vận tốc của bạn HS đó
b, Hãy biểu diễn các loại lực tác dụng lên xe rùa khi:
-Xe rùa đứng yên
-Xe rùa chuyển động
c, Giả sử bạn học sinh đó chở đầy gạch khi gặp chướng ngại vật dừng lại đột ngột nếu viên gạch rơi ra sẽ rơi về phía nào? Vì sao?
d, Trong quá bạn học sinh đó đẩy xe rùa thì xuất hiện những loại lực ma sát nào? Có lợi hay có hại và cách khắc phục các loại lực ma sát đó.
Câu 2: Một thùng cao 1,6m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Học sinh: đọc câu hỏi và làm bài tập
*Báo cáo kết quả và thảo luận
-HS lên bảng trình bày kết quả
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
II. Bài tập
Câu 1:
a, Vận tốc bạn đó là:
v=150:3=50(m/phút)
b,
-Xe rùa đứng yến: trọng lực và phản lực của mặt đất
-Xe rùa chuyển động: trọng lực và phản lực của mặt đất, lực ma sát, lực đẩy xe
c,Nếu viên gạch rơi ra sẽ rơi về phía trước do quán tính, viên gạch sẽ không thay đổi vận tốc đột ngột được.
Câu 2:
Áp dụng công thức: p=d.h 
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức; áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống 
b) Nội dung:Hệ thống BT trắc nghiệm của GV
c)Sản phẩm: HS hoàn thiện các câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
Câu 1: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
A. km.h
B. m.s
C. Km/h
D.s/m
Câu 2: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 3: Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia
Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
A. p=F/s
B. p=F.s
C. F=p.s
D. F=p/s
Câu 5: Đơn vị của áp suất là?
A. N/m3
B. N/m2
C. N
D. m2
Câu 6: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 7: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.
B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.
C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.
D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 8: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_16_on_tap_hoc_ki_i.doc