Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 17, Bài: Kiểm tra học kỳ I

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 17, Bài: Kiểm tra học kỳ I

KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.

- Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.

- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:Tự lực, định hướng trong việc làm bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vậng dụng sáng tạo kiến thức đã học trong việc thực hiện và trình bày bài kiểm tra.

 

doc 8 trang Phương Dung 01/06/2022 2550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 17, Bài: Kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.
- Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tự lực, định hướng trong việc làm bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vậng dụng sáng tạo kiến thức đã học trong việc thực hiện và trình bày bài kiểm tra.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu: Tìm hiểu thông tin từ đề bài.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực, bảo vệ cái đúng trong việc làm bài kiểm tra
- Nhân ái, trách nhiệm: Tôn trọng bạn bè, thầy cô.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án và hướng dẫn chấm
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học
Bảng trọng số
Khung ma trận
Tên chủ đề/ nội dung
Nhận biết
MĐ 1
Thông hiểu
MĐ 2
Vận dụng
MĐ 3
Vận dụng cao
MĐ 4
1.Chuyển động cơ 
1. Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ học.
2. Tính tương đối của chuyển động cơ.
 3. Tốc độ
Nêu được công thức tính vận tốc, tến các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị của vận tốc.
Nêu được thí dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 
Xác định được vận tốc trung bình cuarchuyeern động không đều.
Số câu ( điểm)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
2. Lực cơ 
1. Lực.Biểu diễn lực.
2. Quan tính của vật.
3. Lực ma sát
4. Trọng lưc. Đơn vị lực
Nêu được ví dụ về quan tính của vật trong một số trường hợp.
Xác định được độ lớn của lực ma sát dựa vào đặc điểm vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Số câu ( điểm)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
3. Áp suất( 4 tiết)
1. Khái niệm áp suất.
2. Áp suất của chất lỏng.máy nén thủy lực.
3. Áp suất khí quyển.
Nêu được áp lực là gì
Nêu được càng đi sâu vào trong lòng chất lỏng áp suất càng lớn.
Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng. Tính được áp suất chất này ở các độ sâu khác nhau
Số câu ( điểm)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
4. Lực đẩy Acsi mét – sự nổi ( 4 tiết)
1.Lực đẩy Ác si mét.
2. Vật nổi. Vật chìm.
Nhận biết được các đại lượng trong công thức tính lực đẩy Ác si mét
Nêu được điều kiện vật nổi, vật chìm.
Tính được lực đâye Ácsimmet trong các trường hợp khác nhau.
Số câu ( điểm)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
Tổng Số câu 
( điểm)
Tỉ lệ %
Đề bài.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm )
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau (từ câu 1 – 8):
Câu. Một xe khách đang chuyển động với vận tốc 50 km/h. Vận tốc của tài xế so với ôtô có giá trị bằng:
A. v = 0km/h.	 B.v=25km/h.	C.v=35km/h. D.v=50km/h.
Câu 2. Một người đi đạp trên một nửa quãng đường đầu với vận tốc V1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 18km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là:
A. 15km/h	B. 16km/h.	C. 11km/h.	D. 14,4km/h.
Câu 3.Một đoàn tàu khi đã chuyển động đều trên đường sắt thì cần một lực kéo ở đầu tàu là 7500N. Độ lớn lực ma sát giữa bánh sắt với đường ray khi đó là:
A. Fms = 5000N.	B. Fms = 10000N.	
C. Fms = 7500N.	D. Fms = 2500N.	
Câu 4..Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?
A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
B. Vì có quán tính nên mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng nhỏ và ngược lại.
D. Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn và ngược lại.
Câu5. Áp lực là:
A. Lực tác dụng lên mặt bị ép.	
B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.	
D. Lực tác dụng lên vật.
Câu 6. Một vật được nhúng ngập hoàn toàn trong nước. Nếu nhấn chìm vật xuống sâu hơn thì áp suất do vật tác dụng lên nước sẽ:
A. Không đổi.	B. Tăng.	C. Giảm.	D. Tăng rồi giảm.
Câu 7. Trong công thức tính lực đẩy Ácsimét FA = d.V. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. d là trọng lượng riêng của chất lỏng nhúng vật.
B. FA là lực đẩy Ácsimet.
C. V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. V là thể tích phần vật nhô lên mặt mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 8. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi:
A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.
D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu 9.
a) Viết công thức tính vận tốc, nêu rõ tên các đại lượng có mặt trong công thức. 
b) Đơn vị của vận tốc tốc phụ thuộc đơn vị của các đại lượng nào? Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì?
Câu 10. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy acsimet tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Biết trọng lượng riêng của nước và rượu lần lượt là d1 = 10 000N/m3 và d2 = 8 000N/m3.
Câu 11.Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế ở ngoài vỏ tàu chỉ 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2 .
a) Tàu đã nổi lên hay chìm xuống? Vì sao khẳng định được như vây?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên? Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án 
A
A
C
C
B
B
D
B
Thang điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
9
(2,0đ)
a
b
Công thức tính vận tốc:
Trong đó: V là vận tốc
S là quãng đường đi được
t là thời gian đi hết quãng đường đó.
0,5
0,25
0,25
0,25
Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và đơn vị thời gian.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s và km/h.
0,25
0,5
10
(2,0đ)
Ta có: 2dm3 = 0,002m3
Lực đẩy acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt nhúng trong nước là:FA nước = dnước .Vsắt = 10 000.0,002 = 20N
0,5
0,75
Lực đẩy acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt nhúng trong dầu là:FA dầu = ddầu.Vsắt = 8 000.0,002 = 16N
0,75
11
(2,0đ)
a
Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức là cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Vậy tàu ngầm đã nổi lên.
1,0
b
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước
0,5
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_17_bai_kiem_tra_hoc_ky_i.doc