Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Bài tập

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Bài tập

BÀI TẬP

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

Giải được các dạng bài tập về áp suất, công và công suất .

2.Kĩ năng:

Vận dụng được công thức áp suất, để tính áp suất, áp lực, diện tích bị ép.

3.Thái độ:

Tất cả các nhóm thảo luận hợp tác giải bài tâp để so sánh kết quả với các nhóm khác.

II. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sáng tạo.

III.CHUẨN BỊ:

GV: BT

HS: Dụng cụ học tập

IV. III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định tổ chức.

 

doc 4 trang Phương Dung 5621
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 21: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 21
BÀI TẬP
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Giải được các dạng bài tập về áp suất, công và công suất .
2.Kĩ năng:
Vận dụng được công thức áp suất, để tính áp suất, áp lực, diện tích bị ép.
3.Thái độ:
Tất cả các nhóm thảo luận hợp tác giải bài tâp để so sánh kết quả với các nhóm khác.
II. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
III.CHUẨN BỊ: 
GV: BT
HS: Dụng cụ học tập
IV. III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức. 	
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Bước 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu 2 hs lên ghi trong 1 phút(hs ghi đúng và nhanh được ghi điểm)
Hs nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
1/ Ghi công thức tính công suất
2/ Công thức tính áp suất
Hs suy nghĩ câu hỏi
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs lên bảng hoàn thành câu trả lời
Hs ghi cầu trả lời
Hs: P = F/ S →F = P. S →S =F/ P
* Đơn vị của P là N/ m2
Hoặc Pa vì 1N/ m2 = 1Pa
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
Bước 3: Hoạt động luyện tập (20 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 1
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
Bài tập 1:
 Một người có khối lượng 45 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:
Đứng cả hai chân
Co một chân
Bài 2: Công của người kéo một vật từ giếng lên là 1440J trong 20 giây. Công suất của người kéo là bao nhiêu? 
Bài 1 Tóm Tắt 
m = 45 kg → P = 10.m = 10.45 = 
450 N = F
S = 150 cm2 = 0, 015 m2
Bài giải
- Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng cả hai chân là
P = F/ S = 450/ 0,015.2 
 = 15 000 N/ m2
- Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi co một chân là 
P = F/ S = 450/ 0,015
 = 30.000 N/ m2
Bước 4: Hoạt động vận dụng ( 15 phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 1
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Bài tâp 2
Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất
Tóm Tắt
Gạo m = 60 kg → P = 10.m = 10.60 = 
600 N 
Ghế m = 4 kg → P = 10.m = 10.4 = 
40 N 
S = 8cm2 = 0, 0008 m2
Bài giải
- Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là
P = F/ S = 600+40/ 4.0,0008 
 = 200 000 N/ m2
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 5 phút)
Các bước cơ bản khi giải bài tập
1.Đọc đề
2.Tóm đề (cho đại lượng nào? Bắt tính đại lượng nào? )
3.Viết công thức
4.Đổi đơn vị
 5.Thế số và tính toán

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_21_bai_tap.doc