Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II

Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II

Câu 1: Kể tên các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu? Cấu tạo thận ?Cấu tạo một đơn vị chức năng của thận ?

Câu 2: Sự tạo thành nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ở các đơn vị chức năng diễn ra như thế nào?

Câu 3: Biện pháp giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu ?

Câu 4: Cấu tạo phù hợp với chức năng của da ?

Câu 5: Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh ?

Câu 6: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện về khái niệm và tính chất ?

Câu 7: Đặc điểm của tuyến nội tiết, tính chất và vai trò của hoocmon ? Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết ?

Câu 8: Thế nào là thụ tinh ? Sự phát triển của thai ? Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai? Biện pháp giữ vệ sinh tuổi dạy thì, phòng tránh các bệnh lây qua đường sinh dục ?

 

doc 6 trang thucuc 3460
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH & THCS HÙNG THẮNG
 KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ II
 Môn: Sinh học 8
 Năm học 2014 – 2015 
Tuần
Thời gian
Nội dung
Thời lượng
Ghi chú
Tuần
30 
1/4 -> 6/4
- Cho học sinh chép câu hỏi ôn tập (phô tô phát cho học HS) và hướng dẫn cách làm đề cương.
- Yêu cầu HS làm đáp án câu: 
1, 2, 3.
15 phút đầu giờ của tiết 1
Tuần
31
8/4 -> 13/4
- Kiểm tra việc làm đề cương ôn tập của học sinh và chữa 3 câu đầu.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp đáp án câu: 4, 5, 6 . 
15 phút đầu giờ của tiết 1 và 5 -> 7 phút đầu tiết sinh
Tuần
32
15/4 -> 20/4
- Tiếp tục kiểm tra đề cương ôn tập của học sinh
- Kiểm tra học sinh các câu 1, 2, 3 học thuộc.
- Chữa câu 4, 5, 6 và yêu cầu học sinh làm tiếp câu 7, 8.
15 phút đầu giờ của tiết 1 và 5 -> 7 phút đầu tiết sinh học
Tuần
33
22/4 -> 27/4
- Chữa toàn bộ các câu 1 -> 8
- Giáo viên đưa đáp án chuẩn toàn bộ đề cương cho học sinh để thống nhất đáp án cho các em
- Kiểm tra việc học thuộc các câu 6, 7, 8
15 phút đầu giờ và một tiết ôn tập.
Tuần
34
29/4 -> 4/5
- Học sinh ôn tập
- Giáo viên kiểm tra lại việc học thuộc của các em 
15 phút đâu giờ và thay kiểm tra bài cũ.
 Hùng thắng, ngày 1/4/2014
 Giáo viên trong nhóm: Kí duyệt:
+ HOÀNG VÂN
+ NGUYỄN NHUNG Tổ trưởng:
 BGH:
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn: Sinh học 8
Năm: 2014 – 2015
------*------
Câu 1: Kể tên các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu? Cấu tạo thận ?Cấu tạo một đơn vị chức năng của thận ?
Câu 2: Sự tạo thành nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ở các đơn vị chức năng diễn ra như thế nào?
Câu 3: Biện pháp giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu ?
Câu 4: Cấu tạo phù hợp với chức năng của da ?
Câu 5: Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh ?
Câu 6: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện về khái niệm và tính chất ?
Câu 7: Đặc điểm của tuyến nội tiết, tính chất và vai trò của hoocmon ? Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết ?
Câu 8: Thế nào là thụ tinh ? Sự phát triển của thai ? Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai? Biện pháp giữ vệ sinh tuổi dạy thì, phòng tránh các bệnh lây qua đường sinh dục ?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
Môn: Sinh học 8
Năm: 2014 – 2015
	------*------	
Câu 1: Kể tên các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu? Cấu tạo thận ?Cấu tạo một đơn vị chức năng của thận ?
Trả lời
* Các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu: 
Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái, ống đái.
* Cấu tạo của thận gồm: 
phần vỏ, tủy thận với các đơn vị chức năng cùng ống góp và bể thận
* Cấu tạo một đơn vị chức năng gồm: 	
	Cầu thận, nang cầu thận và ống thận để lọc máu và hình thành nước tiểu.
Câu 2: Sự tạo thành nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ở các đơn vị chức năng diễn ra như thế nào ?
Trả lời
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu: Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40 Aº , sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn ở lại trong máu.
+ Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp xảy ra ở ống thận, tọa ra nước tiểu chính thức có sử dụng năng lượng ATP: hấp thụ lại nước, chất dinh dưỡng và các ion cần thiết diễn ra ở phần đầu ống thận.
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa, diễn ra ở phần cuối của ống thận.
Câu 3: Biện pháp giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu ?
Trả lời
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
- Khẩu phần ăn uống hợp lí, vệ sinh
- Đi tiểu đúng lúc.
Câu 4: Cấu tạo phù hợp với chức năng của da ?
Trả lời
Cấu tạo của da
Chức năng của da
* Lớp biểu bì
- Tầng sừng 
- Tầng tế bào sống
- Bảo vệ, ngăn sự phát triển của vi khuẩn và hóa chất.
- Phân chia tạo ra tế bào mới, chống tác động của tia cực tím.
* Lớp bì:
- Thụ quan và dây thần kinh
- Tiếp nhận và dẫn truyền kích thích 
- Bài tiết chất nhờn giúp da không bị khô nẻ, không thấm nước, diệt khuẩn và bảo vệ.
- Điều hòa than nhiệt
- Bài tiết và giúp cơ thể tỏa nhiệt
- Giúp da thực hiện trao đổi chất
* Lớp mỡ dưới da
Chứa mỡ và dự trữ
Dự trữ và cách nhiết.
Câu 5: Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh ?
Trả lời
* Cấu tạo hệ thần kinh
- Bộ phận trung ương:
+ Não (nằm trong hộp sọ)
+ Tủy sống: nằm trong cột sống
- Bộ phận ngoại biên:
+ Dây thần kinh
+ Hạch thần kinh
* Chức năng hệ thần kinh
+ Điều khiển, phối hợp điều hòa hoạt động các cơ quan
Câu 6: Phận biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ?
Trả lời
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
* Khái niệm
- PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập.
- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống các thể, là kết quả của quá trình học tập rèn luyện.
* Tính chất
+ Trả lời kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
+ Bẩm sinh
+ Bền vững
+ Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.
+ Hạn chế
+ Cung phản xạ đơn giản.
+ Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.
+ Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.
+ Là kết quả của học tập, rèn luyện.
+ Dễ mất khi không củng cố
+ Có tính chất cá thể không di truyền
+ Số lượng không hạn định
+ Hình thành đường liện hệ tạm thời
+ Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.
* Ý nghĩa 
- Giúp cơ thể thích nghi được với những điều kiện sống luôn thay đổi.
Câu 7: Đặc điểm của tuyến nội tiết, tính chất và vai trò của hoocmoon ?
Trả lời
* Đặc điểm của hệ nội tiết.
- Hệ nội tiết góp phần quan trọng điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hoocmon từ các tuyến nội tiết tiết ra. Chúng tác động thong qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.
* Tính chất
- Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định ( là cơ quan đích )
- Hoocmon có hoạt tính sinh học cao (chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt)
 - Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài (VD dùng Insulin của bò chữa bệnh cho người )
* Vai trò của hoocmon:
- Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Câu 8: Thế nào là thụ tinh ? Sự phát triển của thai ? Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai? Biện pháp giữ vệ sinh tuổi dạy thì, phòng tránh các bệnh lây qua đường sinh dục ?
Trả lời
* Thụ tinh
- Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử.
- Điều kiện cho thụ tinh xảy ra: Trứng phải gặp tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài.
* Sự phát triển của thai.
- Phôi mới làm tổ trong tử cung chưa phận hóa à phân hóa và phát triển thành thai.
- Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai.
- Khi mang thai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và tránh sử dụng các chất kích thích có hại như: rượu, bia, thuốc lá 
* Cơ sở khoa học các biện pháp tránh thai.
- Nguyên tắc tránh thai.
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng
+ Trống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Phương tiện tránh thai
+ Bao cao su
+ Thuốc tránh thai
+ Vòng tránh thai
+ Xuất tinh ngoài âm đạo .
* Biện pháp giữ vệ sinh tuổi dạy thì, phòng tránh các bệnh lây qua đường sinh dục:
- Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục
- Sống lành mạnh
- Quan hệ tình dục an toàn
- Chung thủy một vợ một chồng.
- Không tiêm chích ma túy
- Kiểm tra máu trước khi truyền
- Vô trùng các dụng cụ y tế.
- Mẹ bị nhiễm HIV không nên có con.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_ii.doc