Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Hô hấp - Vệ sinh hô hấp. Thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Hô hấp - Vệ sinh hô hấp. Thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo

III. Mục tiêu chủ đề

1. Về mục tiêu:

- Biết được khái niệm hô hấp, nhận biết các giai đoạn của quá trình hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp.

- Hiểu được cấu tạo của các cơ quan trong hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.

- Giải thích được sự phối hợp giữa cơ hoành và cơ liên sườn trong cử động hô hấp.

Giải thích ý nghĩa của sự thở đối với tế bào của cơ thể từ đó có biện pháp rèn luyện cơ thể để có được dung tích sống lý tưởng.

- Nhận biết được các các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào, các phương pháp hô hấp nhân tạo, các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Học sinh hiểu được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào từ đó phân tích sự khác nhau giữa hai cơ chế tao đổi khí này.

- Học sinh hiểu được ưu điểm của phương pháp hà hơi thổi ngạt hơn so với phương pháp ấn lồng ngực từ đó trong đời sống người ta thường vận dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim để tiến hành sơ cứu cho người bị đuối nước, ngạt khí hoặc bị điện giật.

 

doc 23 trang Phương Dung 31/05/2022 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Hô hấp - Vệ sinh hô hấp. Thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP - VỆ SINH HÔ HẤP
THIẾT KẾ DỤNG CỤ HÔ HẤP NHÂN TẠO
I. TÊN CHỦ ĐỀ: 
Hô hấp – Vệ sinh hô hấp
Thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo
II. Xác định nội dung chủ đề
Chủ đề: Hô hấp – bệnh ung thư phổi
SGK cũ
Nội dung 1: Khái niệm hô hấp, các cơ quan hô hấp 
Bài 20
Nội dung 2: Hoạt động hô hấp; giao nhiệm vụ và hướng dẫn nghiên cứu.
Bài 21
Nội dung 3: Vệ sinh hô hấp và nghiên cứu về bệnh ung thư phổi, covid 19, ..
Bài 22
Nội dung 4: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, hô hấp nhân tạo.
Bài 23
III. Mục tiêu chủ đề
1. Về mục tiêu:
- Biết được khái niệm hô hấp, nhận biết các giai đoạn của quá trình hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp.
- Hiểu được cấu tạo của các cơ quan trong hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Giải thích được sự phối hợp giữa cơ hoành và cơ liên sườn trong cử động hô hấp.
Giải thích ý nghĩa của sự thở đối với tế bào của cơ thể từ đó có biện pháp rèn luyện cơ thể để có được dung tích sống lý tưởng.
- Nhận biết được các các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào, các phương pháp hô hấp nhân tạo, các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Học sinh hiểu được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào từ đó phân tích sự khác nhau giữa hai cơ chế tao đổi khí này.
- Học sinh hiểu được ưu điểm của phương pháp hà hơi thổi ngạt hơn so với phương pháp ấn lồng ngực từ đó trong đời sống người ta thường vận dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim để tiến hành sơ cứu cho người bị đuối nước, ngạt khí hoặc bị điện giật.
- Tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Xử lý các tình hướng liên quan làm gián đoạn hô hấp diễn ra trong thực tế cuộc sống.
- Nhận biết các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
- Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Giải thích được tại sao khi hít thật sâu, giẩm nhịp thở lại tăng dung tích sống.
- Giải thích tác hại của khói thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi.
- Biết được khái niệm hô hấp, nhận biết các giai đoạn của quá trình hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp.
- Hiểu được cấu tạo của các cơ quan trong hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Giải thích được sự phối hợp giữa cơ hoành và cơ liên sườn trong cử động hô hấp.
- Giải thích ý nghĩa của sự thở đối với tế bào của cơ thể từ đó có biện pháp rèn luyện cơ thể để có được dung tích sống lý tưởng.
- Nhận biết được các các khí trao đổi ở phổi và ở tế bào, các phương pháp hô hấp nhân tạo, các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Học sinh hiểu được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào từ đó phân tích sự khác nhau giữa hai cơ chế tao đổi khí này.
- Học sinh hiểu được ưu điểm của phương pháp hà hơi thổi ngạt hơn so với phương pháp ấn lồng ngực từ đó trong đời sống người ta thường vận dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim để tiến hành sơ cứu cho người bị đuối nước, ngạt khí hoặc bị điện giật.
- Nhận biết các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
- Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Giải thích được tại sao khi hít thật sâu, giẩm nhịp thở lại tăng dung tích sống.
- Giải thích tác hại của khói thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi.
2. Về kĩ năng: Hình thành, rèn luyện được kỹ năng:
- Quan sát, phân tích tổng hợp, tính toán.
- Thí nghiệm: Thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
3. Về thái độ:
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng.
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực tự học: Học sinh phải xác định được mục tiêu học tập, tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực thực hiện. Lập và thực hiện kế hoạch học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời: Trong tình hình thực tế An Lão có nhiều nhà máy sản xuất gạch, công ty dày da, nhà máy sản xuất kính có nhiều khói, bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hô hấp.Vậy làm thế nào để hạn chế được những hiện tượng đó? Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet. HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không?
- NL tư duy sáng tạo: HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập. Đề xuất được ý tưởng. Các kĩ năng tư duy.
- NL tự quản lý: Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân. Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề. Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
- NL giao tiếp: Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể.
- NL hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm.
- NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT).
- NL sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng các ngôn ngữ sinh học.
- NL tính toán: Thành thạo các phép tính cơ bản.
- NL: Quan sát: tranh ảnh, mô hình, video, vận động hô hấp của bản thân để mô tả được cấu tạo các cơ quan hô hấp, hoạt động hô hấp, một số bệnh đường hô hấp.
- NL: Tiên đoán: Khi các cơ quan hô hấp không được bảo vệ sẽ gây ra hậu quả gì cho sức khỏe con người; Khi điều kiện môi trường thay đổi thì các cơ quan hô hấp có sự thay đổi như thế nào? Tuyên truyền tốt về vấn đề BVMT sẽ làm giảm số người mắc bệnh về hô hấp.
- NL: Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: bản vẽ thiết kế, ảnh chụp ) về hoạt động hô hấp, các bệnh hô hấp.
- NL: Đưa ra các tiên đoán, nhận định: Tuyên truyền tốt sẽ làm giảm số người mắc bệnh ở địa phương.
- NL: Hình thành giả thuyết khoa học: Bảo vệ môi trường, không hút thuốc lá là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh hô hấp.
- NL: Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận.
IV. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu của chủ đề
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HÔ HẤP, CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
- Biết được khái niệm hô hấp, ý nghĩa của hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp.
- Hiểu được cấu tạo của các cơ quan trong hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế
- Đề ra được các biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường.
Phân công, giao nhiệm vụ để thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo
Giải thích ý nghĩa của sự thở đối với tế bào của cơ thể từ đó có biện pháp rèn luyện cơ thể để có được dung tích sống lý tưởng.
VỆ SINH HỆ HÔ HẤP
Nhận biết các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.
Giải thích được tại sao khi hít thật sâu, giảm nhịp thở lại tăng dung tích sống.
Giải thích tác hại của khói thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi. Và liên hệ 1 số các bệnh về hô hấp khác nhưu covid 19,...
HÔ HẤP NHÂN TẠO. THIẾT KẾ DỤNG CỤ HÔ HẤP NHÂN TẠO
- HS hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo và nắm được các bước tiến hành hô hấp nhân tạo: Hà hơi thổi ngạt; Ấn lồng ngực
Học sinh hiểu được ưu điểm của phương pháp hà hơi thổi ngạt hơn so với phương pháp ấn lồng ngực từ đó trong đời sống người ta thường vận dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim để tiến hành sơ cứu cho người bị đuối nước, ngạt khí hoặc bị điện giật.
Báo cáo được dụng cụ hô hấp nhân tạo đã thiết kế
Xử lý các tình hướng liên quan làm gián đoạn hô hấp diễn ra trong thực tế cuộc sống.
V. Biên soạn các câu hỏi/bài tập
1, Hô hấp là gì?
2, Quá trình hô hấp?
3, Sự thở có ý nghĩa gì?
4, Cơ quan hô hấp và chức năng?
5, Nếu không hô hấp cơ thể sẽ thế nào?
6, Vệ sinh hệ hô hấp?
7, Tác nhân gây hại?
8, Hãy giải thích tại sao ta ngừng thở không được lâu?
......................
VI. Tiến trình dạy học
TIẾT 1: HÔ HẤP, CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP VÀ CỬ ĐỘNG HÔ HẤP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (15 phút)
- HS tự tổ chức một trò chơi mang tên “Tìm người người khỏe nhất” 
- Hình thức chơi là thi chống đẩy. Bạn nào chống đấy nhiều hơn bạn ấy sẽ thắng. 
- Sau khi thi HS sẽ nêu cảm nghĩ:
+ HS1: Tớ cảm thấy mỏi tay?
+ HS2: Tại sao bạn thấy mỏi tay? 
+ HS1: HS giải thích đó là do cơ bị mỏi do lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu => Năng lượng cung cấp ít => Sản phẩm tạo ra là axit lăctic tích tụ đầu độc cơ → mỏi cơ.
+ HS2: Vậy oxi được đưa vào trong cơ thể bằng cách nào?
+ HS1: Cái này tớ không biết. Nếu bạn biết thì giải thích đi.
+ HS2: Tớ cũng không biết. Vậy chúng ta cùng nhờ cô giải thích nhé. 
* GV: Để giải quyết được vấn đề hai bạn vừa mới đặt ra cô và các em cùng đi tìm hiểu bài 20: Hô hấp và cơ quan hô hấp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp (30 phút)
(Phát triển nhóm năng lực: tư duy, tự nghiên cứu kiến thức, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sáng tạo)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
GV nói đến hô hấp thì các em muốn tìm hiểu những vấn đề gì? 
HS đưa ra các câu hỏi: 
1, Hô hấp là gì?
2, Quá trình hô hấp?
3, Sự thở có ý nghĩa gì?
4, Cơ quan hô hấp và chức năng?
5, Nếu không hô hấp cơ thể sẽ thế nào?
6, Vệ sinh hệ hô hấp?
7, Tác nhân gây hại?
8, Hãy giải thích tại sao ta ngừng thở không được lâu?
 ..
GV ghi vắn tắt câu hỏi của HS lên góc bảng.
GV để trả lời được các câu hỏi của các em vừa nêu. Cô chia lớp làm 4 nhóm hoàn thành vào bảng phụ trong thời gian 3 phút. Nhóm 1, 2 tìm hiểu câu hỏi 1 ,2 ,3.
Nhóm 3, 4 tìm hiểu câu hỏi 4,5
- HS lấy bảng phụ, quan sát trên màn hình và tiến hành thảo luận nhóm.
GV Trước khi tìm hiểu (cho thời gian 2 phút) các em hãy hướng mắt lên máy chiếu chú ý những hình ảnh: Sơ đồ chuyển hóa các chất trong tế bào và đoạn phim về các giai đoạn của hô hấp, cấu tạo cơ quan hô hấp 
- Hết thời gian thảo luận. Nhóm 1, 3 treo bài làm của nhóm mình và trình bày. 
Nhóm 2, 4 theo dõi và bổ sung. Đổi bài chấm chéo.
- Sau khi nhóm 1, 3 trình bày HS các nhóm còn lại tự kiểm tra xong. GV sẽ thống nhất ý kiến và bổ sung phần thiếu. 
Chốt kiến thức
Trả lời câu 8. Nếu ta ngừng thở thì không khí trong phổi ngừng lưu thông làm cho nồng độ 02 trong phổi thấp tới mức không đủ khuếch tán vào máu.
- GV: Nếu ta thở bằng miệng thì không khí từ môi trường ngoài đi vào phổi có được lọc sạch hay không?
Liên hệ thực tế và giáo dục HS nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng. Đi ngoài đường dùng khẩu trang để tránh bụi. 
1/ Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp 02 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể 
- Quá trình hô hấp gồm: 
 + Sự thở
 +Trao đổi khí ở phổi 
 + Trao đổi khí ở tế bào 
- Hệ hô hấp gồm :
+ Đường dẫn khí: Mũi → họng → thanh quản → khí quản → phế quản 
+ Hai lá phổi: (Lá phổi phải có 3 thuỳ, lá phổi trái có 2 thuỳ)
2/ Chức năng các cơ quan hô hấp 
- Đường dẫn khí :Dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi 
- Phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường 
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
Hoạt động 1(20’):
Thông khí ở phổi
- Mục tiêu: Trình bày được cơ chế thông khí ở phổi thực chất là hít vào và thở ra. Thấy được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan: cơ, xương, thần kinh.
- Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV: GThiệu tranh 21.1 SGK, nêu câu hỏi:
? Vì sao các xương sườn được nâng lên thì thể tích lông ngực lại tăng và ngược lại.
? Thực chất sự thông ở phổi là gì.
- HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm các câu hỏi hoạt động, thống nhất trả lời:
+ Xương sườn nâng lên, co ưliên sườn và cơ hoành co, lồng ngực kéo lên rộng và nhô ra.
+ Là sự hít vào thở ra.
- GV: Dùng hình ảnh chiếc đèn xếp& giới thiệu H.21.2 SGK, hỏi tiếp:
? Các cơ ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động để tăng, giảm thể tích lồng ngực.
- HS nghiên cứu H.21.2SGK và thông tin + mục: ‘ em có biết” hoàn thành câu trả lời:
+ Cơ liên sườn ngoài ( x.ức, x. sườn, cột sống) chuyển động 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm mở lồng ngực 2bên.
+ Cơ hoành co làm lồng ngực mở phía dưới, ép khoang bụng.
+ cơ liên sườn ngoài và cơ liên hoành dãn ra làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
? Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS: Các yếu tố: Tầm vóc; Giới tính; Tình trạng sức khỏe, bệnh tật; Sự luyện tập.
- HS rút KL..
? Vì sao ta nên hít thở sâu.
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra).
+ Khi các cơ thở co à thể tích lồng ngực tăng à không khí vào phổi: sự hít vào.
+ Khi các cơ thở giãn à thể tích lồng ngực giảm à tống khí ra ngoài: sự thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc vào: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập.
Hoạt động 2(25’):
Trao đổi khí ở phổi và TB:
- Mục tiêu: Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và TB. Đó là sự khuếch tán của các chất khí ôxy, cacbô níc.
- Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV: Nêu vấn đề:
? Sự trao đổi khí ở phổi và TB thực hiện theo cơ chế nào.
- HS nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm các câu hỏi hoạt động, thống nhất trả lời:
+ O2 từ máu TB.
+ CO2 từ TB máu
+ O2 từ phổi máu.
+ CO2 từ máu phổi.
Thực hiện theo cơ chế khuếch tán CO2, O2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
? Nhận xét thành phần khí CO2, O2 hít vào, thở ra.
-HS: Có sự chênh lệch nồng độ các khí CO2, O2
? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí?
- HS nhận xét vè thành phần không khí ở bảng 21 và mô tả sự khuếch tán của ôxy và CO2, trao đổi nhóm.
* Sự khác nhau:
+ Tỉ lệ %O2 thở ra < O2 khuếch tán từ phế nang vào máu mao mạch.
+ CO2 thở ra > CO2 đã khuếch tán từ máu mô mạch vào phế nang.
+ Hơi nước bảo hòa thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy
+ N2 không khác nhau nên không nghĩa sinh học.
? Gthích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào, thở ra.
-HS: Nêu được
+ TĐK ở phổi: Nồng độ O2 không khí . máu nên O2 khuếch tán từ máu vào phế nang không khí.
+ TĐK ở TB: O2 máu > TB nên O2 khuếch tán từ máu vào TB.
+ CO2 TB > máu nên CO2 khuếch tán từ TB vào máu.
+ Sự tiêu tốn O2 ở TB đã thúc đẩy sự TĐK ở phổi. Vậy sự TĐK ở phổi tạo ĐK cho sự TĐK ở TB.
- GV: Giới thiệu
+ Sự TĐK ở phổi thực chất là sự Trao đổi giữa mô mạch và phế nang với phế nang: nồng độ ôxy trong mao mạch thấp, CO2 và ngược lại.
+ Sự TĐK ở TB là sự trao đổi ở TB với mao mạch mà ở TB ôxy nhiều nên nồng độ ôxy bao giờ cũng thấp còn CO2 cao. Máu ở vòng tuần hoàn lớn đi tới các TB giàu ôxy nên có sự chệnh lệch nồng độ các chất dẫn đến khuếch tán.
? Giữa sự TĐK ở TB và phổi, theo em ở đâu quan trọng hơn? Vì sao?
1/Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Nhịp thở phụ thuộc vào tuổi, giới tính, điều kiện lao động, trình độ luyện tập. Người bình thường, nhịp thở từ 16 - 20 lần/ phút, một ngày khoảng 23 - 36 nghìn lần.. Nhịp hô hấp ở trẻ em cao hơn người lớn. Phụ nữ nhịp hô hấp thường nhanh hơn nam giới. Khi lao động nặng, nhịp thở tăng 35 - 40 lần/phút. Ở các vận động viên đẳng cấp cao, nhịp thở chỉ khoảng 12 - 15 lần/phút. 
Dựa vào thông tin trên em hãy cho biết:
a.Vì sao vận động viên thể thao lại có nhịp thở thấp hơn người bình thường?
b.Làm thế nào để nhịp thở giảm đi nhưng dung tích sống lại tăng lên?
c.Khi dung tích sống tăng lên thì có lợi ntn đối với sức khỏe?
2/Neil Armstrong (5 tháng 8 năm 1930 – 25 tháng 8 năm 2012) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins. Chuyến bay đầu tiên của ông là trên tàu Gemini 8 năm 1966, mà ông là phi công, trở thành công dân Mỹ đầu tiên bay vào không gian. Trong nhiệm vụ này, ông đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ có người lái cùng với phi công David Scott. Chuyến bay thứ hai và cuối cùng Armstrong đã làm nhiệm vụ chỉ huy của phi vụ Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 20 tháng bảy năm 1969. Thời khắc lịch sử, Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng và dành 2,5 giờ khám phá trong khi Michael Collins ở lại trên quỹ đạo trong Module Command.
a/ Trong điều kiện bầu khí quyển ở bề mặt trăng, thành phần khí oxi như thế nào?
b/ Vậy nhờ đâu nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong có thể hoạt động bình thường trong điều kiện môi trường như ở Mặt Trăng? 
Gv giao Nhiệm vụ cho các nhóm (từ 3-4 nhóm). Mỗi tổ thiết kế một bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo đơn giản
*Hướng dẫn báo cáo sản phẩm:
1. Bản vẽ có chú thích.
2. Vật liệu đã sử dụng để thiết kế.
3. Vật liệu đó mô tả thay cho cơ quan nào.
4. Áp dụng những kiến thức của những môn học nào.
5. Nguyên tắc hoạt động.
1. Sự TĐK ở phổi:
+ O2: khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ CO2: khuếch tán từ máu vào phế nang ra ngoài.
2. Sự TĐK ở TB:
+ O2 : khuếch tán từ máu vào TB.
+ CO2: khuếch tán từ TB vào máu.
TIẾT 3: VỆ SINH HÔ HẤP
Hoạt động 1(25’):
Xây dựng b/pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại
- Mục tiêu: HS chỉ được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và nêu các b/pháp tránh tác nhân gây hại
- Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 22: Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp trong thời gian 3 phút.
GV cho HS tham gia trò chơi mở các ô số để tham vấn chia sẻ các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại và cần làm gì để có hệ hô hấp khỏe mạnh.Các câu hỏi :
- Ô số 1: 
Phát tờ phiếu thông tin 2 bạn 1 nhóm nghiên cứu.
Theo bác sỹ Trần Văn Quý (Bác sỹ BV A):
Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận 
Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, do vậy, bệnh hô hấp ngày càng phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3. Ở nước ta, theo các nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng vùng, nhìn chung vào khoảng 2 - 5,7%. Những thống kê về tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cho thấy, cứ 4 bệnh nhân nhập viện tại các khoa bệnh phổi thì có 1 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 
Tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ được xem là ưu tiên trong điều trị với nhiều bệnh hô hấp, đặc biệt các bệnh như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các yếu tố nguy cơ cần tránh bao gồm: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp (đặc biệt là khói bếp than), bụi, tránh các mùi hắc, các thức ăn đã từng gây dị ứng... không nuôi chó, mèo, chim và các súc vật khác, môi trường trong nhà cần luôn được giữ khô, sạch và thoáng.
Qua nghiên cứu đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
a. Một số bệnh liên quan đến hô hấp và có biết tác nhân gây ra những bệnh đó?
b. Nêu các biện phápđể hạn chế các bệnh về hô hấp? 
- Ô số 2:
Ngày 14-2-2014, do trời quá lạnh, một gia đình (ở Thanh Hóa) đã đốt than hoa để sưởi ấm khiến 3 người bị chết, 2 người bị hôn mê trong tình trạng nguy kịch vì bị ngạt khí. 
( Theo Vn Exerpres, 14.02.2014)
a. Em hãy cho biết nguyên nhân nào đã dẫn tới sự việc đáng tiếc trên? 
b. Em sẽ tư vấn cho người thân một số cách sưởi ấm an toàn bằng than hoa.
- Ô số 3:
Theo thống kê của CĐ mỏ than Đèo Nai về kết quả khám sức khỏe cho công nhân hàng năm có 35% công nhân thuộc các phân xưởng sàng tuyển của các mỏ than đều bị bệnh bụi phổi. 
a. Em hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến các công nhân này bị bệnh bụi phổi?
b. Những công nhân bị bệnh bụi phổi thường có những biểu hiện gì về hoạt động hô hấp, sức khỏe
c. Em hãy đề xuất một số biện pháp giúp những công nhân này bảo vệ được hệ hô hấp góp phần bảo vệ sức khỏe. 
- Ô số 4:
Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi và bảo vệ phổi mà khi lao động, vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?
- Ô số 5:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày ngày càng xuân.
Em hãy cho biết “Tết trồng cây” có ý nghĩa ra sao và vì sao mọi người lại nhiệt tình tham gia hoạt động đó. 
- Ô số 6:
Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với hệ hô hấp?
- HS trả lời ô số 1: Nêu lại các thông tin trong đoạn trích dẫn.
- HS trả lời ô số 2:
a.Trời lạnh các nạn nhân đốt than và để trong nhà rồi đóng kín cửa để sưởi ấm, các sản phẩm cháy của than như khí CO, CO2 cơ thể hút phải nồng độ các khí này trong máu cao lên đã làm tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến nạn nhân đã tử vong.
b. Đốt than trong nhà nhưng làm ống khói để khí sinh ra sẽ thoát ra ngoài môi trường.
- HS trả lời ô số 3:
+ Do làm việc trong môi trường có nhiều bụi than nên đã hít phải bụi than vào phổi.
+ Phổi đen vì có nhiều bụi dính vào.
+ Công nhân cần đeo khẩu trang, nơi làm việc thoáng khí để các bụi có thể bay ra ngoài, trồng nhiều cây xanh xung quanh xưởng làm việc.
- HS trả lời ô số 4:
Vì môi trường bị ô nhiễm nồng độ bụi trong không khí cao các cơ chế lọc khí.làm việc với hiệu quả cao nhưng vẫn không lọc được hết bụi vì vậy cần đeo khẩu trang để ngăn bụi.
- HS trả lời ô số 5: Thực vật có vai trò vô cùng quan trọng để điều hòa khí hậu, cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbonic làm giảm ô nhiễm môi trường vì vậy cần tích cực tham gia trồng nhiều cây xanh.
- HS trả lời ô số 6:
Trong khói thuốc lá có chất nicotin khi vào đường hô hấp sẽ làm tê liệt các lông rung khí quản, làm giảm hiệu quả trao đổi khí và gây ung thư phổi.
? Em hãy cho biết thực trạng bệnh ung thư phổi ở trên thế giói và ở Việt Nam?
? Trong các loại bệnh ung thư thì loại bệnh ung thư nào chiếm tỉ lệ cao nhất?
- GV liên hệ với thực tế về hiện trạng covid 19.
- HS: Dựa vào tác hại B22 trả lời
? Hãy đề ra các b/pháp bảo vệ hô hấp tránh tác nhân gây hại?
- HS: nêu được + Trồng cây xanh.
 + không hút thuốc lá.
 + Đeo khẩu trang chống bụi
? Tại sao phải trồng cây xanh? Chúng có lợi gì cho hệ hô hấp.
- HS: Thải oxi, hút Cacsbonic, ngăn bụi, điều hòa khí hậu.
? Tại sao cấm hút thuốc lá.
- HS: Vì trong khói thuốc lá có nhiều chất độc hại như CO, Nicotin, có thể gây ung thư phổi.
? Em đã làm gì để tham gia b/vệ môi trường trong sạch ở lớp, ở trường?
- HS nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm các câu hỏi hoạt động, thống nhất trả lời: Không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi, tuyên truyền cho các bệnh khác cùng tham gia
- Gv yêu cầu HS hoàn thành PHT
1. Các tác nhân gây hại đường hô hấp:
+ Là bụi, các chất độc, vi sinh vật .. gây nên các bệnh Lao phổi,, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.
2. Biện pháp b/vệ hô hấp:
+ Xây dựng môi trường trong sạch.
+ Không hút thuốc lá.
+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi.
Biện pháp
Tác dụng
Trồng cây xanh 2 bên đường, công sở, trường học, bệnh viện, nơi ở.
 Điều hòa thành phần không khí (O2, CO2) lợi cho hô hấp.
Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh nơi có bụi.
 Hạn chế ô nhiểm từ bụi
- Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc có đủ nắng, gió , tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
 Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây
 bệnh
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra khí độc hại.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.
 Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất độc ( NO2, SO2 CO2, Nicôtin).
Hoạt động 2(20’):
Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe
- Mục tiêu: HS chỉ ra được lợi ích của việc tập luyện hít thở sâu từ nhỏ. Xây dựng cho mình phương pháp tậo luyện có hiệu quả.
- Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV: Yêu cầu học sinh dựa vào thông tin SGk, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi.
? Vì sao khi LT TDTT đúng cách thì có được dungtích sống lí tưởng? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thực tế rèn luyện của bản thân, trao đổi nhóm các câu hỏi hoạt động, thống nhất trả lời:
+ Tập thường xuyên sẽ tăng thể tích lồng ngực.
+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài.
- GV: Bổ sung: Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích cặn.
Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực.
Dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn
Ở độ tuổi phát triển tập luyện thì khung xương sườn mở rộng, sau tuổi đó thì không phát triển được.
=> Khi hít thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp.
? Hãy đề ra b/pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh?
HS:
+ Luyện tập thể dục phối hợp thử sâu và giảm nhịp htở thường xuyên từ bé.
+ Hệ tuần hoàn
+ Cần LTập TDTT phối hợp tập thở sâu và nhịp htở thường xuyên bé, sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh.
+ Thể trạng cơ thể
- Gv đưa câu hỏi mở rộng, vận dụng: Bạn Hải bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê. Sau một thời gian, bạn thường xuyên hút thuốc lá. Bố mẹ bạn rất buồn, góp ý nhiều mà bạn không bỏ thuốc lá. Bố mẹ Hải tìm đến bạn bè của Hải để nhờ giúp đỡ. Nếu em là người mà bố mẹ Hải tin tưởng nhờ khuyên Hải, em sẽ làm gì để khuyên bạn bỏ được thuốc lá ?
- Gv: Kiểm tra tiến trình làm mô hình và làm thiết kế thí nghiệm của các nhóm. Đưa ra các sự trợ giúp nếu học sinh cần.
+ Cần LTập TDTT phối hợp tập thở sâu và nhịp htở thường xuyên bé, sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh.
+ Luyện tập TDTT phải vừa sức và luyện tập từ từ.
TIẾT 4: HÔ HẤP NHÂN TẠO
BÁO CÁO THIẾT KẾ DỤNG CỤ HÔ HẤP NHÂN TẠO ĐƠN GIẢN
Hoạt động 1: Báo cáo thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo đơn giản và hực hành hô hấp nhân tạo (35phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- GV: Đưa các hình ảnh về đuối nước, ngạt khí và bị điện giật lên màn chiếu
- HS chia sẻ các biện pháp xử lý khi gặp những trường hợp trên.
- GV: tổng hợp các cách xử lý của HS và đưa ra cách xử lý ưu điểm nhất.
- GV: Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV: Nghiên cứu hai phương pháp hô hấp nhân tạo và cho biết phương pháp nào chiếm ưu điểm hơn?
- HS nêu ưu điểm của phương pháp hà hơi thổi ngạt hơn so với phương pháp ấn lồng ngực
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt.
GV đặt tình huống cụ thể:
? Bạn A bị làm sao thế các em?
HS 1 trả lời: Bạn A bị ngất xỉu.
HS 2 trả lời: Bạn A bị khó thở, rồi ngất xỉu.
HS 3 trả lời: Em thấy mấy hôm nay bạn A bị mệt, khó thở, bạn còn bị ho, trong đờm bạn còn lẫn máu.
? Các em đã làm gì để giúp bạn?
HS nhóm 1: Em thấy các bạn đứng vây quanh bạn A nhiều quá bạn không có không khí để thở, em bảo các bạn về hết chỗ ngồi và tiến hành hô hấp nhân tạo theo phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim để giúp bạn tuần hoàn máu và thông khí ở phổi.
HS nhóm 2: Chúng em đã tiến hành đo huyết áp cho bạn. Bạn có huyết áp thấp. Huyết áp tối đa của bạn là 90. Huyết áp tối thiểu là 60.
HS nhóm 3: Chúng em thấy bạn thở vẫn còn khó khăn nên đã sử dụng bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo để hỗ trợ hô hấp cho bạn
- GV nhận xét: Các em đã xử lý rất tốt khi gặp phải trường hợp bạn A lâm vào hoàn cảnh bị gián đoạn hô hấp.
- GV: Tiết trước cô đã giao nhiệm vụ cho nhóm chúng em thiết kế bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo đơn giản, hôm nay chúng em đã sử dụng chính bộ dụng cụ ấy để giúp bạn.
HS các nhóm trình bày báo cáo kết quả đã được giao nhiệm vụ về nhà.
1.Bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo.
Các HS chia sẻ những vấn đề có liên quan đến sản phẩm dựa trên cơ sở kiến thức về hô hấp đã học
- Các em đã lấy dụng cụ hô hấp nhân tạo ở đâu? 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày báo cáo kết quả về thiết kế bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo đơn giản.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng đóng vai người bị nạn cần hô hấp nhân tạo. Sau đó lần lượt sử dụng các dụng cụ của các nhóm đã thiết kế và chọn ra sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sau đó: GV cho tiến hành bình chọn sản phẩm có hiệu quả nhất dựa trên các đồng xu có màu sắc khác nhau.
GV cho tổng hợp các đồng xu rồi công bố kết quả bình chọn.
- Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
+ Đuối nước.	
+ Điện giật.
+ Lâm vào môi trường thiếu khí.
- 2 phương pháp hô hấp nhân tạo:
+ Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim.
+ Phương pháp ấn lồng ngực.
- Làm bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo đơn giản có nguyên tắc hoạt động giống bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo của ngành y tế.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (10’)
 - Tổ chức trò chơi ngôi sao may mắn
Tình huống 1: Các thao tác thực hiện hô hấp nhân tạo tại lớp học
Bạn A ngồi trong lớp học có triệu chứng: hít thật sâu, thở hổn hển khó khăn, ôm ngực ho, lịm dần người vào bạn bên cạnh.
HS nhóm 1: Bạn A ngất rồi, các bạn khác vây quanh tò mò xem xét, một bạn HS chạy đi báo cô y tế.
HS nhóm 2:
 - Các bạn lên bàn đi!
Các bạn đừng đứng vây quanh bạn A nữa, các bạn về chỗ của mình đi để lấy không khí cho bạn thở
Mình sẽ hô hấp nhân tạo cho bạn ấy.
Cho mình mượn chiếc áo khoác của bạn đi.
HS chỉ nhau tủm tỉm cười: “Hôn nhau kìa!”
HS : Ơ! Bạn A tỉnh rồi!
HS nhóm 3: 
- Bạn tỉnh rồi nhưng đừng ngồi dậy vội, bạn vẫn còn mệt nhiều đấy, để mình đo huyết áp cho bạn.
- Huyết áp của bạn thấp lắm chỉ 90/60 thôi.
Bạn nằm nghỉ đã cô y tế sẽ xuống giúp bạn thêm.
HS nhóm 1: 
- Bạn thở còn khó khăn lắm, lấy bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo của nhóm mình hỗ trợ hô hấp cho bạn nhé! ( đi lấy bộ dụng cụ hô hấp nhân tạo và hô hấp cho bạn)
Cô y tế đến hỏi thăm tình hình rồi cho bạn đi bệnh viện.
Tình huống 2: Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh ung thư phổi
(Tại phòng hội chuẩn bệnh viện Kiến An) – Một HS nói bên ngoài.
Bác sĩ 1: Mời bố, mẹ bạn A vào phòng trao đổi tình hình bệnh tật của cháu 
Bác sĩ 2: giới thiệu : 
Bác sĩ 3 :trưởng khoa
Bác sĩ 1: là bác sĩ điều trị chính.
Bác sĩ 1: báo cáo Bệnh nhân A có những dấu hiệu: 
- Ho dai dẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_chu_de_ho_hap_ve_sinh_ho_hap_thie.doc