Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 25+26+27, Chủ đề: Nhiệt năng - Dẫn nhiệt -Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 25+26+27, Chủ đề: Nhiệt năng - Dẫn nhiệt -Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Chủ đề: Nhiệt năng - Dẫn nhiệt -Đối lưu – Bức xạ nhiệt

I-MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- HS biết tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt

- HS hiểu và so sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí

- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí

- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.

- Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.

- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt

- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không .

 

doc 9 trang Phương Dung 01/06/2022 6012
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 25+26+27, Chủ đề: Nhiệt năng - Dẫn nhiệt -Đối lưu - Bức xạ nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:25-28-29
Chủ đề: Nhiệt năng - Dẫn nhiệt -Đối lưu – Bức xạ nhiệt
I-MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- HS biết tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt
- HS hiểu và so sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí
- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
- Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.
- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không .
2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính công cơ học vào làm bài tập
3. Thái độ: Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, nghiêm túc và hợp tác nhóm khi làm thí nghiệm. 
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất :
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề ,năng lực tư duy lô gic , năng lực tính toán, năng lực hoạt động nhóm và năng lực giao tiếp 
 -Vận dụng kiến thức để giải quyết một số tình huống trong thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
GV: SGK, phấn màu, bảng phụ 
 III.PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Nêu và giải quyết vấn đề
- Thuyết trình, cá nhân, luyện tập, làm việc nhóm
-Kỹ thuật giao nhiệm vụ, chia nhóm , đặt câu hỏi
IV.BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ,YÊU CẦU CẦN ĐẠT
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Hướng dẫn chung
	Có thể mô tả chuỗi các hoạt động học như sau:
TT
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
1
Tình huống xuất phát
Hoạt động 1
Khởi động 
6 phút 
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Tìm hiểu về nhiệt năng
15 phút
Hoạt động 3
Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
Nhiệt lượng
24 phút
Hoạt động 4
Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt
10 phút)
Hoạt động 5
Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất
15
Hoạt động 6
Tìm hiểu hiện tượng đối lưu
10
Hoạt động 7
Tìm hiểu về bức xạ nhiệt
10
3
Luyện tập
Hoạt động 8
- Hệ thống hóa kiến thức;
- Giải bài tập
35phút
4
Vận dụng
Hoạt động 9
Hướng dẫn về nhà 
10 phút 
5
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
TRỢ GIÚP CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* Bước 1: xuất phát
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1
đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng
lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi thử quả bóng cho nhảy được nhiều lần thì thắng
Gv quan sát nhận xét
GV: thả bóng rơi thì độ cao của quả bóng thay đổi dần. 
Cơ năng của quả bóng thay đổi như thế nào?
Gv nhận xét
Hs nghe hướng dẫn
2 Hs lên bảng thi 
Hs quan sát nhận xét
Hs trả lời
Hs nhận xét
Chủ đề: Nhiệt năng - Dẫn nhiệt -Đối lưu – Bức xạ nhiệt
* Bước 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: 
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- HS biết tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt
- HS hiểu và so sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí
- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
- Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.
- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không .
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng
- Yêu cầu HS nhắc lại động năng trong cơ học.
- Các vật được cấu tạo như thế nào?
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên?
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?
- GV thông báo: Tổng động năng phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
- Hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
- GV gợi ý: Có một cốc nước, nước trong cốc có nhiệt năng không? Tại sao?
- Nếu đun nóng, thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? Tại sao?
- Từ đó HS tìm được mối liên hệ giữa Nhiệt năng và nhiệt độ
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
- Các vật được cấu tạo từ những phân tử, nguyên tử.
- Các phân tử, nguyên tử chuyển độn hỗn độn không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng tăng.
* Hoạt động 3: 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Chiếu phiếu học tập số 1- 2 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 1, 2 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. 
- Đánh theo phiếu học tập 1, 2
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt
- GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm theo hình 22.1 SGK, quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm ở mục 1 để trả lời các câu C1, C2, C3.
Gv nhận xét
- GV nói: Sự truyền nhiệt năng như trong thí nghiệm trên gọi là sự dẫn nhiệt.
? Vậy thế nào là sự dẫn nhiệt?
- GV kết luận lại.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về sự dẫn nhiệt.
Gv nhận xét và chốt lại
- HS chú ý theo dõi và làm thí nghiệm theo nhóm như hình 22.1, quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
- HS thảo luận trả lời các câu C1, C2, C3.
Hs nhận xét
- HS chú ý theo dõi.
- HS trả lời.
- HS lấy ví dụ về sự dẫn nhiệt.
Hs nhận xét
III- Sự dẫn nhiệt
1. Thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
C1. Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
C2. Thứ tự: a, b, c, d, e.
C3. Nhiệt năng được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng AB.
* Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác gọi là sự dẫn nhiệt.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất
* Hoạt động 6:Tìm hiểu hiện tượng đối lưu
* Hoạt động 7: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt
 * Bước 3: luyện tập
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập 
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Bước 4: vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo.
Bước 5: Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
- Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp.
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: Tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
- Đọc thêm phần “có thể em chưa biết”
-Hướng dẫn tự học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ
-Làm SBT.
-Nhận xét 
Phiếu học tập về nhà
- Một quả cầu bằng đồng có khối lượng 100 g thể tích 20 cm3. Hỏi quả cầu rỗng hay đặc? Thả vào nước nó nổi hay chìm? (Biết khối lượng riêng của đồng là 8.900 kg/m3, trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3)
Phiếu học tập số 1
Cách làm thay đổi nhiệt năng
1. .
2 ..
Nêu thí nghiệm
1. .
2 ..
Nhiệt lượng là 
 ..
 ..
Kí hiệu nhiệt lượng: 
Đơn vị nhiệt lượng: ...
 ..
 ..
Phiếu học tập số 2
Đánh dấu x vào cột
Thực hiện công
Truyền nhiệt
Phiếu số 1
Bài 1. Trường hợp nào sau đây ngọn gió không thực hiện công
A. Gió thổi làm tốc mái nhà
B. Gió thổi vào bức tường thành 
C. Gió thổi làm tàu bè giạt vào bờ
 D. Gió xoáy hút nước lên cao 
⇒ Đáp án C
Bài 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?
A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.
B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.
C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.
D. Quả nặng rơi từ trên xuống.
⇒ Đáp án D
 Bài 3. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? 
A. khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.
B. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
C. phương chuyển động của vật
D. tất cả các yếu tố trên đều đúng
⇒ Đáp án B
Bài 4 . Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20 cm xuống đất . khi đó trọng lực đã thực hiện một công là
A. 10000 J B. 1000 J C. 1J D. 10 J
⇒ Đáp án B
Bài 5: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.
A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.
B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.
C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.
⇒ Đáp án B
 Bài 6: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ.
A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển.
B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.
C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc.
D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
A. 300 kJ B. 250 kJ
C. 2,08 kJ D. 300 J
⇒ Đáp án A
Bài 8: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.
A. A = 60000 kJ B. A = 6000 kJ
C. Một kết quả khác D. A = 600 Kj
⇒ Đáp án A

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_252627_chu_de_nhiet_nang_dan_n.doc