Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tuần 14, Tiết 14, Bài 13: Công cơ học
BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Xác định được các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
- Viết được công thức tính công, nêu được tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức.
- Vận dụng được công thức A = F.s để tính công trong các trường hợp phương của lực cùng với phương chuyển dời của vật.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu điều kiện có công cơ học.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi của giáo viên đặt ra.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tuần 14, Tiết 14, Bài 13: Công cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: NS: 18/ 12 / 2021 Tiết 14: BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Xác định được các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó. - Viết được công thức tính công, nêu được tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức. - Vận dụng được công thức A = F.s để tính công trong các trường hợp phương của lực cùng với phương chuyển dời của vật. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu điều kiện có công cơ học. - Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi của giáo viên đặt ra. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được các phương án giải quyết các vấn đề, câu hỏi giáo viên đã đặt ra. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: Xác định được chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật đó chuyển dời. Từ đó nhận biết được các trường hợp có công, không có công và đưa ra kết luận. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào việc quan sát và phân tích các trường hợp có công và không có công cơ học, xác lập được mối quan hệ giữa công, độ lớn lực tác dụng lên vật và quãng đường chuyển dời của vật. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận biết được các trường hợp có và không có công cơ học trong thực tế. Vận dụng công thức tính công A = F.s để giải quyết các bài tập liên quan. 3. Phẩm chất: - Tích cực, chủ động tự nghiên cứu, đưa ra ý kiến trong quá trình học. - Nhân ái, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu * Mỗi nhóm: - Tranh vẽ con bò kéo xe - Vận động viên cử tạ - Máy xúc đất đang làm việc III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ?1 Em hãy nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm? ?2 Em hãy nêu công thức tính lực đẩy Ác si mét, nêu đơn vị và tên các đại lượng trong công thức? Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào có công cơ học? - Giáo viên mời một học sinh đọc phần nhận xét lớp chú ý theo dõi. - Giáo viên phân tích 2 ví dụ phần nhận xét rồi yêu cầu học sinh trả lời C1. - Gọi một học sinh hoàn thành C2. - Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học, nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện giao thông vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường nhiều chất độc hại. - Giải pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức tính công cơ học: - Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin SGK trả lời công thức tính công? ? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức. ? Đơn vị của công là gì? - Giáo viên yêu cầu hoạt động nhóm thảo luận để trả lời C6, C7. - Giáo viên nhận xét bổ sung nếu học sinh trả lời chưa đầy đủ. - Học sinh thông báo - Ghi nhớ SGK trang45 I. Khi nào có công cơ học? 1. Nhận xét: C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời 2. Kết luận: SGK C2: (1) Lực (2) Chuyển dời 3. Vận dụng: C3: Trường hợp có công cơ học là a, c, d II. Công thức tính công cơ học: 1. Công thức tính công cơ học: A = F.S Trong đó: A : Công của lực F F : Lực tác dụng vào vật S : Quảng đường vật dịch chuyển Khi F = 1N, S= 1m => A= 1Nm Đơn vị công là Jun, kí hiệu: J (1J = 1Nm) * Chú ý: SGK 2. Vận dụng: C5: Công của lực kéo của đầu tàu ADCT: A =F.S = 5000 .1000 = 500000 J = 5000 (KJ) C6: Trọng lượng của quả dừa là ADCT: P = 10 . m = 10.2 = 20 N Vì quả dừa chịu lực hút của trái đất nên lực tác dụng = trọng lượng của vật F = P = 20N Công của trọng lực là ADCT: A = F.S = 20.6 = 120 (J) C7: Trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc với phương chuyển dời của vật nên không có công của trọng lực. IV. Củng cố: ?1 Khi nào có công cơ học? ?2 Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? ?3 Công được tính bằng công thức nào? - Đáp án: Phần ghi nhớ SGK trang 48 - V. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh đọc mục “Có thể em chưa biết” - Học thuộc ghi nhớ của bài học - Làm các bài tập ở SBT - Xem và chuẩn bị trước bài 14.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_vat_li_lop_8_tuan_14_tiet_14_bai_13_cong_co_hoc.docx