Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 27: Phòng chống tai nạn thương tích

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 27: Phòng chống tai nạn thương tích

BÀI 27. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (Tiết 1)

I. Mục tiêu

- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày

- Nêu được tai nạn là gì? Thương tích là gì?

* Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học: các hoạt động trong hình thành kiến thức (HS tự tìm hiểu khái niệm tai nạn, thương tích)

- Năng lực hợp tác: thông qua hoạt động nhóm (VD: hoàn thành bảng 27.1 và trả lời câu hỏi trong sách HDH trang 225)

- Năng lực giao tiếp: Hs mạnh dạn, tự tin khi báo cáo.

 

doc 3 trang Phương Dung 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 27: Phòng chống tai nạn thương tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 27. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
- Nêu được tai nạn là gì? Thương tích là gì?
* Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học: các hoạt động trong hình thành kiến thức (HS tự tìm hiểu khái niệm tai nạn, thương tích)
- Năng lực hợp tác: thông qua hoạt động nhóm (VD: hoàn thành bảng 27.1 và trả lời câu hỏi trong sách HDH trang 225)
- Năng lực giao tiếp: Hs mạnh dạn, tự tin khi báo cáo.
II. Chuẩn bị:
- GV: Trình chiếu một số hình ảnh có liên quan
- HS: 
+ chuẩn bị một số tình huống, hình ảnh thường gặp trong thực tế như khi tham gia giao thông, khi đi tắm sống (hồ)
+ Tìm hiểu khái niệm tai nạn là gì? Thương tích là gì? Lấy VD
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Vấn đáp
IV. Tổ chức dạy học
1. KTSS:
 2. KTBC: Không
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo tâm thể thoải mái để HS học tập, tạo tình huống có vấn đề
* Nội dung: Kiểm tra sự chuẩn bị các tình huống (hình ảnh) khi tham gia giao thông, khi đi tắm sông (hồ)
* Phương thức tổ chức:
- Đầu giờ cho các nhóm trình bày sản phẩm mình đã chuẩn bị, các nhóm đặt câu
hỏi cho nhóm bạn theo dàn ý (nêu tên của việc làm trong tình huống hay hình
ảnh, hậu quả, biện pháp) 
- GV đánh giá các nhóm học sinh, sự chuẩn bị bài, tình huống, câu hỏi phản biện Khích lệ động viên nhóm học sinh làm tốt.
- GV dẫn dắt vào bài.
* Sản phẩm (dự kiến)
- Khi tham gia giao thông (chiếu slide 1)
+ HS đèo 3, 4, đi xe dàn hang ngang, không đội mũ bảo hiểm 
+ Hậu quả: bị ngã, va chạm với xe khác gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
+ Biện pháp: khi tham gia giao thông phải thực hiện đứng Luật (không đèo 3, 4, không lạng lách, đánh võng, không dàn hang ngang, phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy )
- Khi đi tắm ở hồ (sông)
+ Tình huống: bị chuột rút, bị cảm nắng, sặc nước 
+ Hậu quả: có thể bị đuối nước
+ Biện pháp: bơi lội ở những nơi an toàn, có người lớn giám sát, cần khởi động trước khi bơi, nên tập bơi 
* Giảm tải câu 2 sách HDH trang 224. Giải thích nghĩa của câu: “Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo” (do thời gian dành cho phần khởi động khoảng 5 phút nên câu 2 GV yêu cầu HS về nhà trả lời giờ sau báo cáo)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu:
- HS kể tên được các tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
- Nêu được tai nạn là gì? Thương tích là gì?
* Nội dung:
HS hoàn thành bảng 27.1 và trả lời câu hỏi trong sách HDH trang 225
* Phương thức tổ chức (chiếu sliede 2, 3)
+ Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm 4 hoàn thành bảng 27.1.
+ Nhiệm vụ 2: Nhóm nào xong bảng trước dưới sự kiểm soát của giáo viên
đúng giáo viên cho hoàn thiện 2 câu hỏi trang 225
- Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ
* Sản phẩm (dự kiến)
Bảng 27.1. Tên các tai nạn, thương tích (chiếu slide 4)
STT
Địa điểm
Tai nạn, thương tích có thể xảy ra
1
ở nhà
Bỏng nước sôi (dầu mỡ), điện giật, đứt tay, hóc xương, ngã trong nhà tắm, bị nghẹn khi ăn 
2
ở trường
Điện giật, ngã, bỏng hóa chất 
3
Hồ bơi (sông, suối, ao, hồ )
Đuối nước, cảm nóng, cảm lạnh, chuột rút, 
4
Trên đường
Tai nạn giao thông, chạy nhảy bị ngã 
- Khái niệm (Nội dung ghi bảng)
+ Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân.
+ Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ ) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được.
- Phân biệt tai nạn và thương tích
Ví dụ khi vô tình bị ngã xe đạp gây tổn thương trên cơ thể ở mức độ khác nhau - tai nạn ; bị ngã xe đạp mà bị tổn thương trên cơ thể (gãy xương, chảy máu, ) - thương tích. 
- GV nói rõ có hai loại tai nạn (chiếu slide 5, 6)
+ Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối. 
+ Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành ... thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được. 
4. Kiểm tra đánh giá
* Mục tiêu: kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Nội dung: kiểm tra kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài (khái niệm tai nạn, thương tích)
* Phương thức tổ chức: GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ vào chỗ ( .)
+ Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân (1) . gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về (2) .. hay (3) . của nạn nhân.
+ Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ ) quá ngưỡng (4) .. của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu (5) ., mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được.
- Hs điền đúng mỗi ‎y được 2 điểm. GV thu 5 bài làm nhanh nhất để chấm lấy điểm.
* Sản phẩm:
(1) – bên ngoài, (2) – thể chất, (3) – tâm hồn, (4) – chịu đựng, (5) – oxi 
5. Hướng dẫn về nhà (chiếu slide 7)
- Học khái niệm tai nạn, thương tích và lấy ví dụ
- Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu các nguyên tắc phòng tránh tai nạn, thương tích trong các tình huống (ngã, bỏng, tham gia giao thông) ở bảng 27.2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_27_phong_chong_tai_nan_thuong_tic.doc