Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 1: Khái quát cơ thể người - Năm học 2021-2022
CHỦ ĐỀ 1 : KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI
Tiết 1-6 ( 6 Tiết)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Nắm được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật.
- Nêu được các phương pháp đặc thù của bộ môn.
- Nêu được đặc điểm cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trên cơ thể mình.
- Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
- Mô tả được các thành phần, cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng.
- Xác định rõ tb là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.
- Nắm được khái niệm Mô; Phân biệt các loại mô chính trong cơ thể.
- Nêu được cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tb mô cơ vân.
- Q/s và vẽ các tb trong các tiêu bản đã làm sẵn: tb niêm mạc miệng (bô bb), mô sụn, xg cơ vân, cơ trơn.
- Phân biệt bộ phận chính của tb là MSC, chất tb và nhân tb.
- Phân biệt được đặc điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ và mô liên kết.
- HS nắm được cấu tạo và chức năng của nơron.
- Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung PX và đường dẫn truyền xung TK trong cung PX.
- Chứng minh PX là cơ sở của mọi hoạt động cơ thể bằng các VD cụ thể.
Ngày soạn: 4/9/2021 Ngày dạy: 5/9/2021 CHỦ ĐỀ 1 : KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI Tiết 1-6 ( 6 Tiết) I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người. - Xác định được vị trí con người trong giới Động vật. - Nêu được các phương pháp đặc thù của bộ môn. - Nêu được đặc điểm cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trên cơ thể mình. - Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. - Mô tả được các thành phần, cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng. - Xác định rõ tb là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. - Nắm được khái niệm Mô; Phân biệt các loại mô chính trong cơ thể. - Nêu được cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể. - Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tb mô cơ vân. - Q/s và vẽ các tb trong các tiêu bản đã làm sẵn: tb niêm mạc miệng (bô bb), mô sụn, xg cơ vân, cơ trơn. - Phân biệt bộ phận chính của tb là MSC, chất tb và nhân tb. - Phân biệt được đặc điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ và mô liên kết. - HS nắm được cấu tạo và chức năng của nơron. - Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung PX và đường dẫn truyền xung TK trong cung PX. - Chứng minh PX là cơ sở của mọi hoạt động cơ thể bằng các VD cụ thể. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc cùng SGK. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể; Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng. 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm NL liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học 5. Định hướng phát triển phẩm chất: – Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. – Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. – Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. – Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên. – Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên. II/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Sử dụng phương pháp quan sát, trừu tượng III/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mô hình cơ thể người, bảng kiến thức; Tranh Tế bào động vật; Bảng kiến thức; Tranh cung phản xạ; Mô hình bộ xương người; KHV, lam kính, lamen, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm, bộ tiêu bản ĐV (nhân thể), ống hút, dd sinh lý 0,65% NaCl, CH3COOH. 1 con ếch, bắp thịt ở chân giò lợn. - HS: Kẻ một số bảng trong SGK, ôn kiến thức sinh 7 IV/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động khởi động: GV: Em hãy kể tên các ngành động vật đã học trong chương trình SH7 ? ->HS kể tên các ngành ĐV đã học. GV: Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ? -> HS: Trong Ngành động vật có xương sống, lớp thú có vị trí tiến hóa cao nhất, đặc biệt là bộ Linh trưởng. GV: Theo em con người thuộc ngành động vật nào? -> HS: Ngành ĐV có xương sống. GV: Vậy còn con người có vị trí như thế nào trong tự nhiên và chương trình sinh học 8 học những vấn đề gì, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: BÀI MỞ ĐẦU KHỞI ĐỘNG: GV giới thiệu sơ qua về cơ thể người một cách khái quát để HS có cái nhìn tổng quát về kiến thức mà các em sắp học trong chương trình Sinh học 8. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.1.1: Vị trí của con người trong tự nhiên Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS thực hiện lệnh ∆ SGK /5. + Trong chương trình SH 7, các em đã học các ngành ĐV nào ? + Lớp ĐV nào trong ngành ĐVCXS có vị trí tiến hóa cao nhất ? - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: + Ở người và thú về cấu tạo chung có đặc điểm gì giống nhau ? + Dựa vào đặc điểm cơ bản nào để phân biệt người với ĐV ? - GV cho HS thực hiện lệnh ∆ SGK/5 và hoàn thành bài tập. - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến và bổ sung. - HS thực hiện lệnh ∆ SGK. + ĐVKXS (ĐVNS, Ruột khoang, Ngành giun, Chân khớp, than mềm, Da gai, Mang Râu .) ĐVCXS (lớp Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú). + Lớp Thú-Bộ Khỉ + Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa, đẻ con và nuôi con bằng sữa. + Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lđộng vào những mục đích nhất định, tư duy, ngôn ngữ. - HS thực hiện lệnh ∆ SGK đưa đến kết quả 1,2,3,5,7,8. - HS trình bày và nghe GV hoàn chỉnh, bổ sung. Kết luận: - Người có những đặc điểm giống Thú → Người thuộc Lớp Thú. - Đặc điểm chỉ có ở người mà ĐV không có (1,2,3,5,7,8 SGK/5) - Sự khác biệt giữ người và Thú chứng tỏ người là ĐV tiến hóa nhất, đặc biệt là biết lao động, có tiếng nói, chữ viết, tư duy, trừu tượng, hoạt động có mục đích → làm chủ thiên nhiên. Hoạt động 2.1.2: Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh Mục tiêu: HS chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của môn học cơ thể người và vệ sinh. Biết đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể. Chỉ ra mối liên quan giữa môn học với các bộ môn khoa học khác. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS đọc thông tin + q/s H1.1-3 SGKvà trả lời: +Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho ta hiểu biết điều gì ? +GV lấy VD cụ thể để minh họa cho các pp mà HS nêu ra. - HS đọc thông tin và q/s H 1.1-3 trả lời: +Nvụ bộ môn+ Biện pháp bảo vệ cơ thể+ mối liên quan giữa bộ môn với TDTT. Kết luận: Bộ môn SH 8 cung cấp kiến thức về cấu tạo, sinh lý, chức năng của các cơ quan trong cơ thể, mqh giữa cơ thể và mtrường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể → bảo vệ cơ thể. - Kiến thức cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến khoa học khác y học, tâm lí học, hội họa, thể thao........ Hoạt động 2.1.3: Phương pháp học tập môn học Cơ thể người và vệ sinh Mục tiêu: Chỉ ra được PP đặc thù của bộ môn,đó là học qua mô hình,tranh,thí nghiệm. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS đọc thông tin SGK/7 và trả lời câu hỏi: + Nêu các pp cơ bản để học tập bộ môn ? + GV lấy VD cụ thể minh họa cho các pp mà HS nêu ra ? - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: + Q/s tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, mô sống để hiểu rõ hình thái, ctạo...... + Bằng TN tìm ra chức năng sinh lí, các cquan, hệ cquan. Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng... Kết luận: - Q/s mô hình, tranh ảnh, tiêu bản, mẫu vật... để hiểu rõ về cấu tạo, hình thái. - Thí nghiệm để tìm ra chức năng sinh lý của các hệ cơ quan, cơ quan. - Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể. CỦNG CỐ TRỰC TIẾP: - Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh có ý nghĩa như thế nào ? - Việc xác định vị trí của con người trong tự nhiên có ý nghĩa gì ? - Nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh là gì ? 2.2. Hoạt động 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI KHỞI ĐỘNG: Ở cơ thể người gồm các hệ cơ quan. Các hệ cơ quan trên cơ thể các em sẽ được nghiên cứu kĩ hơn trong suốt năm học của bộ môn Sinh học 8 này. Để tìm hiểu khái niệm chung chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người. . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: I/. CẤU TẠO Hoạt động 2.2.1: Các phần cơ thể Mục tiêu:Chỉ rõ các phần của cơ thể. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS trình bày các hệ cơ quan ở ĐV thuộc lớp Thú. - GV yêu cầu HS q/s H 2.1-2 để thực hiện lệnh ∆ SGK/8. + Cơ thể người gồm mấy phần ? Kể tên ? + Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào ? + Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực ? + Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng ? - GV hỏi thêm: Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng chính của cơ quan này là gì ? - GV tổng kết lại ý đúng. - HS trình bày các hệ cơ quan thuộc lớp Thú ở kiến thức Sinh học 7 (7 hệ cơ quan). - HS q/s H2.1-2 và thực hiện lệnh ∆ SGK/8. + Gồm 3 phần: đầu, thân và tay chân. + Khoang bụng ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. + Những cquan: tim, phổi.. +Những cquan: ruột, dạ dày, gan, thận, bóng đái - Cơ thể ta được bao bọc bởi da. Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể. Kết luận: Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân. Có lớp da bao bọc bên ngoài để bao bọc toàn bộ cơ thể. Khoang bụng ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. Hoạt động 2.2.2: Các hệ cơ quan Mục tiêu: Trình bày sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận thực hiện lệnh ∆ SGK/ 9. + Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào ? + Thành phần, chức năng của từng hệ cơ quan ? - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày ý kiến để chữa nội dung bảng 2. Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan. - GV thông báo đáp án đúng. + Ngoài các cquan trên, trong cơ thể chúng ta còn có những hệ cơ quan nào ? + So sánh các hệ cơ quan của người và thú, em có nhận xét gì ? - HS đọc thông tin và thảo luận thực hiện ∆ SGK/ 9. + Hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ thần kinh. + Nội dung bảng 2 - Đại diện nhóm trình bày ý kiến nội dung bảng 2. + Da, các giác quan, hệ sinh dục, hệ nội tiết. + Giống nhau về sự sắp xếp, những nét đại cương cấu trúc và c/năng của các hệ cquan. Kết luận: Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Bảng 2. Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Cơ và xương Vận động và nâng đỡ cơ thể. Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch. Vận chuyển chất dd, oxi tới tb và vận chuyển chất thải, cácbonic từ tế bào đến cquan bài tiết. Hệ hô hấp Mũi, khí quãn, phế quản và 2 lá phổi. Thực hiện trao đổi khí oxi và khí cacbonic giữa cơ thể với môi trường. Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Bài tiết nước tiểu. Hệ thần kinh Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ mtrường, điều hòa hoạt động của các cquan. II/. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN Hoạt động 2.2.3: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan Mục tiêu: nắm được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan như thế nào? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu chức năng của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Sau đó yêu cầu 1 HS đọc phần đóng khung SGK/11 và yêu cầu : + Hãy phân tích xem bạn HS vừa rồi đã làm những gì khi thầy, cô gọi hỏi? + Nhờ đâu bạn ấy làm được như thế? - GV cho HS giải thích bằng sơ đồ hình 2.3 SGK/9 - HS nghe GV giới thiệu, sau đó 1 HS đọc phần đóng khung SGK/11. + Bạn HS này khi nghe thầy cô gọi đã đứng dậy cầm sách đọc đoạn thầy cô yêu cầu. + Nhờ sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan: tai(nghe); cơ chân co (đứng lên); cơ tay co (cầm sách); mắt (nhìn); miệng (đọc). Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. - HS dựa vào sơ đồ giải thích. Kết luận: Kết luận SGK CỦNG CỐ TRỰC TIẾP: PHIẾU HỌC TẬP Hãy nối cột hệ cơ quan với cột chức năng sao cho phù hợp. Tên hệ cơ quan Chức năng 1. Hệ vận động a. Lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. 2. Hệ tiêu hóa b. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. 3. Hệ tuần hoàn c. Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cquan trong cơ thể. 4. Hệ hô hấp d. Giúp cơ thể vận động. 5. Hệ bài tiết e. V/c các chất đ, oxi và hoocmon đến từng tb, các chất thải đưa ra ngoài cơ thể. 6. Hệ thần kinh g. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất đ cung cấp cho cơ thể. Đáp án: 1-d 2-g 3-e 4-b 5-a 6-c 2.3. Hoạt động 3: TẾ BÀO KHỞI ĐỘNG: Cơ thể dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ tế bào. Vậy tế bào cơ thể người có cấu trúc và chức năng như thế nào ? Có phải tb là đơn vị nhỏ nhất của cơ thể ? HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.3.1: Cấu tạo tế bào Mục tiêu: Nắm được thành phần chính của tế bào. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS q/s H3.1 SGK và thực hiện lệnh ∆ SGK/11. + Mỗi tb điển hình gồm những thành phần cấu tạo nào? - Dựa vào H3.1 SGK GV giới thiệu khái quát cấu tạo gồm màng sinh chất, chất tb và nhân tb. - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” SGK/13. - HS q/s H 3.1SGK và thực hiện lệnh ∆ SGK/11. + Mỗi tb gồm màng, tb chất gồm nhiều bào quan và nhân. .. - HS q/s Hình 3.1 kết hợp nghe GV giới thiệu. - HS đọc mục “Em có biết” SGK/13. Kết luận: Cấu tạo tb gồm 3 phần: Màng; Tế bào chất gồm nhiều bào quan; Nhân Hoạt động 2.3. 2: Chức năng của các bộ phận trong tế bào. Mục tiêu: HS nắm được các c/năng quan trọng của các bộ phận trong tb. Thấy được c/tạo phù hợp với c/năng và sự thống nhất giữa các thành phần của tb. Chứng minh tb là đơn vị chức năng của tế bào. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu bảng 3.1 SGK/11. + Màng sinh chất có vai trò gì ? + Lưới nội chất có vai trò gì trong hđộng sống của tb? + Năng lượng cần cho các hđộng sống lấy từ đâu? + Tại sao nói nhân là trung tâm của tb ? - GV tổng hợp ý kiến và yêu cầu HS tiếp tục thực hiện lệnh ∆ SGK/11: + Hãy giải thích mqh thống nhất về c/năng giữa màng sinh chất, chất tb và nhân tb ? +Tại sao nói tb là đơn vị c/năng của cơ thể ? - HS nghe GV giới thiệu và nắm được: + MSC có vai trò giúp tb thực hiện TĐC. + Lưới nội chất thực hiện các h/động sống của tb. + Được lấy từ chất tế bào. + Nhân điều khiển mọi h/động sống của tb. - HS ý kiến và thực hiện lệnh ∆ SGK/11. + MSC: TĐC, tổng hợp nên những chất riêng của tb, phân giải vật chất để tạo ra NL cần thiết cho mọi h/động sống của tb được thực hiện nhờ ti thể ở chất tb. NST trong Nhân tb cấu trúc qui định sự hình thành protein, tổng hợp ARN riboxom. => Các bào quan quan trọng trong tb có sự phối hợp thống nhất để tb thực hiện chức năng sống. + Vì tb có 4 đặc trưng: TĐC, sinh trưởng, sinh sản và di truyền. Kết luận: Nội dung bảng 2.1 SGK/11 Mục 3. Thành phần hóa học của tế bào (Không dạy) Hoạt động 2.3.3: Hoạt động sống của tế bào. Mục tiêu: HS Nêu được đặc điểm sống của tb đó là TĐC, lớn lên và sinh sản. Chứng minh được tb là đơn vị chức năng của cơ thể. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc kĩ sơ đồ 3.2 SGK và trả lời câu hỏi: +Mqh giữa cơ thể với mtrường thể hiện như thế nào ? + Tế bào trong cơ thể có chức năng gì ? - HS đọc kĩ sơ đồ 3.2 SGK/12 và trả lời: + Cơ thể lấy thức ăn từ mtrường ngoài:nước, MK, Oxi, chất hữu cơ => TĐC-NL cho cơ thể hoạt động để thải CO2 và chất bài tiết. Do sự phân chia của tb, lớn lên, sinh sản. Có khả năng cảm ứng với các kích thích và phản ứng lại các kích thích. + Thực hiện sự TĐC và NL: Cung cấp NL cho mọi h/động sống của cơ thể. Phân chia của tb giúp cơ thể lớn lên tới gđoạn trrưởng thành để tham gia sinh sản. Kết luận: Hoạt động sống của tb gồm: TĐC, lớn lên, phân chia và cảm ứng. Hoạt động sống của tb liên quan đến hoạt động sống của cơ thể. - TĐC của tb là cơ sở TĐC giữa cơ thể với mtrường. - Sự phân chia tb là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể. - Sự cảm ứng của tb là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với mtrường bên ngoài. => Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. CỦNG CỐ TRỰC TIẾP: Hãy khoanh tròn câu em cho là đúng. d Nói tb là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì : a. Các cquan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tb. b. Khi toàn bộ các tb chết thì cơ thể sẽ chết. c. Các hoạt động sống của tb là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể. d. Câu a và c 2.4. Hoạt động 4: MÔ KHỞI ĐỘNG: Trong cơ thể có rất nhiều tb, tuy nhiên xét về chức năng người ta có thể xếp loại thành từng nhóm tb có nhiệm vụ giống nhau, các nhóm đó gọi chung là mô. Vậy mô là gì? Trong cơ thể có những loại mô nào? HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.4.1: Khái niệm mô Mục tiêu: Nêu được khái niệm mô và cho VD về mô ở TV. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh -GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời: + Hãy kể tên những tb có hình dạng khác nhau mà em biết ? - GV phân tích: Chính do chức năng khác nhau mà tb phân hóa có hình dạng, kích thước khác nhau. Sự phân hóa diễn ra ở gđoạn phôi. - Vậy mô là gì ? -HS đọc thông tin và trả lời: + Hình cầu (tb trứng); hình thoi ( tb cơ); hình dạng ko nhất định (bạch cầu) - HS chú ý nghe GV phân tích. - HS trả lời Kết luận: Mô là một tập hợp các tb chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định, một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tb. Hoạt động 2.4.2: Các loại mô Mục tiêu: - Chỉ rõ cấu tạo và chức năng của từng loại mô. - Thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mô biểu bì: - GV cho HS q/s H4.1 SGK và : rút ra nhận xét gì về sự sắp xếp các tb ở mô biểu bì ? - GV thuyết trình có 2 loại tb: tb biểu bì bao phủ thực hiện c/năng bảo vệ che chở, hấp thụ và tb biểu bì tuyến thực hiện c/năng tiết các chất. - Vậy 2 loại tb biểu bì này thấy ở các cơ quan nào ? 2. Mô liên kết: - GV cho HS q/s H4.2SGK/15+đọc thông tin. - GV giới thiệu: Mô gồm các tb lk nằm rải rác trong chất cơ bản gồm: mô sụn, mô xương, gân, dây chằng. Chất cơ bản làm vật liệu lk chống đỡ. - Máu gồm huyết tương và các tb máu thuộc loại mô gì ? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó ? 3. Mô cơ: - GV cho HS đọc thông tin + Hình dạng, cấu tạo tb cơ vân và tb cơ tim giống và khác nhau ở đặc điểm nào ? + Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào ? 4.Mô thần kinh: - GV cho HS tự thu nhận thông tin SGK và trả lời: Vị trí, cấu tạo và chức năng của mô thần kinh ? - GV chốt lại ý đúng. - GV cho HS hoàn thành phiếu học tập qua các loại mô. - HS q/s H4.1 SGK và rút ra được nhận xét: Các tb xếp sít nhau tạo thành lớp rào bảo vệ. - HS nghe GV thuyết trình để nêu được. - Biểu bì bao phủ-phủ mặt ngoài, lót mặt trong; Biểu bì tuyến gặp ở tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt.. - HS q/s H4.2 và đọc thông tin. - HS ghi nhận thông tin. - Thuộc loại mô lk. Vì máu có huyết tương là chất cơ bản. Xét về nguồn gốc các tb máu được tạo ra từ các tb giống như nguồn gốc của tb sụn, xương... - HS q/s H4.3 và trả lời: + Giống: màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ và thường bám vào 2 đầu xương dưới sự KT của hệ tkinh các sợi cơ co lại và phình ra làm cơ cử động. Khác: Cơ tim hoạt động không theo ý muốn. + Là những tb hình sợi, thuôn nhọn 2 đầu, có tb chất, 1 nhân, hình que và nhiều tơ cơ xếp dọc theo chiều dài của tb có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu và các nội quan và cử động theo ý muốn. - HS tự thu nhận thông tin và trả lời: -Qua 4 loại mô vừa học HS hoàn thành phiếu học tập. Kết luận: SGK CỦNG CỐ TRỰC TIẾP:Hoàn thành bài tập bằng cách chọn đáp án đúng nhất. 1. Chức năng của mô biểu bì: a. Bảo vệ và nâng đỡ. b. Bảo vệ, che chở. c.Bảo vệ, che chở và tiết các chất. d.Co dãn và đàn hồi. 2. Mô thần kinh có chức năng: a. Lk các cơ quan. b.Co dãn, vận động. c.Cung cấp chất dinh dưỡng. d. Giúp các cơ quan hoạt động. 2.5. Hoạt động 5: PHẢN XẠ KHỞI ĐỘNG: Khi sờ tay phải vật nóng thì ta rụt tay lại. Khi thấy trái me ta tiết nước bọt. Hiện tượng này gọi là phản xạ. Vậy phản xạ được thực hiện nhờ cơ chế nào ? HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.5.1: Cấu tạo và chức năng của nơron. Mục tiêu:Chỉ rõ cấu tạo của nơron và các c/n của nơron.Từ đó thấy chiều hướng lan truyền xung TK Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Cấu tạo nơron: - GV yêu cầu HS q/s H6.1 SGK và thực hiện lệnh ∆ SGK/20. + Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh ? + Mô tả cấu tạo của 1 nơron điển hình ? 2. Chức năng của nơron: - GV yêu cầu HS trả lời: + Nơron có chức năng gì và có mấy loại nơron ? + Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung tk ở nơron cảm giác và vận động ? - GV phát phiếu học tập vị trí và chức năng các loại nơron cho học sinh hoàn thành. - HS q/s H6.1 SGK và thực hiện lệnh ∆ SGK/20. + Gồm các tb thần kinh đệm và nơron. + Gồm có các sợi nhánh và sợi trục. - HS trả lời câu hỏi: + Có chức năng cảm giác và dẫn truyền. + Hướng dẫn truyền của 2 nơron này ngưuọc chiều nhau. - HS nhận phiếu học tập và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu. Vị trí, chức năng các loại nơron. Các loại nơron Vị trí Chức năng Nơron hướng tâm(cảm giác) Thân nằm bên ngoài TW tk. Truyền xung tk từ cơ quan đến TW tk thụ cảm Nơron trung gian(liên lạc) Nằm trong TW tk. Liên hệ giữa các nơron. Nơron li tâm (vận động) Thân nằm trong TW tk, sợi trục hướng ra cơ quan cảm ứng. Truyền xung tk từ TW tới cơ quan phản ứng. Kết luận: * Cấu tạo: gồm + Thân: chứa nhân, xung quanh có tua ngắn (sợi nhánh) + Tua dài (sợi trục): có bao miêlin, tận cùng phân nhánh có cúc xináp. * Chức năng: Dẫn truyền và cảm ứng. * Các loại nơron: Nơron hướng tâm(cảm giác); Nơron trung gian(liên lạc); Nơron li tâm (vận động) Hoạt động 2.5.1: Cung phản xạ. Mục tiêu: - Hình thành khái niệm phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ. - Biết giải thích 1 số phản xạ ở người bằng cung phản xạ, vòng phản xạ. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phản xạ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời: + Phản xạ là gì ? Nêu VD ở người, ĐV ? + Nêu sự khác nhau giữa PX ở ĐV với hiện tượng cảm ứng ở TV ? -GV:Vậy 1 PX thực hiện được là nhờ vào bộ phận nào? + Phản xạ có ý nghĩa gì đối với con người ? KL: Là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của mtrường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. + Phản xạ là p/ứ....... ; VD : Chạm vật nóng tay rụt lại ; Thấy thức ăn ngon cho chảy nước dãi. + TV đó chỉ là sự trương nước ở các tb gốc lá. Còn ở ĐV đó là p/ứ của cơ thể trước các KT. - Nhờ hệ thần kinh chỉ huy. + Là cơ sở h/động của hệ tk, làm cho cơ thể luôn thích nghi với các thay đổi của đk sống. 2. Cung phản xạ: - GV yêu cầu HS Q/S H6.2 và cho biết: + Các loại nơron tạo nên 1 cung PX. + Xác định các thành phần của 1 cung PX. + Vậy cung PX là gì ? KL: - K/n: SGK/21 - 1 cung PX có 3 loại nơron: nơron hướng tâm, li tâm và trung gian. - Cung PX gồm 5 thành phần: cquan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cquan phản ứng. - GV giải thích thêm về cung PX: Khi kim châm vào tay làm KT cq thụ cảm ở da các nơron ở da truyền đến tủy sống và tại đây phân tích rồi được các nơron li tâm đưa đến các cơ ngón tay và làm cho tay co rụt lại. 3. Vòng phản xạ: (HS tự đọc) - HS q/s H6.2 và nêu được: + Nơron: hướng tâm, trung gian và li tâm. + Cquan thụ cảm; 3 nơron; cquan phản ứng. + Cung PX là con đường mà xung TK truyền từ cq thụ cảm đến TW tk đến cq cảm giác. - HS nghe GV phân tích cung phản xạ của 1 VD cụ thể. CỦNG CỐ TRỰC TIẾP: Trả lời câu hỏi 1,2 SGK/23 Nêu chức năng của các bộ phận trong phản xạ ? 2.6. Hoạt động 6: THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ KHỞI ĐỘNG: GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.6. 1: Làm tiêu bản và quan sát tb mô cơ vân. Mục tiêu: Làm được tiêu bản, khi quan sát nhìn thấy tế bào. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Cách làm tiêu bản mô cơ vân: - GV gọi HS lên làm mẫu các thao tác.và phân công về các nhóm. + Sau khi các nhóm đã lấy được tb mô cơ vân. - GV hướng dẫn đặt lên lam kính: Nhỏ 1 giọt CH3COOH vào cạnh lamen và dùng giấy thấm hút bớt dd sinh lý đã thấm vào dưới lamen. - GV kiểm tra công việc của các nhóm giúp đỡ nhóm nào chưa làm được. 2. Quan sát tế bào: - GV yêu cầu các nhóm điều chỉnh KHV. - Sau khi q/s được tb thì phải kiểm tra lại tránh hiện tượng HS nhầm lẫn hay là miêu tả theo SGK. - GV nắm được số nhóm có tiêu bản đạt và chưa đạt yêu cầu. - Các nhóm tiến hành làm tiêu bản như đã hướng dẫn. + Yêu cầu: Lấy sợi thật mảnh, không bị đứt. - Tiến hành: Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp cơ. Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ (thấm sạch). Dùng ngón trỏ và cái ấn 2 bên mép sạch. Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách 2 sợi mảnh. Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dd siinh lý 0,65%NaCl. Đậy lamen, nhỏ CH3COOH. - Hoàn thành tiêu bản đặt lên bàn. - Các nhóm thử kính, lấy kính, lấy ánh sáng, độ nét để nhìn rõ mẫu. - Đại diện nhóm q/s điều chỉnh cho đến khi nhìn rõ tb để thấy được các thành phần chính: Màng, tb chất, nhân, vân ngang. - Cả nhóm q/s, nhận xét, trao đổi nhóm. Hoạt động 2.6.2: Quan sát tiêu bản các loại mô khác. Mục tiêu: - HS vẽ được hình tb của mô sụn, biểu bì, x.cơ trơn, cơ vân. - Phân biệt được điểm khác nhau của các loại mô. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS q/s các loại mô và vẽ hình. * GV nên dành thời gian để giải đáp trước lớp những thắc mắc của HS. - GV yêu cầu HS rút ra KL bài TH. - Trong nhóm điều chỉnh KHV để nhìn thấy rõ tiêu bản, lần lượt từng thành viên q/s và vẽ hình. + Cấu tạo, hình dáng của mỗi mô. + Tại sao ko làm tiêu bản ở các mô khác. + Tại sao tb mô cơ vân lại dễ tách, còn các tb mô khác thì sao ?.......... CỦNG CỐ TRỰC TIẾP: * Nhận xét: Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt phê bình nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao. * Đánh giá: Trong khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì? Nhóm có kết quả tốt cho biết nguyên nhân thành công ? * Yêu cầu: Làm vệ sinh, dọn sạch phòng. Thu dụng cụ đầy đủ, rữa sạch, lau khô tiêu bản mẫu xếp vào hộp. 3. Hoạt động luyện tập: 1. Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “cơ thể người và vệ sinh”? ( Có những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể, tránh được mê tín dị đoan, có những kiến thức cơ bản tạo điều kiện học lên các lớp sau, đi sâu vào các nghành nghề: y, TDTT, tâm lí giáo dục, võ thuật, thời trang, hội họa ) 2. Cho ví dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. (Khi bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, tùy theo tổn thương ở phần nào mà bệnh nhân có thể bị ngưng tim (hệ tuần hoàn), ngưng thở (hệ hô hấp), liệt chi (hệ vận động) hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ ( hệ bài tiết, hệ tiêu hóa)-> chứng tỏ hệ thần kinh điều hòa hoạt độngcác hệ cơ quan trong cơ thể) 3. So sánh Tb người, động vật, thực vật. + Giống nhau: Đều có cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm màng sinh chất, tế bào chất chứa các bào quan và nhân tế bào. + Khác nhau: Tb người Tb động vật Tb thực vật -Không có vách xenlulo -Không có lục lạp, có trung thể. - Có nhiều hình dạng khác nhau. -Không có vách xenlulo -Không có lục lạp, có trung thể. - Có nhiều hình dạng khác nhau. -Có vách xenlulo -Đa số có lục lạp, không có trung thể. - Có ít hình dạng hơn. 4. Phân tích ví dụ: + Khi nghe gọi tên mình ở phía sau->ta quay đầu lại (Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh luồng thần kinh, theo dây hướng tâm của noron hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phát đi luồng theo dây li tâm của noron li tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi ta.) 5. + Trời lạnh-> nổi da gà: (Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cảm ở da làm phát sinh xung thần kinh, xung này theo dây hướng tâm của noron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm của noron li tâm tới cơ chân lông làm cho cơ này co giúp da săn lại) 4. Hoạt động vận dụng: 1. Khi bị bệnh ta có nên tin tưởng vào sự cúng vái hoặc chữa ở thầy lang để khỏi bệnh không? Tại sao? ( Không nên, vì chỉ có thầy thuốc thật sự mới có đầy đủ những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường từ đó có được chuẩn đoán đúng và điều trị bệnh hiệu quả) 2. Tại sao khi chỉ bị đau một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng? (Do cơ thể là một khối thống nhất của sự phối hợp hoạt động các cơ quan , các hệ cơ quan dưới sự điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết) 3.Em hãy sờ bàn tay của mình vào da thịt của cơ thể em rồi sờ vào thân cây phượng vĩ (me, bàng ) ở sân trường. Hãy cho biết có gì khác nhau về mức độ cứng , mềm của 2 cơ thể trên . Hãy giải thích sự khác nhau đó? (- Tuy 2 cơ thể trên đều có cấu tạo từ tế bào, nhưng màng sinh chất của tế bào thực vật có thêm vách xenlulo(chất xơ) nên cứng hơn.) 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: GV giao bài tập về nhà cho HS: 1. Em hãy tìm hiểu xem kiến thức về cơ thể người giúp gì cho y học, hội họa, gióa dục, thể thao 2. Nêu sự tiến hóa của các hệ cơ quan và chức năng của cơ thể người so với động vật thuộc lớp thú(thỏ). 3. Tại sao không làm tiêu bản ở các mô khác? 4. Tại sao tế bào mô cơ vân lại tách dễ còn tế bào các mô khác thì sao? 5. Óc lợn rất mềm, làm thế nào để lấy được tế bào? V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ: - Bài vừa học: Học bài ghi + trả lời câu hỏi SGK. Đọc muc “ Em có biết ” - Bài sắp học: CHỦ ĐỀ 2: HỆ VẬN ĐỘNG + Tìm hiểu nội dung chương + Kẻ các bảng SGK
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_1_khai_quat_co_the_nguoi_nam_h.docx