Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 11: Hoạt động thần kinh và vệ sinh hệ thần kinh - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 11: Hoạt động thần kinh và vệ sinh hệ thần kinh - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 a/ Kiến thức

- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện .

- Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện .

 - Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ có điều kiện với đời sống.

 - Phân tích được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng.

 - Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở người.

 - Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khỏe.

 - Phân tích ý nghĩa của lao động và nghĩ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

 - Nêu rõ được tác hại của ma túy và các chất gây nghiện đối với sức khỏe và hệ thần kinh.

 - Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghĩ ngơi hợp lý đảm bảo cho sức khỏe học tập

 b/Kĩ năng Rèn cho HS các kĩ năng:

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Kĩ năng hoạt dộng nhóm.

 - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK.

 - Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực.

 - Rèn kỹ năng tư duy, suy luận.

 - Kĩ năng so sánh, liên hệ thực tế.

 - Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến.

 - Kỹ năng từ chối không sử dụng, lạm dụng các chất kích thích.

 c/ Thái độ

 - Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khỏe. Có thái độ kiên quyết tránh xa ma túy.

 - Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại, tạo hứng thú học tập bộ môn.

 - Có ý thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.

2/ Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

 - Năng lực tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp

 - Năng lực tìm tòi kiến thức qua quan sát

 - Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

 - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân

 - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập

 

doc 15 trang thucuc 4450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 11: Hoạt động thần kinh và vệ sinh hệ thần kinh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/03/2021
CHỦ ĐỀ 11: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH 
VÀ VỆ SINH HỆ THẦN KINH
(Kèm theo Công văn số 2214/SGDĐT-GDTrH ngày 3/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết: 3 ; từ tiết: 54 đến tiết:56
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận những kích thích của môi trường ngoài cũng như môi trường trong cơ thể nhờ các thụ quan và có những phản ứng lại kích thích đó bằng sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường để tồn tại. Đó chính là hoạt động của hệ thần kinh. Vậy hệ thần kinh có những hoạt động nào? Ta cần phải làm gì để có hệ thần kinh khỏe mạnh, minh mẫn?
* Thời lượng: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 a/ Kiến thức 
- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện .
- Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện .
 - Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ có điều kiện với đời sống.
 - Phân tích được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các phản xạ có điều kiện ở người với các động vật nói chung và thú nói riêng.
 - Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở người.
 - Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khỏe.
 	 - Phân tích ý nghĩa của lao động và nghĩ ngơi hợp lý tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
 - Nêu rõ được tác hại của ma túy và các chất gây nghiện đối với sức khỏe và hệ thần kinh.
 - Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghĩ ngơi hợp lý đảm bảo cho sức khỏe học tập 
 b/Kĩ năng Rèn cho HS các kĩ năng:
 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Kĩ năng hoạt dộng nhóm.
 - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK.
 - Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực.
 - Rèn kỹ năng tư duy, suy luận.
 - Kĩ năng so sánh, liên hệ thực tế.
 - Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến.
 - Kỹ năng từ chối không sử dụng, lạm dụng các chất kích thích.
 c/ Thái độ
 - Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khỏe. Có thái độ kiên quyết tránh xa ma túy.
 - Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại, tạo hứng thú học tập bộ môn.
 - Có ý thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.
2/ Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
 - Năng lực tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp
 - Năng lực tìm tòi kiến thức qua quan sát 
 - Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn
 - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân
 - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên
* ĐDDH: 
 - Tranh hình 52.1- 52.3 SGK /167
 - Tranh ảnh sưu tầm tranh ảnh về tác hại của ma túy
 - Bảng phụ, phiếu học tập
 -Một số loại quả chua: me, mơ, khế,..
 * Phương án tổ chức lớp học: trực quan, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm.
 2. Học sinh 
 - Xem lại chương V – Hệ tiêu hóa ( phần tiết nước bọt, tiết dịch vị, dịch tụy, mật); bài 45- Dây thần kinh tủy ( sơ đồ cung phản xạ tủy)
 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về tác hại của thuốc lá, ma túy,...
 - Một số loại quả chua: me, mơ, khế,..
 - Tìm hiểu trước bài mới.
 - Hoàn thành mục các phần qSGK / 166- 172 vào vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HĐ1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Tạo tình huống có vấn đề à Vào bài mới
 - Vì sao khi trời nóng nhiều, ta lại đổ mồ hôi ? Vì sao qua ngã tư thấy đèn đỏ, ta lại vội dừng xe trước vạch kẻ?
à Đó chính là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường, gọi là phản xạ.
Vậy hai loại phản xạ trên khác nhau như thế nào? Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì? Hoạt động thần kinh của người và của động vật có gì khác nhau?Làm thế nào để có một hệ thần kinh minh mẫn, khỏe mạnh? Ta lần lượt tìm hiểu qua chủ đề 12.
*Dự kiến sản phẩm
à HS sẽ giải thích dựa vào hiểu biết của bản thân.
à HS sẽ thắc mắc muốn được giải đáp.
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (110phút)
Mục tiêu hoạt động: HS phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, cho ví dụ mỗi loại phản xạ. Trình bày được quá trình thành lập và ức chế PXCĐK
Nêu được các điều kiện cần có khi thành lập các PXCĐK .
 NỘI DUNG 1. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN(37 phút)
I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện:
* Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 52.1 SKG/166 , thảo luận cặp đôi thực hiện phầnq I. (phụ lục 1)
Giáo viên nhận xét, chuẩn xác.
* Yêu cầu 1 HS giải thích ví dụ : Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại qua sơ đồ cung phản xạ tủy.
-Thế nào là phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ?
* GV sử dụng H52.2, cho một HS giải thích vì sao khi đưa thức ăn vào miệng chó, chó tiết nước bọt.
- Thế nào là phản xạ có điều kiện? Cho ví dụ?
à HS chỉ ra đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện.
à HS giải thích
à HS nêu khái niệm và cho ví dụ về phản xạ không điều kiện.
(- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): Là phản xạ khi sinh ra đã có, không cần học tập. 
VD: Chạm tay vào vật nóng rụt tay lại.)
à HS giải thích
à HS nêu khái niệm và cho ví dụ về phản xạ có điều kiện.
(- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
VD: Thấy me tiết nước bọt.)
*GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện
a. Hình thành phản xạ có điều kiện:
* Treo tranh H 52.1,2,3 SGK hướng dẫn học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .
- Trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi có ánh sáng đèn của I. P. Paplôp?
- Hãy giải thích cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt bằng ánh đèn ở chó ?
- Để thành lập PXCĐK cần có những điều kiện gì?
- Thực chất của việc thành lâp phản xạ có điều kiện?
* Đường liên hệ tạm thời giống như bãi cỏ, nếu ta đi thường xuyên sẽ có đường mòn, ta không đi nữa cỏ sẽ khép kín.
* Liên hệ thực tế: giáo dục HS việc sống nền nếp g tạo thói quen tốt, tập quán tốt.
*GV nhấn mạnh: PXCĐK chỉ được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện vì theo Paplôp, quá trình học tập, rèn luyện đã làm hình thành những đường thần kinh liên hệ tạm thời trong não.
b. Ức chế PXCĐK
* GV cho HS đọc phần II. 2SGK/167 và đặt câu hỏi:
- Trong thí nghiệm trên, nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao có hiện tượng này?
- Sau khi hình thành PXCĐK tiết nước bọt với ánh đèn, ta bấm một hồi chuông lớn. Có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
* Phản xạ có điều kiện không được củng cố sẽ mất dần gọi là ức chế phản xạ có điều kiện.
- Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế PXCĐK?
* GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Tìm ví dụ về quá trình hình thành và ức chế PXCĐK đã thành lập để hình thành một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.
Nhận xét, sửa chữa các ví dụ của HS.
à HS trình bày thí nghiệm của I. P. Paplôp.
à HS giải thích
àHS nêu những điều kiện để thành lập PXCĐK
(* Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện:
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
- Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.)
àHS nêu bản chất của việc thành lâp phản xạ có điều kiện.
(* Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các trung khu trên vỏ não với nhau.)
à HS nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
à HS nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
à HS nêu ý nghĩa của việc hình thành và ức chế PXCĐK.
(- Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố sẽ dần mất đi gọi là ức chế phản xạ có điều kiện
- Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể luôn thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.)
à HS liên hệ bản thân: Trình bày quá trình hình thành và ức chế PXCĐK đã thành lập để hình thành một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
* GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện phầnq III. (phụ lục 2)
PXCĐK
PXKĐK
-Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
- Bẩm sinh . 
- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 
- Bền vững.
- Số lượng hạn chế 
- Cung phản xạ đơn giản.
- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 
- Trả lời các kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện 
- Được hình thành trong đời sống cá thể, qua học tập, rèn luyện. 
- Không di truyền.
- Dễ mất khi không đựoc củng cố 
- Số lượng không hạn định .
- Hình thành đường liên hệ tạm thời 
- Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não .
- Nêu mối quan hệ giữa PXCĐK và PXKĐK?
à HS so sánh các tính chất của PXKĐK và PXCĐK.
à HS nêu mối quan hệ giữa PXCĐK và PXKĐK.
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
HĐ 3: LUYỆN TẬP (5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Rèn học sinh kỹ năng làm bài tập
* Cho HS trả lời câu hỏi:
- Phân biệt PXCĐK và PXKĐK?
-Cho ví dụ một PXCĐK và PXKĐK?
- Nêu rõ ý nghĩa của thành lập và ức chế PXCĐK đối với đời sống của động vật và con người.
* Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm hình thành phản xạ đối với cá, một số động vật.
* Dự kiến sản phẩm
à Nêu như bảng 52.2
àTự lấy ví dụ
à Ý nghĩa: 
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi 
+ Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.
à Lắng nghe, thực hiện.
 NỘI DUNG 2. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI(37 phút)
Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người và từ đó chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người và động vật.
I. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người
* Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Thông tin trên cho em biết những gì?
* Nhấn mạnh: PXCĐK hình thành ở trẻ từ rất sớm. Trẻ càng lớn, số lượng PXCĐK xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp. 
à Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế các phản xạ cũ. Ví dụ: Trẻ đang bú, nếu ta đưa trước mặt chúng một đồ chơi màu sắc sặc sỡ, đứa bé có phản ứng như thế nào? Giải thích hiện tượng này?
- Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ?
- Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người giống và khác ở động vật ở những điểm nào? Lấy ví dụ minh họa?
- Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của điều đó?
* GV lưu ý học sinh : Khi PXCĐK không được củng cố -> ức chế sẽ xuất hiện.
* Dự kiến sản phẩm
à HS nêu hiểu biết từ sự thu nhận thông tin.
à HS nêu hiện tượng và giải thích.
à HS lấy ví dụ
- HS chỉ ra sự giống và khác nhau về sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người và ở động vật.
à HS nêu mối quan hệ và ý nghĩa
(- Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa )
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết
* GV cho học sinh đọc tin trong SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong cuộc sống? Lấy các ví dụ chứng minh?
a. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các PXCĐK cấp cao.
- GV đưa trước mặt các em một loại quả chua ( me) và hỏi: Em nào trông thấy quả me tiết nước bọt? Tại sao có hiện tượng này?
- GV cất quả me đi và hỏi: Bây giờ cô chỉ nói là quả me, có em nào tiết nước bọt không?
- Yêu cầu HS kết luận về vai trò của tiếng nói và chữ viết.
- Nhấn mạnh: Tiếng nói và sau này là chữ viết đều là những tín hiệu gây ra PXCĐK; đây là hệ thống tín hiệu thứ hai chỉ có ở người.
b. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- GV yêu cầu HS nói ró hơn về tác dụng của tiếng nói và chữ viếtà Kết luận về vai trò của tiếng nói và chữ viết.
- GV lưu ý :
+ Chỉ tiếng nói có ý nghĩa mới là phương tiện giao tiếp.
+ Đây là sự di truyền tín hiệu, độc đáo riêng ở người.
à HS nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết và lấy ví dụ chứng minh.
à HS trả lời có hoặc không và giải thích.
à HS trả lời có hoặc không
à HS kết luận
(-Tiếng nói và chữ viết giúp ta mô tả sự vật --> đọc, nghe tưởng tượng ra được . Vậy tiếng nói và chử viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.)
à HS nêu các tác dụng của tiếng nói và chữ viết.
(- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho thế hệ sau )
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
III/ Tư duy trừu tượng
* GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi .
- Dựa vào đâu mà con người có tư duy trừu tượng?
- Tại sao tiếng nói, chữ viết trở thành cơ sở của tư duy trừu tượng?
- Ở động vật có tư duy trừu tượng không? Vì sao? 
* GV phân tích các ví dụ: Con gà, con trâu, con cá có các đặc điểm chung 
* GV: Khả năng khái quát và trừu tượng hóa khi xây dựng khái niệm là cơ sở cho tư duy trừu tượng hóa và tư duy bằng khái niệm chỉ có riêng ở người.
* GV nhấn mạnh:
- Nhờ khả năng tư duy trừu tượng mà con người làm chủ được tự nhiên khác với loài vật phải phụ thuộc vào thiện nhiên.
 - Tư duy trừu tượng là đặc điểm riêng của não người.
* Dự kiến sản phẩm
à HS nêu căn cứ để con người có tư duy trừu tương.
à HS giải thích cơ sở của tư duy trừu tượng là tiếng nói và chữ viết.
à HS trả lời có hoặc không và giải thích
(Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết cách khái quát hóa thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ.
- Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở của tư duy trừu tượng.)
 GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV
HĐ 3: LUYỆN TẬP (5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Rèn học sinh khả năng vận dụng kiến thức làm bài tập
* Cho HS trả lời câu hỏi:
- Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các PXCĐK trong đời sống con người? 
* Hướng dẫn về nhà:
- Đối với mỗi học sinh, tiếng nói và chữ viết có tác dụng gì?
* Dự kiến sản phẩm
àSự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau , là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
à Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV
NỘI DUNG 3: VỆ SINH HỆ THẦN KINH(36 phút)
Mục tiêu hoạt động: Học sinh nêu được bản chất và ý nghĩa sinh học của giấc ngủ.
I/ Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe.
* GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế, kết hợp với kiến thức đã học trả lời câu hỏi .
- Ngủ là gì? Vì sao người ta cần phải ngủ?
- Con người ngủ bao nhiêu thì đủ ?
* Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi:
- Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể? 
- Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe?
- Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với giấc ngủ?
* GV cung cấp thông tin về giấc ngủ , chỉ có thể nhịn ăn 20 ngày, sau đó có thể nuôi béo trở lại nhưng mất ngủ từ 10 - 12 ngày là chết 
* Dự kiến sản phẩm
à HS nêu được khái niệm về ngủ và giải thích tại sao người ta cần phải ngủ.
à HS nêu thời gian ngủ mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh, người trưởng thành, người già.
à HS gải thích.
à HS nêu ý nghĩa của giấc ngủ
(- Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể.
- Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế vỏ não, giúp phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh.)
à HS nêu những những điều kiện cần để có giác ngủ và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.
(Muốn có giấc ngủ tốt, ngủ sâu cần ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích (trà đậm, cà phê, thuốc lá, ), đảm bảo không gian yên tĩnh, )
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
II/ Lao động và nghỉ ngơi hợp lí
* Yêu cầu HS đọc thông tin, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi
- Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuya?
- Vì sao phải làm việc và nghỉ ngơi hợp lí?
- Thế nào là làm việc và nghỉ ngơi hợp lí?
* GV giới thiệu chế độ làm việc 8 tiếng của cán bộ công chức
- Ở lứa tuổi các em, thời gian học tập và nghỉ ngơi như thế nào là hợp lí?
* Liên hệ: Số tiết học trong một buổi và thời gian một tiết học, thời gian nghỉ giữa hai tiết học, 
- Để cho hệ thần kinh hoạt động tốt, cần thực hiện những biện pháp gì?
à HS giải thích tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya.
à HS nêu ý nghĩa của việc làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
(- Lao động và nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ hệ thần kinh.)
à HS hiểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
à HS liên hệ bản thân trả lời
à HS nêu các biện pháp cho hệ thần kinh hoạt động tốt
(- Biện pháp: 
+ Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng.
+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.)
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV, GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
III/ Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh.
* GV cho học sinh quan sát tranh ảnh truyền thông về tác hại của các chất gây nghiện: Rượu , thuốc lá , ma túy ...
* GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng 54 – SGK/ 172. Các chất có hại đối với hệ thần kinh. (phụ lục 3)
- Tích hợp với kiến thức môn GDCD 8, bài 13 : “Phòng, chống tệ nạn xã hội” tôi cho các em liên hệ thực tế : “ Ở lớp em, trường em có hiện tượng hút thuốc lá, uống rượu, chích ma túy không và đề xuất biện pháp khắc phục”. 
à Giáo dục các em không được uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân thủ theo những qui định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
* Dự kiến sản phẩm
à HS hoàn thành bảng về tên và tác hại của một số chất kích thích, chất gây nghiện, chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh.
( - Chất kích thích: 
+ Rượu à Hoạt động của vỏ não rối loạn , trí nhớ kém .
+ Nước chè, cà phêà Kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ
- Chất gây nghiện: 
+ Thuốc lá à Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém.
+ Ma túyà Suy yếu nòi giống , cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách. )
àTùy tình hình thực tế ở lớp, ở trường của các em mà câu trả lời có thể là có hoặc không, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục cho phù hợp.
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV, GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
HĐ 3: LUYỆN TẬP(5 phút)
Mục tiêu hoạt động: rèn học sinh luyện tập
* Cho HS trả lời câu hỏi:
? Muốn có giấc ngủ tốt cần phải những điều kiện gì? 
? Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm những vấn đề gì? Tại sao? 
* Hướng dẫn về nhà:
+ Em hãy đề ra kế hoạch cho bản thân để đảm bảo sức khỏe cho học tập?
* Dự kiến sản phẩm
à Điều kiện cần để có giấc ngủ tốt.
+ Cơ thể thanh thản.
+ Chổ ngủ thuận tiện 
+ Không dùng các chất kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.
à Các vấn đề cần quan tâm:
- Tránh các chất ảnh hưởng đến hoạt độmg của hệ thần kinh.
+ Chất kích thích: Hoạt động của vỏ não rối loạn, trí nhớ kém. Kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ.
+ Chất gây nghiện: Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém. Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách.
à HS tự đề ra kế hoạch cho bản thân để đảm bảo sức khỏe cho học tập
HĐ4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức để trả các câu hỏi và một số vấn đề trong thực tiễn liên quan đến hoạt động và vệ sinh hệ thần kinh.
Cho HS làm bài tập và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Khả năng dưới đây có cả ở người và động vật là:
A. Phản xạ B. Tiếng nói
C. Chữ viết D. Tư duy
Câu 2. Phản xạ nào đưới đây là phản xạ có điều kiện:
Đi nắng mặt đỏ
B.Chạm tay vào vật nóng , tay rụt lại
C. Trẻ reo mừng khi nhìn thấy bố mẹ
D. Trời rét, môi tím tái
Câu 3. Ngủ là:
A. Sự ức chế của vỏ não
B. Sự hưng phấn của hệ thần kinh
C. Phản xạ của thần kinh trước kích thích
D. 
Câu 4.Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.
Câu 5. 
a) Nêu các bước hình thành được phản xạ: Vỗ tay khi cho cá ăn.
 b) Để nhớ bài lâu, em phải học như thế nào?
* Dự kiến sản phẩm
à HS thực hiện theo yêu cầu
- C1.A
- C2: C
- C3.A
C4. * Quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện: 
* Ví dụ (HS nêu ví dụ đúng)
* Quá trình hình thành:
 - Tác động 1 kích thích bất kì (VD bật đèn à vùng thị giác ở thùy chẩm hưng phấn) 
 - Tác động 1 kích thích không điều kiện (VD thức ăn chạm vào lưỡi à trung khu ăn uống ở vỏ não hưng phấn à chó tiết nước bọt)
 - Phối hợp 2 kích thích, lập đi lập lại nhiều lần à hình thành đường liên hệ tạm thời giữa 2 vùng ở vỏ não.
 - Sau đó, chỉ cần tác động 1 kích thích bất kì à phản xạ hình thành (VD bật đèn à chó tiết nước bọt)
* Những điều kiện để sự hình thành có kết quả
 - Phải có sự kết hợp giữa 1 kích thích có điều kiện và 1 kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện tác động trước một thời gian ngắn
 - Sự kết hợp đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên củng cố
C5. 
a) Các bước hình thành phản xạ:
- Bước 1: Chọn hình thức kết hợp phù hợp:
 + Kích thích có điều kiện: vỗ tay
 + Kích thích không có điều kiện: cho cá ăn
- Bước 2: Kết hợp 2 kích thích: vỗ tay và cho cá ăn.
- Bước 3: Củng cố, làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu thính giác và trung khu ăn uống. Khi đã hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá nổi lên.
 b) Để nhớ bài lâu, em cần có cách học: đọc nhiều, viết lại nhiều lần liên tục vì khi đọc và viết lại nhiều lần như thế sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa vùng thị giác, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, vùng thính giác. Lúc đó, ta sẽ nhớ bài lâu hơn
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS: hiểu và thực hiện các yêu cầu của GV, GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
Đặc điểm của phản xạ có điều kiện
So sánh PXCĐK và PXKĐK
PXCĐK được hình thành và tồn tại mãi
Tìm ví dụ về sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện
Nội dung 2
Vai trò tiếng nói và chữ viết
Nội dung 3
Vệ sinh hệ thần kinh
2. Câu hỏi/Bài tập 
Câu 1[NB]. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là:
 A. Có trung ương thần kinh ở vỏ não B. Do tủy sống điều khiển
 C. Do trụ não điều khiển D. Có tính loài
Câu 2[NB]. Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
Câu 3: Để có hệ thần kinh khỏe mạnh, minh mẫn ta cần phải làm gì?
Câu 4[TH]. Điểm giống và khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có diều kiện?
Câu 5[TH]. Hoạt động của người và tập quán của động vật khác nhau ở điểm cơ bản nào?
Câu 6[VD]. Có người nói rằng; “PXCĐK được hình thành và tồn tại mãi trong đời sống”. Đúng hay sai, giải thích?
Câu 7[VDC]: Tại sao mèo rình chuột ở một nơi, sau một thời gian nó lại bỏ đi?
Câu 8[VDC]. Tìm ví dụ về sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người.
V. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng 52.1. Các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Ví dụ
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
1. Tay ta chạm vật nóng, rút tay lại.
2. Đi nắng, mạt đỏ gay, mồ hôi vã ra
3. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội ngừng xe trước vạch đỏ
 4. Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sờn gay ốc.
5.Gió màu đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo lên đi học
6.Chẳng dại gì mà chơi, đùa với rửa.
Phụ lục 2: Bảng 52.2. So sánh các tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
PXCĐK
PXKĐK
-Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
- Bẩm sinh . 
- .
- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 
- 
- Cung phản xạ đơn giản.
- .
- Trả lời các kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện 
- .
- Dễ mất khi không đựoc củng cố 
- .
- Số lượng không hạn định .
- Hình thành đường liên hệ tạm thời .
- Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não .
Phụ lục 3: Bảng 54. Các chất có hại đối với hệ thần kinh
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Chất kích thích 
Chất gây nghiện 
Chất làm giảm chức năng hệ thần kinh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_11_hoat_dong_than_kinh_va_ve_s.doc