Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 7: Dinh dưỡng và khẩu phần - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức: Học sinh có các kiến thức sau
- Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn.
- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác đinh khẩu phần.
- Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ lượng và chất.
- Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu.
- Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân.
* Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
Kĩ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp có nhiều vitaminvà m khoáng.
- Kĩ năng xác định giá trị: cần cung cấp đầi đủ hợp lý chất dinh dưỡng để có một cơ thể khoẻ mạnh .
- Kĩ năng nhận thức: xác định nhu cầu dinh dưỡng bản thân
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp.
- Kĩ năng xử lý và thu thập thông tin khi đọc SGK tham khảo một số tài liệu khác, các bảng biểu để tìm hiểu vai trò , nguồn cung và cách phối hợp khẩu phần ăn hàng ngày đáp ứng nhu cầu vitamim và muối khoáng cho cơ thể
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng tính toán.
- Kĩ năng quản lý thời gian đảm nhận trách nhiệm được phân công.
* Thái độ
- Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, béo phì.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế: Xây dựng khẩu phần ăn và chế biến thức ăn hợp lí đảm bảo cho nhu cầu cơ thể hằng ngày. Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm hằng ngày. Nguyên tắc lập khẩu phần tùy theo độ tuổi, lao động, tình trạng sức khỏe mỗi người.
- Năng lực tự học
- Tìm hiểu và ghi chép thành phần dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm.
- Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho từng đối tượng, độ tuổi và lao động ở mỗi người
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức sinh học.
Ngày soạn: 09/01/2021 Chủ đề 7: DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN (Kèm theo Công văn số 2214/SGDĐT-GDTrH ngày 03/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định) Tổng số tiết: 3 từ tiết: 37 đến tiết: 39 Giới thiệu Chủ đề/Bài học: Khẩu phần ăn hằng ngày của mỗi người như thế nào để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển và hoạt động của cơ thể? Ngoài chất dinh dưỡng ra thì còn cần những chất nào khác cho cơ thể? I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ * Kiến thức: Học sinh có các kiến thức sau - Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng. - Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn. - Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau. - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính. - Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác đinh khẩu phần. - Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ lượng và chất. - Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu. - Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân. * Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Kĩ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp có nhiều vitaminvà m khoáng. - Kĩ năng xác định giá trị: cần cung cấp đầi đủ hợp lý chất dinh dưỡng để có một cơ thể khoẻ mạnh . - Kĩ năng nhận thức: xác định nhu cầu dinh dưỡng bản thân - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp. - Kĩ năng xử lý và thu thập thông tin khi đọc SGK tham khảo một số tài liệu khác, các bảng biểu để tìm hiểu vai trò , nguồn cung và cách phối hợp khẩu phần ăn hàng ngày đáp ứng nhu cầu vitamim và muối khoáng cho cơ thể - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng tính toán. - Kĩ năng quản lý thời gian đảm nhận trách nhiệm được phân công. * Thái độ - Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn. - Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống. - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, béo phì. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế: Xây dựng khẩu phần ăn và chế biến thức ăn hợp lí đảm bảo cho nhu cầu cơ thể hằng ngày. Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm hằng ngày. Nguyên tắc lập khẩu phần tùy theo độ tuổi, lao động, tình trạng sức khỏe mỗi người. - Năng lực tự học - Tìm hiểu và ghi chép thành phần dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm. - Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho từng đối tượng, độ tuổi và lao động ở mỗi người - Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghiên cứu, năng lực tri thức sinh học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên - Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng. - Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu iốt. - Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính. - Tranh tháp dinh dưỡng. - Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn. - Phóng to các bảng 37.1, 37.2, 37.3 SGK. 2. Học sinh - Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn. - Chép bảng 37.3 SGK ra tờ giấy. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động Mục tiêu hoạt động: Tình huống xuất phát sẽ kích thích học sinh biết được vai trò của vitamin và muối khoáng đối với cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng, độ tuổi, trạng thái sức khỏe và lao động của mỗi người. Nội dung phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Đưa tình huống nếu như khẩu phần ăn hằng ngày thiếu rau xanh, muối iốt thì hậu quả sẽ như thế nào? Ở độ tuổi các em hằng ngày không cung cấp đủ chất dinh dưỡng ( thịt, cá, sữa..) hoặc cung cấp quá nhiều thì cơ thể phát triển như thế nào? ( Kèm theo hình ảnh minh họa) Như vậy dựa trên những nguyên tắc nào để lập nên khẩu phần ăn hợp lí giúp cơ thể phát triển tốt nhất? * Dự kiến sản phẩm Trẻ em mắt bệnh còi xương, vàng da xuất hiện bướu cổ. Cơ thể suy dinh dưỡng hoặc béo phì Tùy theo làm việc nặng, nhẹ khác nhau, dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm * Đánh giá kết quả hoạt động: Giáo viên nhận xét câu trả lời và cho điểm để động viên tạo động cơ học tập cho cả lớp. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động: - Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ lượng và chất - Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu. - Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân. - Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng. - Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn. - Kĩ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp có nhiều vitaminvà m khoáng. Nội dung phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động NỘI DUNG 1: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG 1. vitamin - GV yêu cầu HS đọc thông tin -> hoàn thành bài tập chọn đáp án đúng trang 107 SGK. - GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nội dung câu hỏi: + Em hiểu vitamin là gì? + Vitamin có vai trò gì với cơ thể? + Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể? - GV tổng kết lại nội dung đã thảo luận. Lưu ý thông tin vitamin xếp vào 2 nhóm: + Tan trong mỡ. + Tan trong nước. -> Chế biến thức ăn cho phù hợp. 2. Muối khoáng - GV yêu cầu HS đọc thông tin và bảng 34.2 trao đổi nhóm -> trả lời câu hỏi: + Vì sao nếu thiếu vitamin D trẻ em mắc bệnh còi xương? + Vì sao nhà nước vận động sử dụng muối I ốt? + Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần làm như thế nào để đủ vitamin và muối khoáng? - GV tổng kết lại nội dung đã thảo luận. Em hiểu những gì về muối khoáng? Như vậy khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp và chế biến như thế nào cho hợp lí? NỘI DUNG 2: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN 1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - GV cho HS đọc thông tin, đọc bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” ->cá nhân trả lời câu hỏi. + Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? + Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc những yếu tố nào? - GV tổng kêt lại những nội dung thảo luận. + Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiêm tỉ lệ cao? Giáo viên cho học sinh trình bày và nhận xét để rút ra kết luận. 2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn -> hoàn thành phiếu học tập1 theo nhóm. GV tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm và hoàn thành kiến thức. - Sự phối hợp các loại thức ăn có ý nghĩa gì? - GV giúp HS chốt lại kiến thức. 3. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khẩu phần ăn là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận: + Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường? + Vì sao trong khẩu phần ăn cần tăng cường rau, quả tươi? + Để xây dựng khẩu phần hợp lí cần dựa vào những căn cứ nào? - Tại sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh? GV tổ chức cho học sinh trả lời, nhận xét và rút ra kết luận * Dự kiến sản phẩm - Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ, nhưng cần thiết cho sự sống. - Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hóa năng lượng của cơ thể. - Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn. - Một HS đọc kết quả bài tập, lớp bổ sung để có đáp án đúng. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. + Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản. + Tham gia cấu trúc nhiều thế hệ enzim,thiếu vitamin dẫn đến rối loại hoạt động của cơ thể. + Thực đơn phù hợp thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. - HS quan sát tranh ảnh: Nhóm thức ăn chứa Vitamin, trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin - HS đọc thông tin và bảng tóm tắt vai rò của một số muối khoáng. - Thảo luận nhóm -> thống nhất câu trả lời. + Thiếu vitamin D -> trẻ còi xương vì: Cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có mặt vitamin D. + Cần sử dụng muối iốt để phòng chống bệnh bướu cổ. * Đánh giá kết quả hoạt động Cho học sinh đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá rút ra kiến thức. Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, tham gia vào nhiều hệ enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng. - Khẩu phần ăn cần: + Phối hợp nhiều loại thức ăn ( động vật và thực vật) + Sử dụng muối I ốt hàng ngày. + Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin. + Trẻ em nên tăng cường muối canxi. * Dự kiến sản phẩm - HS tự thu nhận thông tin. - Cá nhân tìm hiểu nghiên cứu thông tin và nêu được: + Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì cần tích luỹ co cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sự vận động của cơ thể ít. + Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, lao động - Ở các nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp -> trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao. * Đánh giá kết quả hoạt động Cho học sinh đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá rút ra kiến thức. - HS tự thu nhận thông tin, quan sát tranh vận dụng kiến thức vào thực tế, thảo luận các nhóm -> hoàn tành phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung -> đáp án chuẩn 1-Gạo, ngô. khoai, sắn 2- Thịt, cá, trứng, sữa. đậu, đỗ. 3- Mỡ động vật dầu thực vật. 4- Rau quả tươi và muối khoáng + Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể. - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: - Người mới ốm khỏi -> cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khỏe. - Tăng cường vitamin. - Đảm bảo đủ lương thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng - Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vita min - Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể - Họ dùng sản phẩm từ thực vật như đậu, vừng, lạc chứa nhiều Prôtêin. * Đánh giá kết quả hoạt động Cho học sinh đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá chung Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động: Rèn học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập. Nội dung phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động GV: giới thiệu lần lượt các bước tiến hành: - GV hướng dẫn nội dung bảng 37.1. - Phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ chín theo 2 bước như SGK: + Lượng cung cấp A + Lượng thảI bỏ A1 + Lượng thực phẩm ăn được A2 . - GV dùng bảng 2. Lấy một ví dụ để nêu cách tính: + Thành phần dinh dưỡng. + Năng lượng. + Muối khoáng, vitamin. Chú ý: + Hệ số hấp thụ của cơ thể với Prôtêin là60%. + Lượng vitamin C thất thoát là 50%. GV: yêu cầu HS đọc bảng 2 để lập bảng số liệu. - GV cho HS lên bảng chữa bài. - GV hướng dẫn học sinh chữa các đáp án sai - GV yêu cầu HS tự thay đổi một vài loại thức ăn rồi tính toán cho phù hợp. - Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu. - Bước 2: + Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A. + Xác định lượng thảI bỏ A1. + Xác định lượng thực phẩm ăn được A2 A2 = A – A1 - Bước 3: Tính giá trị từng loại thực phẩm đã kê trong bảng. - Bước 4: + Cộng các số liệu đã liệt kê. + Đối chiếu với bảng “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” -> Có kế hoạch điều chỉnh hợp lí. - Từ bảng 37.2 đã hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá ( Bảng 37.3). - HS tập xác định một số thay đổi về loại thức ăn và khối lượng dựa vào bữa ăn thực tế rồi tính lại số liệu cho phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh 1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung 1 Vvai trò itamin và muối khoáng Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai? Nội dung 2 Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau ở mỗi người Khẩu phần ăn Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn? 2. Câu hỏi/Bài tập Câu 1: [NB] Vitamin và muối khoáng có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? Câu 2: [NB] Các nguyên tắc lập khẩu phần Câu 3: [TH] Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho 1, 2 ví dụ cụ thể? Câu 4: [TH]Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Câu 5: [VD] Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn? Câu 6: [VDC]Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai? V. Phụ lục PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Loại thực phẩm Tên thực phẩm 1- Giàu Gluxít 2- Giàu Prôtêin 3- Giàu Lipít 4- Nhiều vitamin và chất khoáng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Bảng 37.2 Thực phẩm Trọng lượng Thành phần dinh dưỡng Năng lượng khác ( Kcal) A A1 A2 P2 L G Gạo tẻ 400 0 400 31,6 4,0 304,8 1376 Cá chép 100 40 60 9,6 2,16 57,6 Tổng cộng 80,2 33,31 383,48 2156,85 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Bảng 37.3 Năng lượng Prôtêin Muối khoáng vitamin canxi Sắt A B1 B2 PP C Kết quả tính toán ? 81,55 x 60% = 48,93 492,8 26,81 1082,3 1,23 0,58 36,7 94,6 x 50% = 47,3 Nhu cầu đề nghị 2200 55 700 20 600 1,0 1,5 16,4 75 Mức đáp ứng nhu cầu
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_7_dinh_duong_va_khau_phan_nam.doc