Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 13-19: Tuần hoàn ở người - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các thành phần của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết. Mô tả dược mối quan hệ giữa các thành phần này.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
- Trình bày khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- Nêu ý nghĩa của sự truyền máu.
- HS trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể.
- Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút).
- Trình bày được cấu tạo tim và mạch liên quan đến chức năng của chúng.
- Nêu được khái niệm huyết áp.
- Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.
- Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh.
- Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.
- Kể tên một số bệnh tim mạch phổ biến và cách phòng tránh.
- Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ bạch cầu.
- Kĩ năng ra quyết định rèn sức khỏe tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Kĩ năng giải quyết các vấn đề: xác định minh có thể cho hay nhận những nhóm máu nào.
- Quát sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu.
- Tư duy suy đoán, dự đoán.
- Tổng hợp kiến thức.
- Vận dụng lí thuyết. Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động.
- Thu thập thông tin từ tranh hình.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Biết cách đặt garô và nắm được những qui định khi đặt garô.
Ngày soạn: 25/9/2020. Tuần: 6,7,8,9. Tiết: 13,14,15,16,17,18. CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN Ở NGƯỜI (Gồm các bài 13,14,15,16,17,18,19 dạy 6 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các thành phần của máu. - Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết. Mô tả dược mối quan hệ giữa các thành phần này. - Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể. - Trình bày khái niệm miễn dịch. - Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. - Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. - Nêu ý nghĩa của sự truyền máu. - HS trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể. - Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút). - Trình bày được cấu tạo tim và mạch liên quan đến chức năng của chúng. - Nêu được khái niệm huyết áp. - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch. - Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh. - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. - Kể tên một số bệnh tim mạch phổ biến và cách phòng tránh. - Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp. - Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ bạch cầu. - Kĩ năng ra quyết định rèn sức khỏe tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. - Kĩ năng giải quyết các vấn đề: xác định minh có thể cho hay nhận những nhóm máu nào. - Quát sát tranh hình phát hiện kiến thức. - Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu. - Tư duy suy đoán, dự đoán. - Tổng hợp kiến thức. - Vận dụng lí thuyết. Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động. - Thu thập thông tin từ tranh hình. - Vận dụng kiến thức vào thực tế. - Biết cách đặt garô và nắm được những qui định khi đặt garô. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh mất máu. - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch. - Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết sử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh. - Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim. - Giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim, mạch máu. - Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch. - Giáo dục ý thức thực hành nghiêm túc, cẩn thận. 4. Định hướng phát triển năng lực: a. Năng lực chung Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... b. Năng lực riêng: Năng lực hình thành Hoạt động/kiến thức trong bài dạy Năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động thảo luận nhóm, tư duy cá nhân. Năng lực kiến thức sinh học - Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu. - Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết. - Nêu được thành phần và vai trò của môi trường trong cơ thể. - Nêu được khái niệm miễn dịch: Khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó. - Nêu được các loại miễn dịch. - Liên hệ thực tế giải thích : vì sao nên tiêm phòng. - Nêu được cơ chế và ý nghĩa của hiện tượng đông máu - Hiểu được nguyên tắc truyền máu - Liên hệ thực tế giải thích. - Mô tả sự vận chuyển máu trong 2 vòng tuần hoàn + Vòng tuần hoàn lớn + Vòng tuần hoàn nhỏ - Chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ - Nêu được chu kỳ hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút). - Khái niệm huyết áp, giải thích sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch - Phân tích sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc dộ máu chậm trong mao mạch. - Biện pháp vệ sinh và rèn luyện khả năng hoạt động của tim Năng lực nghiên cứu khoa học - Giải thích bệnh hở van tim. - Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt. - Liên hệ thực tế giải thích bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao, cách phòng tránh. Năng lực thực hành Biết cách sơ cứu cầm máu khi bị thương c. Phẩm chất: HS có tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, trung thực. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: + Tranh: phóng to hình 13.1, 13.2 sgk. + Bảng phụ ghi nội dung bảng 13 2. Học sinh: + Nghiên cứu trước thông tin sgk. + Quan sát hình 13.1, 13.2 sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới A. Hoạt động khởi động :( 3p) - GV chiếu hình và giới thiệu các cơ quan tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và hỏi: Những cơ quan trên thuộc vào hệ cơ quan nào? - HS trả lời: Hệ tuần hoàn - Giáo viên giới thiệu về hệ tuần hoàn - GV: Hôm nay chúng ta bước vào tìm hiểu Chủ đề: TUẦN HOÀN Ở NGƯỜI * Đặt vấn đề: Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu qua tiết học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 34 phút) TIẾT 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ Hoạt động 1: TÌM HIỂU CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO MÁU Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung * Hđ 1: Tìm hiểu về máu: Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình 13.1 Thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu. - GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí). - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 13.1 thảo luận thực hiện nhiệm vụ sau: - Thí nghiệm được tiến hành mấy bước? - Nhận xét đặc điểm máu sau khi để lắng đọng tự nhiên? Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 13.1 cho biết: - Máu có những loại tế bào nào? - Nêu đặc điểm mỗi loại tế bào máu? GV nhận xét, mở rộng thêm kiến thức về số lượng hồng cầu, bạch cầu trong cơ thể GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ cho sẵn vào chỗ trống ở SGK GV yêu cầu HS rút ra kết luận: - Máu gồm những thành phần nào? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. GV nhận xét và cho ghi nội dung Chuyển ý: Hồng cầu có đặc điểm màu hồng, hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân có ý nghĩa gì? 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu bảng 13 SGK yêu cầu HS theo dõi trả lời: - Huyết tương gồm những chất nào? Tỉ lệ các chất? - GV chia HS thành 4 nhóm: yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13, kết hợp thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập Câu 1. Vì sao khi cơ thể lao động nặng, ra mồ hôi nhiều, sốt cao thi máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Vì sao? Câu 2: Thành phần các chất trong huyết tương (Bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của huyết tương? - Huyết tương có chức năng gì? Liên hệ: Khi lao động nặng ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy hay sốt cao cần uống nhiều nước để tránh hiện tượng khô máu. Câu 3. Vì sao máu từ phổi về tim có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim có màu đỏ thẫm? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. - GV bổ sung thông tin: Hồng cầu chỉ tồn tại khoảng 120 ngày, tế bào hồng cầu được tiêu hủy phần lớn ở lách (tỳ). Hồng cầu mới được tạo ra từ tế bào gốc máu nằm trong tủy xương. Các chất cấu tạo nên hồng cầu là Protein, sắt, vitamin B6, B9 nên chế độ ăn cần bổ sung các chất này để tránh thiếu máu. Những người khỏe mạnh nên hiến máu cứu người vì lượng máu mất đi sẽ được bù lại nhờ cơ chế tạo tế bào hồng cầu mới của cơ thể. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình 13.1 trả lời: 2. Báo cáo kết quả hoạt động - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. - Gồm 2 bước: B1: tách máu thành 2 phần B2: Phân tích thành phần được kết quả - Máu tách thành 2 phần: phần trên lỏng, màu vàng nhạt, phần dưới đặc quánh màu đỏ thẫm. - Gồm 3 loại tế bào: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. HS trả lời dựa vào quan sát hình các loại tế bào máu, trả lời. - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại để hoàn thành bài tập điền từ vào ô trống. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: -Cá nhân tự đọc thông tin theo dõi bảng 13 trả lời. - Huyết tương gồm : nước 90%, các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác (hoocmôn, kháng thể), muối khoáng, các chất thải của tế bào chiếm 10% - HS chia nhóm, tiến hành thảo luận. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện. Câu 1: Cơ thể mất nước máu khó lưu thông vì đặc lại. Câu 2: + Tham gia vào việc vận chuyển các chất dinh dưỡng, muối khoáng, chất thải cho cơ thể + Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch Câu 3: Máu qua phổi kết hợp oxi, qua tế bào kết hợp cacbonic. - HS lắng nghe I. MÁU 1.Thành phần cấu tạo của máu - Máu gồm có huyết tương và tế bào máu. - Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu 2. Chức năng huyết tương và hồng cầu - Huyết tương: + Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông đễ dàng trong mạch. + Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và chất thải. - Hồng cầu: Vận chuyển oxi và cacbonic Hoạt động 2: MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung * Hđ 2 : Tìm hiểu mơi trường trong cơ thể: Phương pháp: dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau: - GV chiếu hình 13.2 yêu cầu HS quan sát trả lời: - Môi trường trong có những thành phần nào? GV chốt cho ghi bài. GV cho HS quan sát sơ đồ mối quan hệ giữa máu, nước mô, bạch huyết. Mối quan hệ: - Oxi và chất dinh dưỡng lấy vào từ cơ quan hô hấp và tiêu hóa theo máu à nước mô à tế bào. - CO2 và chất thải từ tế bào à nước mô à máu đến hệ bài tiết, hệ hô hấp để thải ra ngoài. - Các tế bào cơ, não của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi với môi trường ngoài không? - Sự trao đổi chất của tế bào cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào? - Môi trường trong có vai trò gì? - Y/cầu các nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác theo dõi nh.xét và b.sung (nếu sai sót). 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. - HS quan sát trả lời - Gồm máu, nước mô, bạch huyết HS ghi bài HS lắng nghe 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện. - Không. - Môi trường trong cơ thể. - Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. II. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ - Môi trường trong gồm: Máu, nước mô và bạch huyết. - Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài C. Hoạt động luyện tập ( 3 phút) Gv hướng dẫn học sinh sơ đồ tư duy để chủng cố nội dung đã học. Câu 1. Máu gồm các thành phần cấu tạo nào? a. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. b. Nguyên sinh chất, hồng cầu, bạch cầu. c. Prôtêin, Lipít, muối khoáng. d. Các tế bào máu, huyết tương. Câu 2. Vai trò của môi trường trong là: a. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào. b. Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài. c. Tạo môi trờng lỏng để bảo vệ các chất. d. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống. Câu 3. Máu có màu đỏ là nhờ: a. Huyết tương b. Hồng cầu c. Bạch cầu d. Tiểu cầu Câu 4. Nhờ đâu mà hồng cầu vận chuyển được O2 và CO2? a. Nhờ hồng cầu có chứa Hêmôglôbin. b. Nhờ hồng cầu có kích thước nhỏ. c. Nhờ hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt. d. Nhờ hồng cầu là tế bào không nhân Câu 5. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? a.75% b. 60% c. 55% d. 45% Câu 6: Hình nào sau đây là bạch cầu (1) (2) D. Hoạt động vận dụng (3 phút) Có bao giờ các em suy nghĩ: - Cơ thể chúng ta có khoảng bao nhiêu lít máu? Ở người, trung bình có 75ml máu/kg cơ thể: + Nữ giới là 70ml/kg + Nam giới là 80ml/kg. Nhờ thế mà ta tính được lượng máu gần đúng của mỗi cơ thể - Hãy tính khối lượng máu của cơ thể 1 bạn nữ lớp 8 có khối lượng cơ thể là 43kg? Biết ở nữ giới có 70ml máu/1kg 43x70 = 3010 ml = 3,01 lít E. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1 phút) Để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường sống đến số lượng hồng cầu, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên một nhóm sinh viên khỏe mạnh bình thường sinh sống ở TP Hồ Chí Minh bằng cách di chuyển nhóm sinh viên này lên sống ở đỉnh núi Phan-xi-păng trong vòng 1 tháng. Kết quả về số lượng hồng cầu trung bình của nhóm sinh viên này thể hiện ở bảng dưới đây: Số lượng hồng cầu khi sống ở TP HCM Số lượng hồng cầu sau khi sống ở Phan – xi – phan 1 tháng 4,2 triệu/ml máu 4,7 triệu/ml máu Hãy nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm? 4. Hướng dẫn học tập ở nhà ( 1 phút) - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài mới. + Các hoạt động của Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể + Tìm hiểu về các loại văcxin và tiêm phòng bệnh dịch trẻ em và một số bệnh khác. Thuận Hưng, ngày 19 tháng 10 năm 2020 GVBM Võ Hồng Phương
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_13_19_tuan_hoan_o_nguoi_nam_hoc.doc