Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành
phần cấu tạo .
- Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát kênh hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
- Lắng nghe tích cực; hợp tác; tìm kiếm và xử lí thông tin. Tự tin trình bày
ý kiến trước nhóm.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể.
II. CHUẨN BỊ
*GV: Tranh : Tế bào máu, H 13.2 sgk
III .PHƯƠNG PHÁP
Trực quan,vấn đáp
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số hs
2. Kiểm tra đầu giờ (không)
3. Các hoạt động
Khởi động vào bài (5’)
GV mời lớp trưởng lên tổ chức cho lớp chơi 1 trò chơi ( HS tự chọn). Những em HS thực hiện chưa tốt trò chơi sẽ được thưởng bằng cách trả lời các câu hỏi: Em đã nhìn thấy máu trong tính huống nào ? Máu chảy ra từ đâu ? khi máu chảy em có nhận xét gì về thành phần của máu -> HS trả lời -> GV ghi lên góc bảng rồi dẫn dắt vào bài.
Ngày soạn: 06/10/2019 Ngày giảng: 08/10/2019 Tiết 13 MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo . - Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể. 2. Kĩ năng - Kĩ năng quan sát kênh hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức. - Lắng nghe tích cực; hợp tác; tìm kiếm và xử lí thông tin. Tự tin trình bày ý kiến trước nhóm. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể. II. CHUẨN BỊ *GV: Tranh : Tế bào máu, H 13.2 sgk III .PHƯƠNG PHÁP Trực quan,vấn đáp IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số hs 2. Kiểm tra đầu giờ (không) 3. Các hoạt động Khởi động vào bài (5’) GV mời lớp trưởng lên tổ chức cho lớp chơi 1 trò chơi ( HS tự chọn). Những em HS thực hiện chưa tốt trò chơi sẽ được thưởng bằng cách trả lời các câu hỏi: Em đã nhìn thấy máu trong tính huống nào ? Máu chảy ra từ đâu ? khi máu chảy em có nhận xét gì về thành phần của máu -> HS trả lời -> GV ghi lên góc bảng rồi dẫn dắt vào bài. Hoạt động 1 ( 20’ ) TÌM HIỂU VỀ MÁU Hoạt động của thầy trò - GV y/c HS trả lời câu hỏi: 1. Máu có màu gì ? 2. So sánh tỷ lệ phần đặc và phần lỏng, màu sắc phần đặc và phần lỏng? 3. Hoàn thành bài tập ▼ sgk tr. 42, 42 - HS thảo luận nhóm 5 phút quan sát mẫu máu, ống nghiệm đựng máu chống đông để lắng, H 13.1 sgk thống nhất ý kiến . - Đại diện nhóm trình bày – chia sẻ - chốt kiến thức. Câu 1 - Máu màu đỏ - Đặc: mầu đỏ thẫm - Lỏng: mầu vàng nhạt Câu 2 - Phần đặc chiếm 45 % - Phần lỏng chiếm 55% Câu 3 - 1. huyết Tương - 2. hồng cầu - 3. tiểu cầu - GV nhận xét hoạt động của các nhóm => chốt kiến thức - HS tự sửa chữa nội dung bài tập ?Cho biết đặc điểm các tế bào máu? - HS nêu bảng H13.1 - GV y/c HS hoàn thành▼ sgk tr. 43 - HS thảo luận nhóm 5 phút thống nhất câu trả lời - Đại diện nhóm trìnhbày – chia sẻ - chốt kiến thức. + Khi cơ thể bị mất nước nhiều( khi tiêu chảy, khi lao động ra mồ hôi nhiều ..), máu có thể lu thông dễ dàng trong mạch nữa không ? + Cơ thể mất nước máu khó lưu thông vì máu đặc, quánh + Thành phần chất trong huyết Tương trong bảng có gợi ý gì về chức năng của nó ? - GV chốt kiến thức + Huyết Tương giữ máu ở trạng thái lỏng, giúp máu lưu thông dễ dàng + Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các cơ quan có màu đỏ tươi, còn máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm ? + Chức năng của hồng cầu + Máu từ phổi về tim và tới tế bào nhiều O2 , máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có nhiều CO2 - GV bổ sung Hb có khả năng kết hợp chặt chẽ với CO làm cho hồng cầu mất tác dụng -> nếu thở phải nhiều CO bị ngộ độc ( bị ngất ) Nội dung I. Máu 1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu Máu gồm: - Huyết Tương chiếm 55 % thể tích máu, lỏng trong suốt màu vàng - Tế bào máu chiếm 45% thể tích máu, đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu - Cấu tạo tế bào máu ( sgk) tr. 42 2. Chức năng của huyết Tương và hồng cầu - Huyết Tương + Thành phần bảng 13 sgk + Chức năng : Tham gia vận chuyển các chất và duy trì máu ở trạng thái lỏng - Hồng cầu có Hb, vận chuyển O2 và CO2 Hoạt động 2 ( 14’ ) TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ Hoạt động của thầy trò Nội dung - GV y/c HS trả lời câu hỏi ▼ sgk tr. 44 - HS thảo luận nhóm nhỏ 3 phút thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm trình bày ? Các tế bào cơ, não... của cơ thể người có thể trực tiếp TĐC với môi trường ngoài được không . + Sự TĐC của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài gián tiếp thông qua yếu tố nào ? - Môi trường trong cơ thể - GV treo tranhH 13.2 - HS quan sát tranhvẽ thảo luận nhóm 5 phút nêu được + Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào ? + Các thành phần môi trường trong? + Vai trò của môi trường trong cơ thể? + Giúp TĐC với môi trường ngoài - GV nhận xét chốt kiến thức - GV : Khi em bị xước da rớm máu, có nước chảy ra đó là nước gì ? - GV nước mô nằm giữa khe hổng các tế bào + Mối quan hệ Máu Nước mô Bạch huyết + Nước mô - HS chỉ sơ đồ trìnhbày mối quan hệ - GV chỉnh sửa II. Môi trường trong cơ thể Kết luận: - Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết - Môi trường trong giúp cơ thể TĐC với môi trường ngoài 4. Tổng kết và hướng dẫn học bài : a. Tổng kết ( 4’ ) Hãy đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng 1. Máu gồm các thànhphần cấu tạo a) Tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu b) Nguyên sinh chất, huyết Tương c) Prôtêin, lipít, muối khoáng d) Huyết Tương e) Chỉ a và d g) Cả a, b, c, d 2. Môi trường trong cơ thể gồm: a) Máu, huyết Tương b) Máu, nước mô, bạch huyết c) Tế bào máu, chất dinhdưỡng d) a và b b. Hướng dẫn học bài ( 1’ ) - Học bài , trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập vở bài tập . Đọc mục em có biết - Chuẩn bị bài 14: Bạch cầu, miễn dịch + Trình bày được những hoạt động của các loại bạch cầu Tham gia bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. (Bằng 3 hàng rào phòng thủ) + Trình bày được khái niệm miễn dịch. + Nêu được các loại miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo .Phân loại và lấy được ví dụ + Liên hệ thực tế giải thích vì sao nên tiêm phòng.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_13_mau_va_moi_truong_trong_co_th.doc