Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14: Bạch cầu và miễn dịch - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14: Bạch cầu và miễn dịch - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Trình bày được những hoạt động của các loại bạch cầu Tham gia bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. (Bằng 3 hàng rào phòng thủ)

- Trình bày được khái niệm miễn dịch.

- Nêu được các loại miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo .Phân loại và lấy được ví dụ

-Liên hệ thực tế giải thích vì sao nên tiêm phòng.

 2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích so sánh.

- Kĩ năng quan sát kênh hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.

- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.

- Giải quyết vấn đề; tìm kiếm và xử lí thông tin. Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ. Ra quyết định.

 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể, ý thức tiêm chủng phòng

bệnh.

 II. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, phương án dạy học

- HS: Xem trước bài

 III. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, vấn đáp

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Kiểm tra sĩ số hs

 2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)

Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết Tương.

 3. Các hoạt động

 Vào bài (1’): GV nêu VD : Chân dẫm phải gai sư¬ng đau mấy hôm rồi khỏi do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình,như thế nào ? n/c bài 14

 

doc 3 trang thucuc 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14: Bạch cầu và miễn dịch - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2019
Ngày giảng: 08/10/2019
Tiết 14
BẠCH CẦU VÀ MIỄN DỊCH
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
- Trình bày được những hoạt động của các loại bạch cầu Tham gia bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. (Bằng 3 hàng rào phòng thủ) 
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- Nêu được các loại miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo .Phân loại và lấy được ví dụ
-Liên hệ thực tế giải thích vì sao nên tiêm phòng.
	2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích so sánh.
- Kĩ năng quan sát kênh hình, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
- Giải quyết vấn đề; tìm kiếm và xử lí thông tin. Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ. Ra quyết định.
	3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể, ý thức tiêm chủng phòng 
bệnh.
	II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, phương án dạy học
- HS: Xem trước bài
	III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, vấn đáp 
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’) 
Kiểm tra sĩ số hs
 	2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết Tương. 
	3. Các hoạt động
	 Vào bài (1’): GV nêu VD : Chân dẫm phải gai sưng đau mấy hôm rồi khỏi do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình,như thế nào ? n/c bài 14
Hoạt động 1 ( 18’ )
TÌM HIỂU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU 
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
?Thế nào là kháng nguyên, kháng thể.
- HS n/c thông tin sgk thảo luận nhóm 5' thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 
- GV chốt kiến thức.
- GV?Thế nào là cơ chế chìa khoá, ổ khoá ? 
- Kháng nguyên nào kháng thể ấy 
- GV y/c HS hoàn thành▼ sgk tr. 46
- HS quan sát H 14.1 14.3, 14.4 thảo luận nhóm 5 phút thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày – chia sẻ - chốt kiến thức
+ Vi khuẩn ,vi rút khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu ?
+ 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể.
+ Sự thực bào là gì ? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào ?
+ HS chỉ tranh nêu cơ chế thực bào và loại bạch cầu tham gia thực bào 
+ Tế bào B chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ? 
+ HS chỉ tranh nêu cơ chế các tế bào VK, VR bi vô hiệu hoá do các kháng thể đã làm chúng bị kết dính lại
+ Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn và vi rút bằng cách nào ? 
+ HS chỉ tranh nêu cơ chế tế bào T nhận diện VK, VR bằng cơ chế chìa khoá, ổ khoá tiết prôêin đặc hiệu làm thủng màng tế bào nhiễm bệnh-> TB nhiễm bệnh bị phá huỷ 
- Tại sao phá huỷ tế bào vẫn được coi là bảo vệ cơ thể ? 
- HS trả lời
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu 
- Kháng nguyên : Là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể
- Kháng thể là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra 
để chống lại các kháng nguyên
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng 3 hoạt động :
- Thực bào : Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô hình thành chân giả bắt nuốt vi khuẩn và tiêu hoá chúng
- Lim phô B tiết kháng thể vô hiệu hoá các kháng nguyên.
- Lim phô T phá huỷ tế bào nhiễm bệnh
 Hoạt động 2 ( 15’)
TÌM HIỂU MIỄN DỊCH
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV nêu VD dich đau mắt đỏ có người bị nhiễm, có người không mắc bệnh này 
=> Người không mắc bênh có khả năng miễn dịch với loại bệnh này- Miễn dịch là gì ?
- HS trả lời
+ Có những loại miễn dịch nào ? Nêu sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó.
- HS thảo luận nhóm 3' thống nhất ý kiến nêu được.
- 2 loại miễn dịch
- Miễn dich tự nhiên gồm 
+ Miễn dịch bẩm sinh
+ Miễn dịch tập nhiễm
- Phận biệt được các loại 
- Miễn dịch nhân tạo 
+ Miễn dịch chủ động 
+ Miễn dịch thụ động
- GV giảng giải về vác xin
- Em đã được tiêm phòng những loại những loại vác xin nào 
- HS trả lời.
GV:Giải thích vì sao nên tiêm phòng?
HS vận dụng kt trả lời.
II. Miễn dịch 
	4. Tổng kết và hướng dẫn học bài :
 	a. Tổng kết :( 4’ ) 
	Cho các ý trả lời
	a) Miễn dịch chủ động b) Miễn dịch tập nhiễm
	c) Miễn dịch bẩm sinh d) Miễn dịch thụ động 
Hãy bổ sung các ý phù hợp vào các số 1, 2, 3 , 4 trong bảng dưới đây
Miễn dịch
Tự nhiên
1
Cơ thể trẻ em lúc sinh ra đã có kháng thể chống lại bệnhsởi nên không bị mắc bệnh sởi
2
Người bị mắc bệnh: đậu mùa, quai bị, sởi.... sau đó một thời gian hoặc cả đời không bị mắc bệnhđó nữa 
Nhân tạo
3
Tiêm vác xin phòng bệnh( bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt ...)
4
Tiêm huyết thanh của con vật có chứa kháng thể vào cơ thể người để trị bệnh
 	b. Hướng dẫn học bài :( 1’ ) 
	- Học bài trả lời câu hỏi sgk; Đọc mục em có biết.
- Xem trước bài: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_14_bach_cau_va_mien_dich_nam_hoc.doc