Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 21-24: Hô hấp ở người

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 21-24: Hô hấp ở người

1. Khái niệm hô hấp, cấu tạo và chức năng các cơ quan trong hệ hô hấp.

- Hô hấp là quá trình cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và thải khí CO2 do các TB thải ra khỏi cơ thể.

- Cấu tạo.

- Chức năng.

2. Hoạt động hô hấp

a. Thông khí ở phổi.

b. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào:

3. Vệ sinh hô hấp.

a. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.

b. Để có hệ hô hấp khỏe mạnh.

4. Thực hành Hô hấp nhân tạo

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh để xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học.

1 . Kiến thức :

- Nêu ý nghĩa của hô hấp.

- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp ( mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.

- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ, khí cặn)

- Phân biệt thở sâu với thở bình thường nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

- Trình bày cơ chế của trao đổi khí ở phổi với ở tế bào.

- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.

- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp ( viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.

2. Kỹ năng :

- Sơ cứu ngạt thở - làm hô hấp nhân tạo. Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.

- Tập thở sâu.

- Kĩ năng ứng phó với tình huống làm gián đoạn hô hấp.

- Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin về hô hấp nhân tạo.

- Kĩ năng viết thu hoạch.

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.

 

docx 11 trang thucuc 4250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 21-24: Hô hấp ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP Ở NGƯỜI.
( Thời lượng 4 tiết – Gồm các bài 21;22;23;24)
Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học
1. Khái niệm hô hấp, cấu tạo và chức năng các cơ quan trong hệ hô hấp.
- Hô hấp là quá trình cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và thải khí CO2 do các TB thải ra khỏi cơ thể.
- Cấu tạo. 
- Chức năng.
2. Hoạt động hô hấp
a. Thông khí ở phổi.
b. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào:
3. Vệ sinh hô hấp.
a. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. 
b. Để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
4. Thực hành Hô hấp nhân tạo
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh để xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học.
1 . Kiến thức : 
- Nêu ý nghĩa của hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp ( mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ, khí cặn)
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của trao đổi khí ở phổi với ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp ( viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Kỹ năng :
- Sơ cứu ngạt thở - làm hô hấp nhân tạo. Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.
- Tập thở sâu.
- Kĩ năng ứng phó với tình huống làm gián đoạn hô hấp.
- Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin về hô hấp nhân tạo.
- Kĩ năng viết thu hoạch.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
3. Thái độ:
- Giữ gìn bảo vệ cơ thể, ham thích môn học 
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp
- Giáo dục ý thức cho HS cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc vào không khí. 
- Sẵn sàng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để cấp cứu những nạn nhân khi gặp.
4. Các năng lực hướng tới
* Năng lực chung
1. Năng lực giải quyết vấn đề: 
- Trong tình hình thực tế xã Lương Sơn nhiều lò gạch, xưởng đũa, xưởng bóc gỗ, xưởng xẻ thải ra nhiều khói, bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hô hấp. vậy làm thế nào để hạn chế được những hiện tượng đó?
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Intơrnet, HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không
2. Năng lực tư duy sáng tạo: 
HS đề xuấ những ý tưởng trong việc giải quyết hiện tượng ô nhiễm, và có cách học tập thực tế về hệ hô hấp dễ nhớ.
3. Năng lực tự quản lý
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
* Năng lực chuyên biệt
4. Năng lực ngôn ngữ
Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau: Bằng lời, bằng nội dung bài tập vận dụng 
5. Năng lực hợp tác
Cùng nhau làm việc nhóm thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm.
6. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông .
HS biết tìm hiểu một số bệnh về đường hô hấp trên mạng Intơnet, tìm hiểu trên thong tin truyền hình...
7. Năng lực giao tiếp: 
Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra các ý kiến phản biện hay đồng ý quan điểm.. 
8. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
 Sơ cứu cho người bị gián đoạn hô hấp. 
9. Năng lực tính toán: Thống kê các số liệu và tính toán về lượng khí. 
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Hô hấp và các cơ quan hô hấp
KN hô hấp (1.1)
Nêu chức năng đường dẫn khí và 2 lá phổi (1.2)
Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào(2.1)
Cơ quan của hệ hô hấp(2.2)
Đặc điểm cấu tạo có tác dụng làm ẩm, ấm KK ( 3.1)
Đặc điểm giúp phổi tăng S TĐK (3.2)
Hắt hơi, ho là hoạt động của cơ quan nào(3.3)
Cơ quan tham gia bảo vệ phổi (4.1)
Giải thích: vì sao phổi bị nhiễm bụi và bị nhiễm lạnh(4.2)
Hoạt động hô hấp
Nêu quá trình cử động hô hấp (1.3)
Nêu yếu tố trong cử động hô hấp (1.4)
Nhận xét về thành phần các khí khi hít vào thở ra (2.3)
Làm thế nào có dung tích sống lí tưởng (2.4)
So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu (3.4)
Mô tả sự khuếch tán O2 và CO2 (4.3)
Vệ sinh hô hấp
Nêu được nguyên nhân ô nhiễm KK (1.5)
Trồng cây xanh có lợi ích gì (1.6)
Biện pháp bảo vệ hệ HH (2.5)
Tác hịa của hút thuốc lá (2.6)
Vì sao thở sâu và giảm nhịp thở từ bé lại tăng hiệu quả hô hấp ( 3.5)
Bằng kiến thức đã học: CM việc luyện tập TDTT có dung tích sống lí tưởng (4.4)
Đề ra biện pháp để hệ HH khỏe mạnh ( 4.5)
Thực hành hô hấp nhân tạo
Nêu những trường hợp nào bị ngừng hô hấp (1.7)
So sánh PP hà hơi hổi ngạt và ấn lồng ngực (2.7)
Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tình huống hô hấp nhân tạo (3.6)
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở Bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học
1. Nhận biết:
Câu 1.1. Khái niệm hô hấp? Hô hấp có liên quan như thế nào đối với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? 
Câu 1.2 . Nêu chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?.
Câu 1.3. Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Câu 1.4: Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 1.5: Thế nào là ô nhiễm không khí? Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?
Câu 1.6: Trồng cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?
Câu 1.7 : Trong thực tế cuộc sống em đã gặp trương hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế nào?
2. Thông hiểu:
Câu 2.1: Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp? Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể?
Câu 2.2: Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? 
Câu 2.3: Nhận xét về thành phần khí cacbonic và oxi khi hít vào và thở ra? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?
Câu 2.4: Dung tích sống là gì? Làm thế nào để cơ thể ta có dung tích sống lí tưởng?
Câu 2.5: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
Câu 2.6: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Câu 2.7: So sánh để chỉ ra điểm giống nhau giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo: Hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
3. Vận dụng thấp:
Câu 3.1: Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi ?
Câu 3.2: Đặc điểm cấu tạo nào giúp phổi tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ?
Câu 3.3: Hắt hơi , ho là hoạt động thuộc cơ quan nào?
Câu 3.4: So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu?
Câu 3.5: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
Câu 3.6: So sách để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo?
4. Vận dụng cao:
Câu 4.1: Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác tác nhân có hại ?
Câu 4.2: Đường dẫn khí có chức năng làm ẩm, làm ấm không khí và bảo vệ phổi, vậy tại sao khi đi ngoài đường bụi bẩn hoặc tiếp xúc với bụi ta vẫn phải đeo khẩu trang. Mùa lạnh chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi?
Câu 4.3: Quan sát H21.4/SGK- 70, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2
Câu 4.4: Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lí tưởng?
Câu 4.5: Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà.
THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.
CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP Ở NGƯỜI.
( Thời lượng 4 tiết – Tiết 21, 22,23,24)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
- Nêu ý nghĩa của hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp ( mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ, khí cặn)
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của trao đổi khí ở phổi với ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp ( viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Kỹ năng :
- Sơ cứu ngạt thở- làm hô hấp nhân tạo. Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.
- Tập thở sâu.
- Kĩ năng ứng phó với tình huống làm gián đoạn hô hấp.
- Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin về hô hấp nhân tạo.
- Kĩ năng viết thu hoạch.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
3. Thái độ:
- Giữ gìn bảo vệ cơ thể, ham thích môn học 
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp
- Giáo dục ý thức cho HS cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc vào không khí. 
- Sẵn sàng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để cấp cứu những nạn nhân khi gặp.
4. Các năng lực hướng tới
* Năng lực chung
1. Năng lực giải quyết vấn đề: 
- Trong tình hình thực tế xã Thanh Lạc nhiều lò gạch, thải ra nhiều khói, bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hô hấp. vậy làm thế nào để hạn chế được những hiện tượng đó?
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Intơrnet, HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không
2. Năng lực tư duy sáng tạo: 
HS đề xuấ những ý tưởng trong việc giải quyết hiện tượng ô nhiễm, và có cách học tập thực tế về hệ hô hấp dễ nhớ.
3. Năng lực tự quản lý
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
* Năng lực chuyên biệt
4. Năng lực ngôn ngữ
Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau: Bằng lời, bằng nội dung bài tập vận dụng 
5. Năng lực hợp tác
Cùng nhau làm việc nhóm thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm.
6. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông .
HS biết tìm hiểu một số bệnh về đường hô hấp trên mạng Intơnet, tìm hiểu trên thong tin truyền hình...
7. Năng lực giao tiếp: 
Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra các ý kiến phản biện hay đồng ý quan điểm.. 
8. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
 Sơ cứu cho người bị gián đoạn hô hấp. 
9. Năng lực tính toán: Thống kê các số liệu và tính toán về lượng khí. 
II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Hình thức: Học tập trên lớp và ở nhà.
- Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại gợi mở, thực hành, trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, kỹ thuật động não, kỹ thuật thảo luận viết, phân tích phim, video.
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV: 
- Giáo án, máy chiếu, hình ảnh về hệ hô hấp và hoạt động hô hấp.
- Hình ảnh về một số tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, bệnh về đường hô hấp, dụng cụ thực hành như sách giáo khoa. 
- Chia nhóm học sinh : 6 hs/ nhóm.
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK, vở ghi, giấy bút.
- Tìm hiểu thông tin về hệ hô hấp và các bệnh tật về đường hô hấp.
- Chuẩn bị: Chiếu cá nhân, gối, vải sạch thực hành hô hấp nhân tạo.
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm diện:
2. Kiểm tra: Kiểm tra trong quá trình học.
3. Bài mới:
3.1: Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
 O2 O2
 GV đưa sơ đồ: MÁUNƯỚC MÔ	TẾ BÀO
 CO2 CO2
GV nêu ra câu hỏi: Nhờ đâu mà máu lấy được Oxi để cung cấp cho tế bào và thải được CO2 ra khỏi cơ thể? 
HS: Nhờ hô hấp, nhờ sự thở ra hít vào....
GV: Vậy hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong chủ đề hô hấp ở người.
3.2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Nội dung 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp. (tiết 1)
Mục tiêu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV: GV chiếu hình về sự thở.
 Chiếu hình về các giai đoạn hô hấp.
+ Yêu cầu các nhóm hoàn thiện các câu hỏi sau ( 10’).
Câu 1: Khái niệm hô hấp? Hô hấp có liên quan như thế nào đối với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? 
Câu 2: Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp? Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể?
Câu 3: Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? 
Câu 4: Nêu chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?.
a. Khái niệm hô hấp.
Cho HS quan sát H20-1 + H20-2/ SGK Tr 64-65. Nghiên cứu thông tin SGK 
b. Cấu tạo chức năng các cơ quan hô hấp.
HS trả lời câu hỏi
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
+ HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
+ Từng nhóm thống nhất kết quả từ câu 1-4 : Chuẩn bị giới thiệu bạn báo cáo kết quả.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
Nhóm 1: 
Câu 1: Khái niệm hô hấp? Hô hấp có liên quan như thế nào đối với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? 
Nhóm 2+3:
Câu 2: Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp? Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể?
Nhóm 4: 
Câu 3: Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? 
Nhóm 5: 
Câu 4: Nêu chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ, giải thích đến đâu chốt kiến thức đến đó theo câu hỏi từ 1-4.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
 Kết luận: 
- Hô hấp là quá trình cung cấp Oxi cho các tế bào của cơ thể và thải khí CO2 do các TB thải ra khỏi cơ thể.
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn : sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
- Nhờ hô hấp mà o xi được lấy vào để ô xi hoá các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Cấu tạo hệ hô hấp gồm 2 phần : 
+ Đường dẫn khí: Khoang mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản . 
+ Hai lá phổi: lá phỏi phải và lá phổi trái 
- Chức năng :
+ Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra phổi, làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi 
+ Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài . 
 Hoạt động : Luyện tập
Câu hỏi Tìm tòi, mở rộng:
GV đưa ra một số câu hỏi vận dụng cho HS trực tiếp trả lời:
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi ?
Câu 2: Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác tác nhân có hại ?
Câu 3: Đường dẫn khí có chức năng làm ẩm, làm ấm không khí và bảo vệ phổi, vậy tại sao khi đi ngoài đường bụi bẩn hoặc tiếp xúc với bụi ta vẫn phải đeo khẩu trang. Mùa lạnh chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi?
Nội dung 2: Hoạt động hô hấp(tiết 2)
Mục tiêu:
Khởi động:
 GV: Hô hấp gồm những giai đoạn nào ( Gồm 3 giai đoạn)? Các giai đoạn này có mối liên quan với nhau như thế nào? ( Có mối liên quan về chức năng). Vậy sự thông khí và sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Chia lớp làm 5 nhóm
+ Cho Câu 1: Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Câu 2: Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 3: Nhận xét về thành phần khí cacbonic và oxi khi hít vào và thở ra? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí?Hãy giaỉ thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra?
Câu 4: Quan sát H21.4/SGK- 70, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2
- HS quan sát và tiến hành hoạt động cá nhân (hoặc theo nhóm) trong 4... phút
HS quan sát các hình vẽ trong SGK H 21.1+H21.2+H21.3. Nghiên cứu thông tin SGK hoàn thiện các câu hỏi sau:
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết luận.
+ HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Từng nhóm báo cáo kết quả: Mỗi nhóm 1 câu hỏi. 
Nhóm 1: Câu 1
Nhóm 2+3: Câu 3
Nhóm 4: Câu 2
Nhóm 5: Câu 4
Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: chốt kiến thức. GV hướng dẫn 
Câu hỏi tìm tòi, mở rộng:
Câu 1: Dung tích sống là gì? Làm thế nào để cơ thể ta có dung tích sống lí tưởng?
Dung tích sống là thể tích lượng khí lớn nhất mà một cơ thể hít vào và thở ra một lần. Để cơ thể có một dung tích sống lí tưởng, ta phải thường xuyên đều đặn tập TDTT đúng phương pháp, ngay từ lúc còn nhỏ và trong thời gian lâu dài.
HS trên hình vẽ và giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ, giải thích đến đâu chốt kiến thức đến đó theo câu hỏi từ 1-4.
Kết luận: 
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra).
- Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp
- Dung tích phổi phụ thuộc vào: giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập 
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất màmột cơ thể có thể hít vào và thở ra.
+ Sự trao đổi khí ở phổi:
O2 khuếch tán từ phế nang vào máu
CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang
+ Sự trao đổi khí ở tế bào:
O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu 
Nội dung 3:Vệ sinh hô hấp.(tiết 3)
Mục tiêu:
Khởi động:GV đặt câu hỏi
Câu 1: Thực chất của qúa trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?
Câu 2: Nhờ hoạt động của các cơ quan, bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới?
Câu 3: Em hãy tìm những ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? Vậy nguyên nhân gây ra các hậu quả đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 5 nhóm.
GV: Cho HS quan sát các hình ảnh về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp trên máy chiếu. Cho HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thiện các câu hỏi sau:
Câu 1: Thế nào là ô nhiễm không khí? Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?
Câu 2: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
Các nhóm cùng thực hiện 5 câu hỏi
- Từng nhóm báo cáo kết quả: Mỗi nhóm 1 câu hỏi nhóm 1-5 từ câu 1-5.
HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: chốt kiến thức. GV hướng dẫn HS trên hình vẽ và giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ, giải thích đến đâu chốt kiến thức đến đó theo câu hỏi từ 1-5.
Câu hỏi tìm tòi, mở rộng:
Câu 1: Trồng cây xanh có lợi ích gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?
Kết luận:
- Tích cực thườn xuyên luyện tập TDTT.
- Phối hợp với thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. 
Nội dung 4: Thực hành Hô hấp nhân tạo(tiết 4)
Mục tiêu:
Khởi động: 
Em đã từng thấy nạn nhân ngừng hô hấp chưa? Trong trường hợp nào nếu không cấp cứu kịp thời dẫn tới hậu quả gì? Có thể cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp đột ngột bằng cách nào? chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
 *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chia lớp thành 5 nhóm.
 Câu 1: So sách để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo?
Câu 2: Trong thực tế cuộc sống em đã gặp trương hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế nào?
Câu 3: So sánh để chỉ ra điểm giống nhau giữa 2 phương pháp hô hấp nhân tạo: Hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
Câu 4: Hoạt động theo nhóm thực hiện 2 phương pháp hô hấp trên.
Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK H 23.1+H23.2. Nghiên cứu thông tin SGK hoàn thiện các câu hỏi sau:
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.( 5’)
 * Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Từng nhóm thực hiện câu hỏi 5: hô hấp nhân tạo bằng 2 phương pháp: 
Lần lượt từng nhóm lên bục giảng thực hiện thực hành 2 PP hô hấp: Thực hiện PP hô hấp ép lồng ngực sau đó đến PP hà hơi thổi ngạt .
- Trong quá trình thực hành các em được lựa chọn đốí tượng để thực hiện.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
 - GV: nhận xét việc thực hiện của HS sau đó cho điểm.
- GV nhận xét cụ thể về cách đặt tay trước lồng ngực, cách ép như thế nào để tránh tổn thương về phần cơ xương? Cách hà hơi thổi ngạt để đảm bảo đủ lượng khí vào phổi không nhiều sẽ có thể bị rách phổi. 
Tuy nhiên đây là thực hành nên việc ép lồng ngực bạn phải thật nhẹ nhàng. Việc hà hơi cũng chỉ là thực hành không chuyển hơi của mình vào miệng bạn.
Sau đó giáo viên cho điểm từng nhóm và lấy điểm thực hành.
Kết luận:
Phần 3 câu hỏi trên cho HS về nhà thực hiện giờ sau nộp lại bảng thu hoạch
Gợi ý cấc câu hỏi:
 3.3: Hoạt động luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào giúp phổi tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ?
Có thể giới thiệu bệnh hen suyễn( hen phế quản) là do sự co thắt của các cơ và vòng sụn ở khí quản và phế quản à không có thông khí à thường chết à phải uống thuốc chống hen xuyễn .
Câu 2: Hắt hơi, ho là hoạt động của hệ cơ quan nào? Vì sao lại có những phản ứng như vậy? Có biện pháp gì để bảo vệ hệ hô hấp?
Câu 3: So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu?
+ Giống nhau:
- Đều là các cử động hô hấp làm lưu thông khí, thực hiện theo cơ chế phản xạ để lấy O2 vào và đẩy khí CO2 ra ngoài.
- Đều có sự tham gia của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.
+ Khác nhau:
Hô hấp thường
Hô hấp sâu
- Được thực hiện một cách tự nhiên là phản xạ không ĐK, sinh ra đã có.
-Số cơ tham gia hô hấp ít ( chủ yếu là cơ hoành và cơ liên sườn)
- Lượng khí lưu thông ít khoảng 500 ml.
-Hiệu quả hô hấp chưa cao, lượng khí cặn nhiều.
- Được thực hiện khi ta chủ động ( có sự tham gia của ý thức hoạt động theo ý muốn) .
- Số cơ tham gia hô hấp nhiều hơn (ngoài các cơ tham gia HH thường còn có sự tham gia của các cơ lồng ngực, cơ răng lớn, bé, cơ thành bụng )
- Lượng khí lưu thông trao đổi lớn khoảng 3500 ml.
-Tăng hiệu quả hô hấp, tống nhiều khí cặn ra ngoài.
Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
+ Ni cotin làm tê liệt các lớp dung động của phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí có thể gây ung thư phổi.
+ NO2 gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trơe trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao.
+ CO chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2 đặc biệt khi cơ thể động mạnh.
3.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( Không đủ thời gian cho HS về nhà thực hiện)
Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Câu 1: Trực tiếp liên quan chặt chẽ đến hô hấp là hệ nào trong các hệ sau:
A. Hệ bài tiết; B. hệ thần kinh; C. Hệ tuần hoàn; D. Hệ tiêu hóa
Câu 2: Phản xạ ho có tác dụng:
A. Dẫn không khí ra và vào phổi; B. Làm sạch và làm ấm không khí
C. Tống các chất bẩn hoặc các dị vật; D. Ngăn cản bụi
Câu 3: Hiện nay, dịch cúm đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh thành trong đó có Ninh Bình. Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên?
Câu 4: Một người hô hấp bình thường 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 500ml không khí. Khi người ấy luyện tập nhịp hô hấp giảm xuống còn 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 900ml không khí. 
a. Tính lượng khí lưu thông, khí ở khoảng chết, khí trao đổi ở người hô hấp bình thường, hô hấp sâu.
b. So sánh lượng khí hữu ích ở người hô hấp bình thường, hô hấp sâu.
c. Nêu ý nghĩa của việc luyện tập hô hấp.
V . Củng cố, hướng dẫn học sinh về nhà, rút kinh nghiệm chủ đề.
GV chốt kiến thức trọng tâm của chuyên đề.
GV cho HS tự đánh giá hoạt động của nhóm bạn nào tích cực bạn nào chưa tích cực trong hoạt động.
GV nhận xét đánh giá hoạt động của từng nhóm những ưu điểm, tồn tại.
GV nhận xét giờ thực hành những ưu nhược điểm của từng nhóm..
Cho điểm các nhóm . HS dọn vệ sinh lớp. 
Về nhà hoàn thiện bài thu hoạch theo nội dung 3 câu hỏi: Giờ sau nộp lại.
Chuẩn bị giờ sau: Đọc trước bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.
Nhận xét, rút kinh nghiệm, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_21_24_ho_hap_o_nguoi.docx