Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 39+40 - Nguyễn Thị Mỹ Duyên
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được vì sao ở 1 số loài thực vật quả và hạt có thể phát tán xa.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát nhận biết, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs bảo vệ chăm sóc thực vật.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất : Tự lập, tự tin, trung thực, có trách nhiệm với bản thân và môi trường, thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV Chuẩn bị tranh: 34.1; mẫu vật: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, hoa sữa
2. HS Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ
H: Nêu các bộ phận chính của hạt ? Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt hạt 2 lá mầm ? cho Vd minh họa ?
- Vào bài : Cây thường sống cố định ở 1 chỗ nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy, yếu tố nào để quả và hạt phát tán được?
Tiết 39: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả được các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm (ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm) 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh rút ra kết luận. 3. Thái độ: - Giáo dục hs biết cách bảo quản các loại hạt giống. 4. Năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. - Phẩm chất : Tự lập, tự tin, trung thực, có trách nhiệm với bản thân và môi trường, thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng. II. CHUẨN BỊ: 1. - Gv: Hạt đỗ đen ngâm nước 1 ngày và hạt ngô đặt lên bông ẩm khoảng 3-4 ngày. Tranh 33.1, 33.2 (sgk). 2. - Hs: mỗi nhóm chuẩn bị mẫu vật như GV. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động - GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số. - Kiểm tra bài cũ H: Dựa vào đ.đ nào để phân biệt quả khô và quả thịt ? có những loại quả khô nào và quả thịt nào? Hãy cho vd mỗi loại trên ? - Vào bài : Cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Tìm hiểu cac bộ phận của hạt. -Gv: Yêu cầu hs đọc phần lệnh ở sgk. Cho hs hoạt động: Hãy bóc vỏ 2 loại hạt đã chuẩn bị (Ngô, đỗ đen), rồi dùng kính lúp quan sát và đối chiếu với H: 33.1 ; 33.2: + Để tìm các bộ phận của chúng. +Sau đó điền vào bảng (ở sgk). -Hs: Hoạt động theo nhóm. -Gv: Sau khi hs hoạt động xong yêu cầu hs: H: Hãy x.đ các bộ phận của hạt trên tranh ? -Hs: Lên xác định Gv: Nhận xét, bổ sung -Gv:Treo bảng. Yêu cầu các nhóm hoàn thành: Câu hỏi Trả lời Hạt đỗ đen Hạt ngô Hạt có những bộ phân nào Bộ phận nào bao bọc, bảo vệ hạt? Phôi có bộ phận nào? Phôi có mấy lá mầm? Chất dự trữ chứa ở đâu? -Hs: Lần lượt lên bảng hoàn thành bảng -Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh chốt lại nội dung. Hoạt động 2: Phân biệt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. -Gv: Yêu cầu hs : Nhìn vào bảng hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô. H: Phôi của 2 hạt trên khác nhau như thế nào ? phôi hạt ngô: có 1 lá mầm. Phôi hạt đỗ đen: có 2 lá mầm. -Hs: Trả lời Gv: Bổ sung trên tranh H: Hãy liên hệ thực tế cho biết những cây thuộc 1 lá mầm ? những cây thuộc 2 lá mầm ? Cây thuộc lớp 1 lá mầm: cây ngô, cây lúa, cây hoa huệ Cây thuộc lớp 2 lá mầm: Cây xoài, cây ớt, cây cam -Hs: Liên hệ trả lời -Gv: Lưu ý hs: Đê xác định cây thuộc lớp 1 hay 2 lá mầm thì không phải nhất thiết phải a/ Vỏ và lá mầm gieo hạt để xác định mà ta có thể xác định kiểu gân lá của chúng (nếu lá gân song song hoặc vòng cung là cây 1 lá mầm, còn là cây thuộc hình mạng là cây 2 lá mầm) 1. Các bộ phận của hạt: Hạt gồm: - Vỏ. - Phôi: Lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm. -Chất dinh dưỡng (lá mầm, phôi nhũ). 2. Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. - Cây 2 lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm. Vd: Cây bưởi, Cây cam - Cây 1 lá mầm: Phôi của hạt có 1 lá mầm. Vd: Cây lúa, cây kê 3. Hoạt động luyện tập: Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk. - GV: Các bộ phận của hạt là: b/ Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm c/ Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. d/ Vỏ và chất dinh dưỡng. - HS: c - GV: Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm, cho ví dụ. - HS: - Cây 2 lá mầm phôi của hạt có 2 lá mầm. VD: hạt đậu đen - Cây 1 lá mầm phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm. VD: Bắp. 4. Hoạt động vận dụng: - Học bài - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr109 - Làm bài tập: có thể dùng những cách nào để xác định các hạt nhãn, mít là hạt của cây 2 lá mầm? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Mỗi nhóm tìm 1 số quả: chò, bồ công anh, ké đầu ngựa, đậu bắp, xấu hổ - Nghiên cứu bài 34, trả lời các câu hỏi sau: + Có mấy cách phát tán của quả và hạt? + Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt? Tiết 40: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giải thích được vì sao ở 1 số loài thực vật quả và hạt có thể phát tán xa. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục hs bảo vệ chăm sóc thực vật. 4. Năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. - Phẩm chất : Tự lập, tự tin, trung thực, có trách nhiệm với bản thân và môi trường, thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng. II. CHUẨN BỊ: 1. GV Chuẩn bị tranh: 34.1; mẫu vật: quả chò, ké, trinh nữ, bằng lăng, hoa sữa 2. HS Nghiên cứu bài trước ở nhà. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động - GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số. - Kiểm tra bài cũ H: Nêu các bộ phận chính của hạt ? Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt hạt 2 lá mầm ? cho Vd minh họa ? - Vào bài : Cây thường sống cố định ở 1 chỗ nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy, yếu tố nào để quả và hạt phát tán được? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Tìm hiểu các cách phát tán của quả và hạt. -Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị các mẫu vật của các nhóm: Nhận xét sự chuẩn bị của hs -Gv: Yêu cầu hs quan sát H: 34.1, kết hợp với mẫu vật đã chuẩn bị: Thảo luận nhận xét cách phát tán của mỗi loại quả, hạt trên. -Gv: Phát phiếu học tập cho hs (theo nhóm). -Hs: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến -Gv: Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng làm b.t - Hs: Đại diện nhóm lần lược lên bảng làm b.t. -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung hoàn thành bảng chuẩn: 1. Các cách phát tán của quả và hạt. (Nội dung bảng bài tập) Stt Tên quả- hạt Cách phát tán của quả-hạt Stt Tên quả- hạt Cách phát tán của quả-hạt Nhờ gió Nhờ ĐV Tự p.tán Nhờ gió Nhờ ĐV Tự p.tán 1 Quả chò x 6 Hạt thông x 2 Quả cải x 7 Quả đậu bắp x 3 Bồ công anh x 8 Quả trinh nữ x 4 Kế đầu ngựa x 9 Quả trâm bầu x 5 Quả chi chi x 10 Hạt hoa sữa x H: Qua bảng b.t hãy cho biết những loại quả, hạt thường có những cách phát tán nào? Có 3 cách phát tán -Hs: Trả lời (khắc sau kiến thức cho hs). -Gv: Nhận xét, bổ sung yêu cầu hs hoàn thành bảng vào vở (phần nội dung). -Gv: Chuyển ý: Các loại quả, hạt có các cách phát tán khác nhau, vậy đặc điểm của chúng giống hay khác nhau ta sẽ tìm hiểu ở phần 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt. -Gv: Yêu cầu hs quan sát lại H: 34.1, tìm hiểu các đặc điểm của các loại quả, hạt . -Gv: Treo bảng phụ, yêu cầu hs làm bài tập: Đặc điểm thích nghi của cách phát tán quả,hạt. Nhờ gió Nhờ ĐV Tự phát tán -Hs : Hoàn thành bài tập, lần lượt lên bảng làm. -Gv: Yêu cầu hs n.x. Đưa ra bảng chuẩn H: Vậy đ.đ của quả, hạt phát tán nhờ gió, động vật, tự phát tán là gì ? -Hs: Từ kiến thức bảng b.t rút ra kết luận -Gv: Nhận xét, bổ sung Cho hs liên hệ: H: Con người có giúp cho việc phát tán của quả, hạt không? Bằng cách nào ? Vận chuyển từ vùng này vùng khác H: Tại sao nông dân thường thu hoạch các loại đỗ khi quả mới già? H: Sự phát tán có lợi gì cho ĐV ? con người ? Tạo t.ăn, nơi ở cho ĐV, phát tán rừng 2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt. Đặc điểm thích nghi cách phát tán quả,hạt. Nhờ gió Nhờ ĐV Tự phát tán Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám. Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài. 3. Hoạt động luyện tập: Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk. - GV: Sự phát tán là gì? a/ Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió. b/ Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật. c/ Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống. d/ Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi. - HS: c - GV: Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật? a/ Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc. b/ Những quả và hạt có lông hoặc cánh. c/ Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật d/ Câu a và c - HS: d 4. Hoạt động vận dụng: - Học bài - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr112 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Nghiên cứu bài 35, trả lời các câu hỏi sau: + Những điều kiện nào cần cho hạt nẩy mầm? + Những hiểu biết về điều kiện nẩy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất ?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_3940_nguyen_thi_my_duyen.docx