Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 5: Sự cân bằng lực-quán tính

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 5: Sự cân bằng lực-quán tính

BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động

- Nêu được quán tính của một vật là gì?

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động, quán tính.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được nhận biết tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.

2.2. Năng lực đặc thù:

 - Năng lực nhận thức:

+ Nhận biết được đặc điểm 2 lực cân bằng và biểu diễn bằng véc tơ lực.

+ Hiểu được “ Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi trong 2 trường hợp vật đứng yên và chuyển động ”.

 

doc 9 trang Phương Dung 01/06/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 5: Sự cân bằng lực-quán tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
- Nêu được quán tính của một vật là gì? 
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động, quán tính.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được nhận biết tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
2.2. Năng lực đặc thù: 
 - Năng lực nhận thức:
+ Nhận biết được đặc điểm 2 lực cân bằng và biểu diễn bằng véc tơ lực.
+ Hiểu được “ Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi trong 2 trường hợp vật đứng yên và chuyển động ”.
- Năng lực tìm hiểu:
+ Tìm được ví dụ minh hoạ về hai lực cân bằng trong thực tế
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được kiến thức về quán tính giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Đồ dùng dạy học gồm 4 bộ dụng cụ, mỗi bộ: 1 xe lăn, 1 búp bê (hoặc mảnh gỗ) để làm TN hình 5.4. Bảng 5.1 – Sgk .
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: chuẩn bị tài liệu, bài tập ở nhà.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Quan sát H 5.1 sgk 
+ Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6: Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng nhau thì vật sẽ như thế nào?
+ Thảo luận nhóm nêu dự đoán.
+ Nếu 1 vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng vật sẽ như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận:
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới.
- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.
*Đánh giá kết quả:
HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Dự đoán 1: Tiếp tục chuyển động.
+ Dự đoán 2: Tiếp tục chuyển động thẳng đều.
+ Dự đoán 3: Có thể đứng yên. 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Muốn trả lời câu hỏi này chính xác, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
-Học sinh nhận xét
HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
- Nêu được quán tính của một vật là gì? 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động 1: Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của hai lực cân bằng. (12 phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu:
+Cho HS nghiên cứu SGK.
+ Biểu diễn các lực tác dụng vào vật.
+ Nhận xét về điểm đặt, phương, chiều, cường độ của các lực này.
+ Dự đoán dưới tác dụng của 2 lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ như thế nào? đang chuyển động sẽ như thế nào?
+ Đề xuất phương án TN kiểm tra. 
+ Giáo viên đưa ra số liệu bảng 5.1 và yêu cầu hs tính vận tốc của A
- Học sinh tiếp nhận: 
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS.
+ Giới thiệu về máy Atoot. Phân tích TN h5.3/SGK.
- Học sinh: Đọc SGK, biểu diễn lực và trả lời C1. Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ.
+ Nêu dự đoán, phương án TN.
+ Phân tích TN hình 5.3/SGK.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân
Hs hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Hoạt động 2: Nghiên cứu về quán tính
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu:
+ Nghiên cứu SGK cho biết:
+ Ôtô, tàu hỏa, xe máy khi bắt đầu chuyển động có đạt ngay vận tốc lớn được không?
+ Khi ôtô, xe máy đang chuyển động nêu phanh gấp có dừng ngay được không?
+ Mức quán tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Học sinh tiếp nhận: 
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Khi chịu lực tác dụng, mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. 
- Dự kiến sản phẩm: 
.
+ Không, vận tốc phải tăng dần dần.
Không, vận tốc phải giảm dần dần.
+ Dùng tay quay bánh xe, không quay nữa bánh xe vần tiếp tục quay thêm 1 thời gian.
+ Đang đạp xe nêu hãm phanh xe vẫn tiếp tục chuyển động thêm 1 đoạn.
+ Mức QT phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc của vật.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trình bày kết qura
 HS trình bày kết quả
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 1
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
Câu 1. Một vật có khối lượng m = 4,5 kg buộc vào một sợi dây, cần phải giữ dây một lực bằng bao nhiêu đề vật cân bằng?
A. F = 45 N. 
B. F > 45 N.
C. F < 45 N. 
D. F = 4,5 N.
Câu 2. Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
A. Thay đổi khối lượng. 
B. Thay đổi vận tốc 
C. Không thay đổi trạng thái. 
D. Không thay đổi hình dạng
Câu 3. Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào? Chọn kết quả đúng?
A. Bị nghiêng người sang bên phải. 
B. Bị nghiêng người sang bên trái.
C. Bị ngã người ra phía sau. 
D. Bị ngã người tới phía trước.
Câu 4. Hành khách đang ngồi trên xe đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
A. đột ngột giảm vận tốc. 
B. đột ngột tăng vận tốc.
C. đột ngột rẽ trái. 
D. đột ngột rẽ phải.
Câu 5. Hành khách đang ngồi trên xe đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe:
A. đột ngột giảm vận tốc. 
B. đột ngột tăng vận tốc.
C. đột ngột rẽ trái. 
D. đột ngột rẽ phải.
Bước 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng (10’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu:
+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C6 - C8.
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C6 - C8 và ND bài học để trả lời.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời
HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hs hoạt động cá nhân về nhà hãy thực hành vẩy khô rau sống trong rổ vừa mới rửa. Tìm hiểu vì sao khi làm như vật thì nước có thể văng ra khỏi rau.
*hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập: 5.1 -> 5.8 (9; 10 – SBT)
- Đọc trước bài “Lực ma sát”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_6_bai_5_su_can_bang_luc_quan_t.doc