Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 25, Tiết 25, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 25, Tiết 25, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Nhằm ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản mà học sinh đã học ở chương I: cơ học

- Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và giải các bài tập.

- Thái độ: Cẩn thận nghiêm túc, hợp tác nhóm khi thảo luận.

2. Năng lực cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:nghiên cứu kĩ SGK

2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài

a.Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)

GV: Thế nào là thế năng trọng trường? Thế năng đàn hồi? Động năng? Lấy ví dụ một vật vừa có cả thế năng và có cả động năng?

HS: Lên bảng trả lời

GV: Nhận xét và cho điểm.

 

docx 4 trang Phương Dung 01/06/2022 2400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 25, Tiết 25, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	Ngày soạn: 01/3/2021
Tiết 25	Ngày dạy: 11/3/2021
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Nhằm ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản mà học sinh đã học ở chương I: cơ học
- Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và giải các bài tập.
- Thái độ: Cẩn thận nghiêm túc, hợp tác nhóm khi thảo luận.
2. Năng lực cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:nghiên cứu kĩ SGK
2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a.Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
GV: Thế nào là thế năng trọng trường? Thế năng đàn hồi? Động năng? Lấy ví dụ một vật vừa có cả thế năng và có cả động năng?
HS: Lên bảng trả lời
GV: Nhận xét và cho điểm.
b. Dẫn dắt vào bài : ( 2 phút)GV: giới thiệu vào bài : Hôm nay chúng ta ôn tập lại các kiến thức đã tìm hiểu ở chương I: cơ học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động luyện tập: Ôn tập phần lý thuyết (13phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
GV: cho hs trả lời những câu hỏi phần ôn tập từ câu 1 đến câu 16
HS: Trả lời những câu hỏi ôn tập theo yêu cầu của GV
GV: Nhận xét câu trả lời của HS từ đó khắc sâu kiến thức HS chưa vững.
HS: tự bổ sung phần trả lời vào vở đã chuẩn bị trước ở nhà.
A/ Ôn tập
1/ Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Ví dụ: ô tô đang chạy trên đường nên ô tô chuyển động so với cây cối bên đường
2/ Một hs đang ngồi trên xe đạp chuyển động. Hs chuyển động so với cây cối bên đường nhưng đứng yên so với xe.
3/ Độ lớn vân tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động
Đơn vị vận tốc là mét/giây (m/s) hay kilômet/h (km/h)
4/ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
vtb = S/t
5/ Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc.
6/ Các yếu tố của lực : điểm đặt, phương và chiều, độ lớn
7/ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật có cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn.
a/ Đứng yên khi vật đứng yên.
b/ Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.
8/ Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động trên mặt một vật khác.
9/ VD: - Khi xe đột ngột chuyển động, hành khách ngã về phía sau.
- Người đang chạy vướng phải dây thì ngã nhào về phía trước.
10/ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng và diện tích bề mặt tiếp xúc
Công thức: p = F/S
Đơn vị: 1Pa =1N/m2
11/ Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy phưng thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
12/ Vật chìm xuống FA< P
 Vật lơ lửng FA = P
 Vật nổi lên FA> P
13/ Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong TH có lực td vào vật và làm vật chuyển dời.
14/ A = F .S Trong đó:
-A: Công của Lực (J)
-F: Lực tác dụng (N)
-S: Quãng đường (m)
15/ Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần vè lực thì bị thiệt hại bẫy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
16/ Công suất cho biết khả năng thực hiện công của một người hoặc một máy trong cùng một đơn vị thời gian.
Công suất của chiếc quạt là 35W nghĩa là trong một giây thực hiện công là 35J
4. Hoạt động vận dụng: (22phút)
Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi và làm bài tập.
GV: Cho HS thảo luận 6 câu hỏi trắc nghiệm ở mục I 
HS: Thảo luận theo nhóm trả lời
GV: Cho hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6
 HS: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của gv
GV: Cho HS trình bày phần trả lời của nhóm mình.
Đại diện nhóm trả lời.
GV: Cho hs đọc BT1 trang 65 sgk.
HS: đọc bài tập 1
GV: Ta dùng công thức nào để tính?
HS: v = 
GV: cho hs lên bảng trình bày bài giải
HS: lên bảng trình bày bài giải
bài tập 1 trang 65 skg
GV: Cho hs thảo luận BT 2 trang 65 sgk
HS: Thảo luận 2 phút
GV: Để giải bài này ta dùng công thức nào?
HS: p = 
GV: Gọi hs lên bảng giải
HS: Thực hiện
B/ Vận dụng
I/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng. 1. D 2. D	3.B 4.A	5.D 6.D
II/ Trả lời câu hỏi
Vì nếu chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so ôtô và người
Tăng lực ma sát lên nút chai giúp nút chi dễ xoay ra khỏi miệng chai.
Lúc đó xe đang lái sang phải.
Dùng dao sắc lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao để tăng áp suất à vật bị cắt dễ hơn
FA = Pvật = d.V
a) Cậu bé trèo cây
	b) Nước chảy xuống từ đập chắn
III/ Bài tập
Bài tập 1 trang 65 sgk:
cho biết
s1 = 100m
t1= 25s
s2 = 50m
t2 = 20s 
vtb1= ? m/s
vtb2= ? m/s
vtb = ? m/s
Giải
Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường xuống dốc
vtb1= = = 4 m/s
Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên quãng đường khi xuống hết dốc
vtb2= = = 2,5 m/s
Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường
vtb = = 3,3 m/s
Vậy vận tốc trung bình trên quãng đường dốc4 m/s, quãng đường khi xuống dốc 2,5 m/s, trên cả hai quãng đường 3,3 m/s
Bài tập 2 trang 65 sgk:
Cho biết
m = 45kg => P = 450N
S = 150 cm2
a/ p = ? N/m2
b/ p1 = ?N/m2
Giải:
a/ Áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất khi đúng cả hai chân.
p = = = 1,5.104 N/m2
b/ Áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất khi đúng co một chân.
p1= = = 3.104 N/m2
Vậy áp suất người đó khi đứng hai chân 1,5.104 N/m2 , khi co một chân là 3.104 N/m2
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (3 phút)
Mục tiêu: HS chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sgk và hoàn thành trò chơi ô chữ. 
Tiết sau kiểm tra giữa HKII
Làm bài tập 3,4,5 sgk trang 65
Hoàn thành trò chơi ô chữ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_25_tiet_25_bai_on_tap_nam_hoc_2020.docx