Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27-29

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27-29

I. Mục tiêu, yêu cầu

a. Kiến thức

-Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nêu được nhiệt độ của 1 vật càng cao khi nhiệt năng của vật đó càng lớn.

-Nêu được tên 2 cách làm biến đổi nhiệt năng

-Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo của nhiệt lượng

b. Kĩ năng

-Học sinh tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt

-Biết giải chính xác các bài toán về nhiệt năng và nhiệt lượng

c.Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động.

 II. Phương pháp lên lớp

-Đặt vấn đề

-Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề

-Đưa tình huống bế tắc

III. Chuẩn bị

a. Giáo viên

-Hệ thống kiến thức ( câu hỏi vận dụng, củng cố.)

-giáo án

- Dụng cụ TN: chìa khóa bằng đồng, nước nóng, cốc thủy tinh.

b.Học sinh

-Chuẩn bị bài cũ để kiểm tra miệng

 

docx 16 trang thucuc 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 27-29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học chủ đề môn Vật lí 8
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
 I- Xác định tên chủ đề: Nhiệt năng và ba hình thức truyền nhiệt.
 II- Mô tả chủ đề:
 1-Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 3 tiết (tiết 27, 28,29 theo phân phối chương trình)
+ Nội dung tiết 27: Tìm hiểu thế nào là nhiệt năng, nhiệt lượng của một vật, các cách làm thay đổi nhiệt năng và vận dụng kiến thức về nhiệt năng để giải thích một số hiện tượng thực tế.
+ Nội dung tiết 28: Tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng dẫn nhiệt và vận dụng kiến thức về sự dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng thực tế.
+ Nội dung tiết 29: Tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng Đối lưu và Bức xạ nhiệt.
 2- Mục tiêu chủ đề:
a- Mục tiêu tiết 27:
- Kiến thức: 
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nêu được nhiệt độ của 1 vật càng cao khi nhiệt năng của vật đó càng lớn.
Nêu được tên 2 cách làm biến đổi nhiệt năng 
Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo của nhiệt lượng
- Kĩ năng: 
Học sinh tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt
-Biết giải chính xác các bài toán về nhiệt năng và nhiệt lượng
-Thái độ:Tích cực tham gia các hoạt động.
b- Mục tiêu tiết 28:
- Kiến thức: +Nêu được thế nào là sự dẫn nhiệt.
Trình bày được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt.
So sánh được tính dẫn nhiệt của chất.
Vận dung kiến thức sự dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.
- Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên.
c- Mục tiêu tiết 29:
- Kiến thức: +Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào
Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
- Kĩ năng: +Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản như: đèn cồn, nhiệt kế
Lắp đặt thí nghiệm theo hình vẽ.
Sử dụng khéo léo một số dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ
- Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3- Phương tiện:
 * Mỗi nhóm:
 4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
 Tiết 1: (Tiết 20- PPCT) Nhiệt năng và ba hình thức truyền nhiệt(t1)
Tìm hiểu nhiệt năng.
Tìm hiểu về các cách làm thay đổi nhiệt năng.
Tìm hiểu về nhiệt lượng
Vận dụng
Tiết 2: (Tiết 21 –PPCT) Nhiệt năng và ba hình thức truyền nhiệt (t2)
Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt.
Vận dụng
 Tiết 3: (Tiết 22 –PPCT) Nhiệt năng và ba hình thức truyền nhiệt (t3) 
Tìm hiểu hiện tượng đối lưu
Tìm hiểu sự truyền nhiệt bằng bức xa nhiệt
 BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học. (Soạn giáo án)
TIẾT 27+ 28+29: 
CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG VÀ BA HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
(T1)
I. Mục tiêu, yêu cầu
a. Kiến thức
-Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, nêu được nhiệt độ của 1 vật càng cao khi nhiệt năng của vật đó càng lớn.
-Nêu được tên 2 cách làm biến đổi nhiệt năng 
-Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo của nhiệt lượng
b. Kĩ năng
-Học sinh tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt
-Biết giải chính xác các bài toán về nhiệt năng và nhiệt lượng
c.Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động.
 II. Phương pháp lên lớp
-Đặt vấn đề
-Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề
-Đưa tình huống bế tắc
III. Chuẩn bị
a. Giáo viên
-Hệ thống kiến thức ( câu hỏi vận dụng, củng cố..)
-giáo án
- Dụng cụ TN: chìa khóa bằng đồng, nước nóng, cốc thủy tinh.
b.Học sinh
-Chuẩn bị bài cũ để kiểm tra miệng
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài học
Hoạt động học sinh
Trợ giúp giáo viên
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề ( 2 phút)
- Vào mùa đông để làm ấm đôi tay nhiều người hay xoa hai bàn tay vào nhau. Vậy theo các con thì tại sao việc xoa hai tay vào nhau thì có thể lại ấm lên được. để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chúng ta sẽ cùng đi vào bài hôm nay. NHIỆT NĂNG.
HĐ2: Tìm hiểu nhiệt năng (10 phút)
-Động năng là cơ năng của vật do chuyển động mà có
- Các vật được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Có. Vì trong mỗi một vật đều có phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
- 1 HS dự đoán câu trả lời.
- Trong cốc nước có nhiệt năng vì trong cốc nước có chứa các phân tử mà phân tử chuyển động hỗn độn.
- Nhiệt năng của cốc nước thay đổi vì chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng dẫn tới động năng tăng và dẫn tới nhiệt năng của vật tăng.
- Yêu cầu HS nhắc lại động năng trong cơ học.
- Các vật được cấu tạo như thế nào?
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên?
=> Các phân tử, nguyên tử đều có động năng?
- KL: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Vậy theo các con một vật đang đứng yên liệu có nhiệt năng hay không?
- Như các em đã biết Chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ vậy theo con nhiệt năng của vật có phụ thuộc vào nhiệt độ không?
-Có một cốc nước, nước trong cốc có nhiệt năng không? Tại sao?
- Nếu đun nóng, thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? Tại sao?
-Như vậy ta có thể rút ra kết luận: Nhiệt độ của vật càng cao chứng tỏ các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
Tiết 27- CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG VÀ BA HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT (T1)
I. Nhiệt năng
-Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao chứng tỏ các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
- Mọi vật luôn có nhiệt năng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các cách làm thay đổi nhiệt năng (10 phút)
-Có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách thay đổi nhiệt độ của vật
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm là một tổ.
- Hoạt động nhóm. Đề xuất phương án để làm Thí nghiệm.
+ Cọ xát chìa khóa
+ Dùng búa đập nhiều lần vào chìa khóa.
+ Hơ nóng chìa khóa dưới đèn cồn hoặc dưới ánh đèn.
+ Phơi chìa khóa ngoài ánh nắng
+ Bỏ chìa khóa vào cốc nước nóng, nước lạnh. 
-Giống nhau đều làm thay đổi nhiệt năng của chiếc chìa khóa.
- Khác nhau:
Cột 1: chà xát chìa khóa, lấy búa đập => ta phải tác dụng công=> thực hiện công. Thực hiện công có quá trình chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại.
Cột 2: thả vào nước nóng, hơ nóng => chìa khóa tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao hơn=> miếng đồng nóng lên=> nhiệt độ tăng=> nhiệt năng tăng => cách truyền nhiệt.
- Chia lớp làm 4 nhóm. 
Nhóm 1 và 3 sẽ chà chìa khóa vào mặt bàn.
Nhóm 2 và 4 sẽ thả chìa khóa vào cốc nước nóng.
-Nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. Việc thay đổi nhiệt năng tương ứng với thay đổi nhiệt độ. Vậy có thể thay đổi nhiệt năng bằng cách nào?
-Để tìm hiểu các cách làm thay nhiệt năng các con hãy chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm là 1 tổ.
- Ở đây cô có bốn chiếc chìa khóa bằng đồng. Các con hãy hoạt động nhóm và viết ra cho cô những cách để làm thay đổi nhiệt năng của miếng đồng.
Các con nên lưu ý rằng làm thay đổi nhiệt năng tương đương với việc làm thay đổi nhiệt độ của miếng đồng.
( Phát bảng phụ chia 4 nhóm. Các nhóm sẽ viết những cách mà các con nghĩ có thể làm thay đổi nhiệt năng miếng đồng)
-Các con có rất nhiều cách hay để làm thay đổinhiệt năng miếng đồng. nhưng cô có một số cách điển hịnh sau đây. Cô chia các cách đó ra làm hai cột. Các con hãy nhận xét sự giống và khác nhau của các của hai cột này.
-Nói chung có 2 cách chính để làm thay đổi nhiệt năng đó là : Thực hiện công và truyền nhiệt
- Dựa trên các phương án mà các con vừa đề xuất. Chúng ta sẽ chọn hai cách đại diện cho việc thực hiện công và truyền nhiệt làm TN để làm thay đổi nhiệt năng của chìa khóa.
Đó là chà xát chìa khóa xuông mặt bàn và thả chìa khóa vào nước nóng.
* Lưu ý là các con chạm chiếc chìa khóa trước và sau khi các con làm TN để so sánh nhiệt độ trước và sau của chìa khóa.
Nhóm chà xát chìa khóa các con chà mạnh và sẽ mất thời gian hơn.
Nhóm thả vào nước nóng các con phải sử dụng kẹp. 
II.Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
- Việc thay đổi nhiệt năng tương ứng với việc thay đổi nhiệt độ của vật
1. Thực hiện công
- Thực hiên công là ta phải tác dụng vào vật một công nào đó làm cho vật tăng hoặc giảm nhiệt độ và nhiệt năng.
-VD: mài 1 thanh sắt xuống đất, kéo 1 thanh gỗ lên đỉnh dốc,...
2. Truyền nhiệt
Khi vật tiếp xúc những vật có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nó khiến cho vật tăng hoặc giảm nhiệt độ và nhiệt năng là hình thức truyền nhiệt. 
-VD: đun nong 1 xoong nước, hòa 1 cốc nước lạnh với 1 cốc nước nóng,...
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng (10 phút)
- Nhiệt năng của chiếc khóa sẽ giảm.
- Nhiệt năng mất đi đã truyền vào cốc nước và không khí.
- Cũng với chiếc khóa vừa rồi nếu cô thả chiếc khóa vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của chiếc khóa có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
- Như vậy thì nhiệt năng mất đi của chiếc khóa đã biến đi đâu?
=> Phần nhiệt năng chìa khóa truyền vào cốc nước và không khí chính là nhiệt lượng.
=>Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.Đơn vị là jun.
-Để phân biệt rõ nhiệt năng và nhiệt lượng các con hãy làm ví dụ sau đây.
-Ví dụ : Ban đầu nhiệt năng của 1 miếng đồng là 30J. Sau khi nung nóng thì nhiệt năng của nó là 90J. Hãy tính nhiệt lượng của miếng đồng
( ĐS : 60 J )
III.Nhiệt lượng
-Là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt
-Kí hiệu là Q
-Đơn vị là jun ( J )
Hoạt động 5: Cúng cố (5 phút)
-Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật
-Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi bằng 2 cách : thực hiện công hoặc truyền nhiệt
-Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun ( J )
-Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ tr 75
-Phát phiếu học tập số 1 cho hs và yêu cấu HS làm.
IV. Củng cố
Hoạt động 6 :Vận dụng (8 phút)
-C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt
-C4: Chuyển từ cơ năng sang nhiệt năng.Đây là sự thực hiện công
Chạm tay vào chén trà nóng.
-Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
+C3
+C4. Bổ sung thêm: xoa hai tay vào nhau là sự thực hiện công vậy theo con ta sẽ làm tăng nhiệt năng hai tay bằng hình thức truyền nhiệt như thế nào?
V. Vận dụng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Đánh dấu vào ô đúng sai sao cho phù hợp
Nội dung
Đúng
 Sai
1
Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi được gọi là nhiệt lượng.
X
2
Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm đi.
X
3
Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm đi.
X
4
Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng lên.
X
5
Một vật có nhiệt độ là -50 độ C thì vật đó không có nhiệt năng.
X
Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nhiệt năng thay đổi do vừa thực hiện công vừa truyền nhiệt:
Mài đồng xu xuống nền nhấu đó thả vào cốc nước lạnh.
Bật quạt trần
Bơm xe đạp bằng tay, thân bơm nóng lên.
Nhúng thanh sắt nun nóng vào chậu nước.
Câu 3: Chọn đáp án đúng:
Nhiệt năng của môi trường chân không lớn hơn nhiệt năng của môi trường chất lỏng.
Các vật có khối lượng bằng nhau thì có động năng bằng nhau.
Các vật có khối lượng bằng nhay thì có nhiệt năng bằng nhau.
Môi trường chân không không có nhiệt năng.
5.Giao nhiệm vụ về nhà (3 phút)
-Học bài cũ
-Làm bài tập trong sách giáo khoa
-Tìm 2 ví dụ về cách thay đổi nhiệt năng bằng thực hiện công, 2 ví dụ về cách truyền nhiệt
Tiết 28:
CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG VÀ BA HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
 (T2)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là sự dẫn nhiệt.
- Trình bày được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt.
- So sánh được tính dẫn nhiệt của chất.
- Vận dung kiến thức sự dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 
 2. Kĩ năng
: - Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ:
 Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, giáo án. dụng cụ thí nghiệm: 
- 4 giá thí nghiệm
- 4 Thanh đồng
- Đinh ghim: 20 cái
- Đèn cồn, sáp: 4 cái 
2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi,
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1. Ổn định tổ chức ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV: Nhiệt năng là gì? 
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng?
Đáp án: 
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng là: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
3. Bài mới: 
Hoạt động học sinh
Trợ giúp giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề ( 2 phút)
-Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt nào được thực hiện bằng những cách nào?
Yêu cầu HS phần đặt vấn đề trong sgk.
-Để biết sự truyền nhiệt nào được thực hiện bằng những cách nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của chủ đề:
Nhiệt năng và ba hình thức truyền nhiệt
Tiết 28: 
CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG VÀ BA HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT (T2)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt (10 phút)
-Hoạt động cá nhân,
 Nhận xét câu trả lời của bạn
- Hoạt động nhómlàm TN, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
-Hoàn thiện vào vở
-Yêu cầu HS đọc SGK cho biết mục tiêu và dụng cụ thí nghiệm.
-Nhân xét ,đưa ra kết luận và lưu ý HS làm cẩn thận không bỏng. 
 Chia lớp thành 4 nhóm làm TN.
- Yêu cầu HS làm TN, quan sát hiện tượng theo nhóm và trả lời C1- C3.
- Giải thích sâu hơn, đầu A nhiệt tăng
-> chuyển động của các phân tử tăng
-> sự va chạm vào các phân tử bên cạnh 
-> động năng phân tử tăng, đồng thời nhiệt năng cũng tăng dần theo chiều từ A đến B. - Đưa ra đáp án và khái niệm về sự dẫn nhiệt
I. Sự dẫn nhiệt
1. Thí nghiệm: (Hình 22.1 – sgk ) 
2. Trả lời câu hỏi
- C1: Các đinh rơi xuống-> Nhiệt truyền đến sáp -> Sáp nóng chảy ra
- C2: Theo thứ tự a, b, c, d, e
- C3: Chứng tỏ nhiệt được truyền dần từ đầu A vào đầu B của thanh đồng.
*Kết luận: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất (Tự học có hướng dẫn)
Hoạt động 3: Vận dụng (15 phút)
-Hoạt động cá nhân, 
 Nhận xét câu trả lời của bạn.
-Hoàn thiện, Ghi vào vở
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C8, C9, C10, C11, C12 ( SGK -T78)
- Kết luận, đưa ra các đáp án.
III. Vận dụng
- C8: HS tự viết 3 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt vào vở.
- C9: Vì trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém
- C10: Vì không khí ở giữa nhiều lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
- C11: Về mùa đông chim hay đứng xù lông, để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
- C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể khi sờ vào kim loại nhiệt năng từ cơ thể truyền ra bên ngoài lên ta cảm thấy lạnh. Vào mùa hè nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể khi sờ vào nhiệt năng từ kim loại truyền vào cơ thể làm ta cảm thấy nóng hơn.
4.Củng cố, mở rộng (3 phút)
- Đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK
5. Hướng dẫn về nhà (3 phút)
- GV: Học thuộc ghi nhớ SGK
- GV: Làm các bài tập 22.1 đến 22.5
 - Chuẩn bị bài 23: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT.
Tiết 29:
CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG VÀ BA HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
 (T3)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
 - Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào
 - Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
2.Kĩ năng: 
- Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản như: đèn cồn, nhiệt kế
- Lắp đặt thí nghiệm theo hình vẽ.
- Sử dụng khéo léo một số dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ
3.Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Dụng cụ làm các thí nghiệm H23.2, H23.3, H23.4, H23.5 – SGK.
 - Hình vẽ phóng to cái bình thuỷ.
 - Bảng 23.1
 - HS: Dụng cụ làm thí nghiệm H 23.2: đèn cồn, cốc đốt, nhiệt kế, thuốc tím, giá đỡ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Dẫn nhiệt là gì? 
- Làm BT 22.5 – SBT.
2. Bài mới
Hoạt động học sinh
Trợ giúp giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Đặt vấn đề ( 2 phút)
- Bài trước chúng ta đã biết được hình thức truyền nhiệt đầu tiên là dẫn nhiệt. Ở tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu hai hình thức truyện nhiệt còn lại là sự đối lưu và bức xạ nhiệt.
Tiết 28: 
CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG VÀ BA HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT (T3)
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu (20 phút)
- Quan sát H 22.3 – SGK.
- Nhận thấy được nếu đun nóng nước từ đáy ống nghiệm thì miếng sáp ở miệng ống nghiệm sẽ nóng chảy trong thời gian rất ngắn.
- HS quan sát H 23.2 và trả lời:
Trong Thí nghiệm cần có những dụng cụ: giá đỡ, đền cồn, gói thuốc tím, nhiệt kế.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm.
-Hiện tượng: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
2. Trả lời câu hỏi:
- C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
- C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
- C3 : Nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã nóng lên.
- Chất lỏng và chất khí.
- Tại các nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng ( bằng các ống khói )
- Cho HS quan sát H 23.1
- Ở thí nghiệm H 22.3 trong bài trước đã cho chúng ta thấy chất lỏng dẫn nhiệt kém. Trong thí nghiệm này, chúng ta đặt miếng sáp ở đáy ống và đun nước ở miệng ống. Nếu ta đặt miếng sáp ở miệng ống và đun nóng ở đáy ống thì hiện tượng xảy ra như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- Gọi HS phát biểu hiện tượng xảy ra.
- GV kết luận: Chất lỏng dẫn nhiệt kém nhưng vẫn truyền nhiệt tốt. Điều này chứng tỏ ngoài việc truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt, chất lỏng còn truyền nhiệt bằng một hình thức khác gọi là đối lưu.
- Cho HS quan sát H 23.2 và đọc mục I.1
- Trong thí nghiệm cần có những dụng cụ nào?
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát cho các nhóm.
- Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời các câu C1, C2, C3.
- Gọi đại diện HS hai nhóm mô tả hiện tượng.
- Cho HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý câu C2: nhắc lại kiến thức lớp 6 và bài của lớp 8.
- Gọi các nhóm lần lượt trả lời các câu C1,C2,C3.
- Đối lưu là gì?
- Hiện tượng đối lưu cũng xảy ra khi đốt nóng chất khí.
- Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?
- GV thông báo thêm: Sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu.
- Các em có những biện pháp nào khắc phục không?
I. Đối lưu:
Chất lỏng dẫn nhiệt kém nhưng vẫn truyền nhiệt tốt. Điều này chứng tỏ ngoài việc truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt, chất lỏng còn truyền nhiệt bằng một hình thức khác gọi là đối lưu.
1.Thí nghiệm: H 23.2 – SGK/80
2. Trả lời câu hỏi:
- C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
- C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
- C3 : Nhờ có nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã nóng lên.
- Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hay chất khí.
+ Lưu ý: Khi xây dựng nhà ở cần lưu ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy đảm bảo không khí được lưu thông.
Hoạt động 3: Vận dụng hiện tượng Đối lưu (tự học có hướng dẫn)
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự truyền nhiệt bằng bức xa nhiệt (10 phút)
- Quan sát H 23.4 và H 23.5 – SGK.
- HS mô tả: Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu dịch chuyển từ đầu A về phía đầu B. Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu, thấy giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A.
- C7 : Không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu dịch chuyển về phía đầu B.
- C8 : Không khí trong bình đã lạnh đi làm giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A. Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ nguồn nhiệt đến bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ nguồn nhiệt đến bình theo đường thẳng.
- C9 : Sự truyền nhiệt trên không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém, cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
- HS: + Tại các nước lạnh: vào mùa đông có thể sử dụng các tia nhiệt của Mặt trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị các cửa thuỷ tinh giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà.
+ Tại các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hoà, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
- Cho HS đọc thí nghiệm và phần trả lời câu hỏi.
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như H 23.4 và H 23.5 – SGK.
- Yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi C7, C8,C9.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- GV thông báo: Trong thí nghiệm, nhiệt không được truyền bằng các hình thức dẫn nhiệt và đối lưu, mà được truyền bằng các tia đặc biệt gọi là tia nhiệt. Các tia này truyền thẳng như các tia sáng.
- Bức xạ nhiệt là gì?
- GV thông báo cho HS về quan hệ giữa khả năng hấp thụ nhiệt của vật và tính chất bề mặt của vật.
- GV thông báo: Nhiệt truyền từ Mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng.
- Làm thế nào để hạn chế những tia nhiệt của Mặt trời chiếu xuống Trái đất?
II. Bức xạ nhiệt:
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không.
Hoạt động 5: Vận dụng hiện tượng Bức xạ nhiệt (tự học có hướng dẫn)
4.Củng cố (3 phút)
-Giống: Đều là những hình thức truyền nhiệt.
- Khác:
+Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. Quá trình dẫn nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
 +Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
+ Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, có thể xảy ra trong chân không.
- Đọc ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở.
- Đọc “ Có thể em chưa biết”
- So sánh các hình thức truyền nhiệt?
- Gọi HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở.
- Gọi học sinh đọc “ Có thể em chưa biết”
5. Nhiệm vụ về nhà (2 phút)
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập 23.1 – 22.7 SBT.
- Chuẩn bị tiết Ôn tập.
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ..Hết phần giáo án 
 BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ
- Dự kiến thời gian dạy: Tuần 27,28,29
- Dự kiến người dạy: GV nhóm lý 8
+ Dự kiến đối tượng dạy: học sinh lớp 8
+ Dự kiến thành phần dự giờ: GV nhóm lí 8
BƯỚC 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ)
 ( Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.)
 .... 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_27_29.docx