Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực

Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.

- HS hiểu được thế nào là một đại lượng véc tơ. Xác định được một số đại lượng véc tơ trong các đại lượng đã học.

- Nhận biết được các yếu tố của lực

2. Kĩ năng:

- Biểu diễn được một số véc tơ lực đơn giản khi biết các yếu tố của lực và ngược lại xác định được các yếu tố của lực khi cho một véc tơ.

3. Thái độ:

- Rèn tính kiên trì, tính cẩn thận cho HS

 

doc 9 trang Phương Dung 01/06/2022 3170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 4
Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- HS hiểu được thế nào là một đại lượng véc tơ. Xác định được một số đại lượng véc tơ trong các đại lượng đã học.
- Nhận biết được các yếu tố của lực
2. Kĩ năng:
- Biểu diễn được một số véc tơ lực đơn giản khi biết các yếu tố của lực và ngược lại xác định được các yếu tố của lực khi cho một véc tơ.
3. Thái độ:
- Rèn tính kiên trì, tính cẩn thận cho HS 
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với GV:
- 04 bộ thí nghiệm, giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt.
- Giáo án tài liệu tham khảo 
2. Đối với HS:
- Xem lại kiến thức về lực – Hai lực cân bằng ở lớp 6.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu mỗi HS bẻ cong 1 cây thước dẻo hoặc 1 cuốn vở. Cho biết hiện tượng gì xảy ra.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế khi bắn bi, viên bi này bắn trúng viên bi kia thì sẽ như thế nào 
Hs nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi và hướng dẫn HS
Hs thảo luậncặp đôi trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu 1 đến 3 HS trả lời
- Cây thước hoặc cuốn vở sẽ bị uống cong
- HS tự liên hệ và nêu ra kết quả. 
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)
- Vì có lực tác dụng vào nó
d. Đánh giá kết quả học tập
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Vì sao cây thước, quyển vở bị uống cong, hoặc viên bi thay đổi chuyển động?
=> Vậy lực là gì, cách biểu diễn lực như thế nào thì hôm nay chúng ta học bài mới.
Hs nhận xét câu trả lời của bạn
Bước 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- HS hiểu được thế nào là một đại lượng véc tơ. Xác định được một số đại lượng véc tơ trong các đại lượng đã học.
- Nhận biết được các yếu tố của lực
Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Họat động 1: Nhắc lại kiến thức về lực (10 phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
- Yêu cầu hs quan sát hình 4.1
HS nghiên cứu SGK trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
-Gv nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy 
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
1/ Khái niệm về lực 
2/ Kết quả gây ra do lực tác dụng 
3/ Hãy đưa ra 2 ví dụ về lực t/d làm vật thay đổi vận tốc và vật biến dạng?
4/ Vậy giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không?
5/ Hình 4.1
- Nguyên nhân làm cho xe biến đổi chuển động.
- Vật ..............................tác dụng vào lưới, tác dụng làm lưới...........................
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Họat động 2: Tìm hiểu về các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực (10 phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu:
+ Tại sao nói lực là 1 đại lượng véc tơ?
+ Khi biểu diễn một véc tơ lực ta phải biểu diễn như thế nào? lấy ví dụ mịnh hoạ?
+ Chỉ ra các yếu tố của lực ở hình 4.3 SGK?
- Học sinh tiếp nhận: 
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
- Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời yêu cầu.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân
Hs trả lời theo câu hỏi gv
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Gv nhắc lại
Kí hiệu của véc tơ lực là
F, độ lớn của lực là F
 A
Ví dụ: F
 30o
 100N
Hình vẽ cho biết:
- Lực kéo có điểm đặt tại A
- Có phương hợp với phương ngang 30o
- Có chiều từ trái sang phải.
- Có độ lớn 300 N
Bước 3: Luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Câu 1. Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
A. Vận tốc tăng dần theo thời gian.	B. Vận tốc giảm dần theo thời gian.
C. Vận tốc không thay đổi.	D. Vận tốc có thể vừa tăng, vừa giảm.
Câu 2. Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực ?
A. Xe đi trên đường.	B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C. Quả bóng bị nẩy bật lên khi chạm đất.	D. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
Câu 3. Muốn biểu diễn một véctơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố ?
A. Phương, chiều.	B. Điểm đặt.	
C. Độ lớn.	D. Cả 3 ý trên.
Câu 4. Khi có một lực tác dụng lên vật, vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
	A. Vận tốc không thay đổi.	B. Vận tốc tăng dần.
	C. Vận tốc giảm dần.	D. Có thể tăng dần, cũng có thể giảm dần
Câu 5. Quan sát một vật được thả rơi từ trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng nào thay đổi ?
	A. Khối lượng.	B. Vận tốc.
C. Trọng lượng.	D. Khối lượng riêng.
Câu 6. Nếu vectơ vận tốc của vật không đổi, thì vật ấy đang chuyển động thẳng như thế nào ?
	A. Vật chuyển động có vận tốc tăng dần.	B. Vật chuyển động thẳng đều
	C. Vật chuyển động có vận tốc giảm dần.	D. Vật chuyển động đều.
Câu 7. Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống “Lực là nguyên nhân vận tốc của chuyển động”
	A. Tăng.	B. Giảm.	C. Thay đổi.	D. Không đổi
ĐÁP ÁN
1
2
4
5
6
7
A
B
D
D
B
B
C
Bước 4: Vận dụng,tìm tòi và mở rộng (10’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia 4 nhóm yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ trong thời gian 5 phút
+ Nhóm 1, 2 làm C2
+ Nhóm 3, 4 làm C3 
Hs nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thảo luận làm C2 và C3
- GV theo dõi và hướng dẫn HS
HS thảo luận làm C2 và C3
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trình bày trên giấy
- Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)
d. Đánh giá kết quả học tập
- Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng.
- Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- GV nhận xét 
Hs nhận xét nhóm bạn
P
*C2)
P = 50N 
 10N
F
 5000N
F = 1500N
*C3)
- Điểm đặt: Tại điểm C
- Phương: Tạo với mp nằm ngang 1 góc 300
- Chiều từ dưới lên trên.
- Độ lớn: F = 30 N
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Hướng dẫn HS làm BT 4.10 SBT
- Dặn HS học bài cũ, làm bài tập SBT và nghiên cứu trước 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_4_bai_4_bieu_dien_luc.doc