Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Vận tốc - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Vận tốc - Năm học 2020-2021

+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc bảng 2.1 SGK và trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV quan sát các nhóm hoạt động và có trợ giúp hợp lí.

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:

- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk. Các nhóm khác thảo luận câu trả lời.

+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung I. Vận tốc là gì?

- Các nhóm lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.

+ HS hoạt dộng nhóm:

 - Đọc bảng 2.1 SGK.

 - Trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.

- Đại diện nhóm trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.

C1: Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau,bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn

C2: HS ghi kết quả vào cột 5

- Khái niệm:

Quãng dường chạy dược trong một giây gọi là vận tốc

C3: (1) nhanh

 (2) chậm

 (3) quãng đường đị được

 (4) đơn vị

 

docx 5 trang thuongle 3350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Vận tốc - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2020
Ngày giảng:
Tiết 2 - 3: CHỦ ĐỀ:VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
- So sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động (vận tốc).
- Nắm được công thức tính vận tốc: v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều thường gặp
- Xác định được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động.
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường
- Mô tả (làm thí nghiệm) hình 3.1 (SGK) để trả lời những câu hỏi trong bài.
2. Kĩ năng
	- Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
- Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm rút ra quy luật của chuyển động đều và không đều.
3. Thái độ
- Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
4. Năng lực – phẩm chất:
- Năng lực sử dụng kiến thức
- Năng lực về phương pháp
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá thể.
- Trung thực trong học tập
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP,KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức: Học trên lớp
	2. Phương pháp: 
- Hoạt động nhóm
- Dạy học nêu vấn đề
- Vấn đáp, đàm thoại
3. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật động não không công khai
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 - Cả lớp: Tranh vẽ tốc kế của xe máy
	2. Học sinh
	- Đọc trước bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: 
Tiết 
Lớp 8A
Lớp 8B
Ghi chú
Sĩ số
Ngày dạy
Sĩ số
Ngày dạy
2
3
2. Kiểm tra
- HS1: Thế nào là chuyển động cơ học? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Chữa bài : tập 1.1 (SBT)?
- HS2: Chữa bài tập 1.2 &1.6 (SBT)?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS quan sát H2.1 và hỏi: Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau, khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh, chạy chậm? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
- HS quan sát hình vẽ và đưa ra dự đoán (không bắt buộc phải trả lời)
- Ghi bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1: Tìm hiểu về vận tốc
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc bảng 2.1 SGK và trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV quan sát các nhóm hoạt động và có trợ giúp hợp lí.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận:
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk. Các nhóm khác thảo luận câu trả lời.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm, các câu trả lời và nhận xét. GV rút ra nhận xét chung
I. Vận tốc là gì?
- Các nhóm lắng nghe kĩ yêu cầu của giáo viên.
+ HS hoạt dộng nhóm:
 - Đọc bảng 2.1 SGK.
 - Trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.
- Đại diện nhóm trả lời C1, C2, rút ra khái niệm vận tốc và C3 SGk.
C1: Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau,bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn 
C2: HS ghi kết quả vào cột 5
- Khái niệm: 
Quãng dường chạy dược trong một giây gọi là vận tốc
C3: (1) nhanh 
 (2) chậm
 (3) quãng đường đị được 
 (4) đơn vị
2: Xác định công thức tính vận tốc
- GV thông báo công thức tính vận tốc.
- Từ công thức tính vận tốc: v = suy ra công thức s = ? và t = ?
 II. Công thức tính vận tốc
v = 
Trong đó: v là vận tốc
 s là quãng đường đi được
 t là thời gian đi hết q.đ đó 
3: Xác định đơn vị của vận tốc
- Vận tốc có đơn vị đo là gì?
- GV giới thiệu đơn vị đo độ lớn của vận tốc.
- Tốc kế dùng để làm gì và sử dụng ở đâu ?
- GV giới thiệu và cho HS quan sát tốc kế.
III. Đơn vị vận tốc
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
 + Met trên giây (m/s)
 + Kilômet trên giờ (km/h)
- HS quan sát H2.2 và nắm được: Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc.
4: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chuyển động đều là gì? Lấy ví dụ về chuyển động đều trong thực tế
+ Chuyển động không đều là gì? Tìm ví dụ trong thực tế
- GV: Tìm ví dụ trong thực tế về chuyển
động đều và chuyển động không đều,
chuyển động nào dễ tìm hơn?
 - GV đưa bảng 3.1 yêu cầu hs trả lời C1, C2
I. Định nghĩa
- HS đọc thông tin (2ph) và trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian
VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ,
của trái đất xung quanh mặt trời,...
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian
VD: Chuyển động của ô tô, xe máy,...
C2: a- Là chuyển động đều
 b, c, d- Là chuyển động không đều
5: Xác định công thức tính vận tốc trung bình
- Yêu cầu HS đọc thông tin để nắm và tính được vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A-D
- GV: Vận tốc trung bình được tính bằng biểu thức nào?
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
- HS dựa vào kết quả thí nghiệm ở bảng 3.1 để tính vận tốc trung bình trên các quãng đường AB, BC, CD (trả lời C3)
vAB = 0,017m/s; vBC = 0,05m/s 
vCD = 0,08m/s
- Công thức tính vận tốc trung bình:
vtb= 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
GV cho học sinh trả lời các câu hỏi sau.
C1: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai?
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc là : v = S.t.
Đơn vị của vận tốc là km/h.
C2: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Thời gian đi của xe đạp.
Quãng đường đi của xe đạp.
Xe đạp đi 1 giờ được 12km.
Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
C3: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.
S = v/t.
t = v/S.
t = S/v.
S = t /v
C4: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai?
v = 40 km/h.
v = 400 m / ph.
v = 4km/ ph.
v = 11,1 m/s.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng 
- GV hướng dẫn HS tự làm C5 và C6 của bài vận tốc và chuyển động đều, chuyển động không đều.
C5:
s1= 120m
s2= 60m 
 t1= 30s 
t2= 24s 
v1=? 
v2=?
vtb=? 
C6: t = 5h
vtb = 30km/h 
s =? 
C5: Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là: v1= = = 4 (m/s)
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường bằng là: v2== = 2,5 (m/s) 
Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là: vtb= = = 3,3(m/s)
 Đ/s: v1= 4m/s; v2= 2,5m/s
 vtb= 3,3m/s
C6: Từ : vtb= s= vtb.t
Quãng đường đoàn tàu được là: 
s = vtb.t= 30.5 = 150(km)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng 
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
GV nêu thêm câu đố để gây hứng thú học tập .
1. Loài thú nào chạy nhanh nhất ? Trả lời loài Báo khi săn đuổi con mồi có thể phóng nhanh tới 100km/h.
2. Loài chim nào chạy nhanh nhất ? Trả lời Đà Điểu có thể chạy với vận tốc 90 km/h.
3. Loài chim nào bay nhanh nhất ? trả lời Đại Bàng có thể bay với vận tốc 210 km/h.
- Yêu cầu HS trả lời BT 2.1 đến 2.4 sách BT
- GV giới thiệu vận tốc trung bình của một số chuyển động như: Tàu hỏa 54km/h, ô tô du lịch: 54km/h, người đi bộ: 5,4km/h, người đi xe đạp khoảng 14,4km/h ,máy bay dân dụng phản lực: 720km/h, vận tốc của âm thanh trong không khí: 340m/s, vận tốc ánh sáng trong không khí: 300.000.000km/s...
V. KẾT THÚC BÀI HỌC
1. Củng cố
- GV củng cố qua từng phần trong bài dạy.
2. Hướng dẫn về nhà
 - Học và làm bài tập 3.1- 3.2 (SBT)
 - Đọc trước bài 4: Biểu diễn lực
 - Đọc lại bài: Lực - Hai lực cân bằng (Bài 6- SGK Vật lý 6)
3. Rút kinh nghiệm bài học 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_chu_de_van_toc_nam_hoc_2020_2021.docx