Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 14: Định luật về công

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 14: Định luật về công

BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Rút ra được kết luận cần thiết khi sử dụng ròng ròng động

-Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát cách làm thí nghiệm so sánh, nhận xét về mối quan hệ của các đại lượng : lực và quãng đường đi, công.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để so sánh được mối quan hệ của các đai lượng Vật Lí, hợp tác để rút ra được kết luận khi sử dụng ròng rọc động.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề liên quan đến đặc điểm của máy cơ đơn giản.

 

doc 9 trang Phương Dung 01/06/2022 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 14: Định luật về công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Rút ra được kết luận cần thiết khi sử dụng ròng ròng động
-Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát cách làm thí nghiệm so sánh, nhận xét về mối quan hệ của các đại lượng : lực và quãng đường đi, công.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để so sánh được mối quan hệ của các đai lượng Vật Lí, hợp tác để rút ra được kết luận khi sử dụng ròng rọc động.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề liên quan đến đặc điểm của máy cơ đơn giản.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết được đặc điểm hoạt động của ròng rọc động cũng như các máy cơ đơn giản khác. Từ đó phát biểu được định luật về công.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, xác lập được mối quan hệ giữa công với các yếu tố: lực, quãng đường dịch chuyển trong mỗi trường hợp.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được định luật về công để giải quyết một số tình huống cụ thể trong thực tế và giải được một số dạng bài tập.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong việc đọc kết quả thí nghiệm và xử lý các số liệu thí nghiệm.
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm H14.1 a,b.
- Bài giảng điện tử.
2. Học sinh: 
- Kẻ sẵn bảng 14.1 (SGK/50) vào vở.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức. 	
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Bước 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
-Ở lớp 6 các em đã được học những loại máy cơ đơn giản nào ? Máy cơ đó giúp ta làm việc như thế nào ?
-Máy cơ đơn giản có thể giúp ta nâng vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật → lợi về lực.
→ Vậy theo dự đoán của các em các máy cơ đơn giản có cho ta lợi về công không ?
- Học sinh tiếp nhận:
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
- Hs đọc thông tin 
- Học sinh: Trả lời yêu cầu.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu học sinh giải thích
- Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời: 
 +Các máy cơ đơn giản thường dùng là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
+Máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về lực, lợi về hướng của lực kéo nhưng không được lợi về công.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
→Vậy bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu xem các máy cơ đơn giản có cho ta lợi về công hay không
-Học sinh nhận xét
Bước 2: Hình thành kiến thức (20 phút)
Mục tiêu: -Rút ra được kết luận cần thiết khi sử dụng ròng ròng động
-Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động 1 : : Làm thí nghiệm để so sánh công của máy cơ đơn giản với công kéo vật không dùng máy cơ đơn giản
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- phát dụng cụ cho các nhóm
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: 
+ Điều khiển các nhóm làm TN theo các bước và ghi số liệu vào bảng 14.1
+Giúp đỡ những nhóm còn chậm, tiến hành thí nghiệm chưa chính xác.
- Học sinh: Thiết kế phương án thí nghiệm :
+Bước 1: Móc quả nặng vào lực kế, kéo vật lên cao với quãng đường s1 =....., đọc số chỉ của lực kế F1
+Bước 2: 
 -Móc q/nặng vào ròng rọc động
 -Móc lực kế vào dây
 -Kéo vật chuyển động với quãng đường s1, lực kế chuyển động với quãng đường s2
 -Đọc số chỉ của lực kế
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN
Đại điện các nhóm hoàn thành phiếu số 1
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
*Bảng 14.1
Các đại lượng cần xác định
Kéo trực tiếp
Dùng ròng rọc động
Lực F
F1 =
F2 =
Quãng đường đi được
s1 =
s2 =
Công A
A1 =
A2 =
Câu 1: so sánh lực F1 và F2
...........................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: so sánh hai quãng đường S1 và S2
...........................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................
C3: Hãy so sánh công của lực F1 và công của lực F2
.......................................................................................................................................................
C4: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lầnvề ...................thì thiệt 2 lần về ..................... Nghĩa là không được lợi gì về....................
Hoạt động 2: Nghiên cứu nội dung định luật về công – Hiệu suất
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Qua thí nghiệm chúng ta vừa tiến hành với ròng rọc động cũng như các thí nghiệm khác đã tiến hành với đòn bẩy hoặc mặt phẳng nghiêng người ta cũng đã thu được những kết quả tương tự. Vậy qua những kết quả đó chúng ta đều thấy công không thay đổi. 
-
- Học sinh tiếp nhận: 
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cung cấp cho học sinh kiến thức về hiệu suất 
Học sinh: Phát biểu định luật về công
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh phát biểu định luật về công.
- Dự kiến sản phẩm: định luật về công
II.Định luật về công
 Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
*Hiệu suất của máy cơ đơn giản
-Trong thực tế khi kéo vật bằng các máy cơ đơn giản thì có sức cản của ma sát, của trọng lượng ròng rọc, trọng lượng của dây
+A1 là công có ích 
+A2 là công toàn phần(Atp = Ai +Ahp)
Hiệu suất của MCĐG 
 H= .100%
Vì A1<A2 nên hiệu suất bao giờ cũng nhỏ hơn 100%
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Bước 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Phiếu số 2
Câu 1: Để đưa một vật có trọng lượng 500N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, thì lực kéo là:
A. 250N ; B.300N
C.400N; ; D.500N
Câu 2: Kéo trực tiếp một vật nặng lên thì thấy khó hơn dùng ròng rọc cố định. Vì vậy ròng rọc cố định có tác dụng:
A.Giúp ta tiết kiệm công.
B.Giúp ta được lợi về lực.
C. Giúp ta được lợi về đường đi
D. Giúp ta có tư thế thuận lợi hơn để nâng vật lên.
Câu 3:Kéo một vật có P = 500N lên độ cao h = 1m người ta dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 2m( bỏ qua lực ma sát) thì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng là:
A. F = 250N	B. F = 500N
C. F = 125N	D. F = 100N
Bước 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi và mở rộng (7phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; giao bài 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 3 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 3
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Câu 1: Tóm tắt
* Hướng dẫn về nhà:
+Bài vừa học:
+Nghiên cứu lại nội dung bài học
+Đọc thông tin có thể em chưa biết.
+Làm bài tập: 14.1-14.4+14.7, học sinh khá làm thêm 14.5+14.6 (SBT/40)
+Chuẩn bị bài mới:
+Nghiên cứu trước bài công suất để tìm hiểu công suất là gì ? Công thức tính công suất ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_20_bai_14_dinh_luat_ve_cong.doc