Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51-53: Cơ quan phân tích - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51-53: Cơ quan phân tích - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Liệt kê các thành phần của một cơ quan phân tích.

- Xác định rõ thành phần trong cơ quan phân tích thị giác.

 - Mô tả cấu tạo của cầu mắt qua sơ đồ và chức năng của chúng.

- Xác định được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị từ đó biết cách phòng tránh và khắc phục.

- Trình bày được nguyên nhân, con đường lây truyền và biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt hột.

- Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác và mô tả được cấu tạo của tai trên tranh vẽ.

- Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh của tai.

- Trình bày các biện pháp giữ gìn vệ sinh tai.

* Tích cực, chủ động giữ vệ sinh MT phòng tránh bệnh, tật về mắt, đặc biệt là giữ VS nguồn nước, không khí, . ; phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho MT yên tĩnh

 

doc 8 trang thucuc 4220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51-53: Cơ quan phân tích - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/03/2021
Tiết 51,52,53: CHỦ ĐỀ: CƠ QUAN PHÂN TÍCH
(Thời lượng: 3 tiết)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Liệt kê các thành phần của một cơ quan phân tích. 
- Xác định rõ thành phần trong cơ quan phân tích thị giác.
 - Mô tả cấu tạo của cầu mắt qua sơ đồ và chức năng của chúng. 
- Xác định được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị từ đó biết cách phòng tránh và khắc phục. 
- Trình bày được nguyên nhân, con đường lây truyền và biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt hột.
- Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác và mô tả được cấu tạo của tai trên tranh vẽ. 
- Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh của tai.
- Trình bày các biện pháp giữ gìn vệ sinh tai.
* Tích cực, chủ động giữ vệ sinh MT phòng tránh bệnh, tật về mắt, đặc biệt là giữ VS nguồn nước, không khí, ... ; phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho MT yên tĩnh
2. Năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3; H 51.1; 51.2
- Mô hình , tranh vẽ cấu tạo mắt, cấu tạo tai
2. Học sinh: Vở ghi, SGK,
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú( Sỹ số, KT miệng)
8A
8B
8A
8B
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị?
- Nêu biện pháp vệ sinh mắt?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học: 
- Cơ quan thụ cảm và cơ quan phân tích khác nhau như thế nào? Cơ quan phân tích có vai trò gì đối với cơ thể? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
a) Mục tiêu: Cơ quan phân tích thị giác.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, ghi bảng
Hoạt động 1: Cơ quan phân tích
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
- Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác
- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
- Nêu vị trí của cầu mắt?
- Hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu mắt SGK.
- GV nhận xét kết quả trên mô hình và hình vẽ, khẳng định đáp án.
- Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu mắt và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS tự đọc thông tin mục 2,3 SGK.
Hoạt động 3. Các tật của mắt
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Thế nào là tật cận thị? Viễn thị?
- Nêu nguyên nhân của tật cận thị?
- Nêu cách khắc phục tật cận thị?
- Nêu nguyên nhân của tật viễn thị?
- Cách khắc phục tật viễn thị?
- Từ các kiến thức trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 50.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét và chốt kiến thức
1. Cơ quan phân tích
- Học sinh theo dõi yêu cầu .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời:
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Một nhóm báo cáo kết quả thảo 
 KL: 
- Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).
+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).
- Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
2. Cơ quan phân tích thị giác
- HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: 
* KL:
- Cơ quan phân tích thị giác gồm:
+ Cơ quan thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
+ Dây thần kinh thị giác (dây số II).
+ Vùng thị giác (ở thuỳ chẩm).
a. Cấu tạo của cầu mắt : Đáp án:
1- Cơ vận động mắt 2- Màng cứng
3- Màng mạch 4- Màng lưới
5- Tế bào thụ cảm thị giác
b. Cấu tạo của màng lưới
-Học sinh tự đọc.
c. Sự tạo ảnh ở màng lưới
- Học sinh tự đọc.
3. Các tật của mắt
- Học sinh theo dõi yêu cầu .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS trả lời dựa vào H 50.1.
- HS tự hoàn thiện kiến thức vào bảng 50.2 (kẻ sắn trong vở).
- HS vận dụng hiểu biết của mình, trao đổi nhóm hoàn thành bảng.
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Một nhóm báo cáo kết quả thảo 
- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung. 
Bảng 50: Các tật của mắt - nguyên nhân và cách khắc phục
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
- Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
- Hoạt động 4: Bệnh về mắt
 GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày trên bảng phụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?
- Nêu cách phòng tránh?
- Cho 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Bệnh về mắt
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
* KL:
- Bệnh đau mắt hột
- Đại diện 1 - Ngoài ra còn có các bệnh: đau mắt đỏ, viêm kết mạ khô mắt...
- Phòng tránh các bệnh về mắt:
+ Giữ sạch sẽ mắt.
+ Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.
+ ăn đủ vitamin A.
+ Ra đường nên đeo kính
Phiếu học tập: Bệnh đau mắt hột
1. Nguyên nhân
2. Đường lây
3. Triệu chứng
4. Hậu quả
5. Phòng tránh
- Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Dùng chung khăn chậu với người bị bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
- Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.
- Khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) " đục màng giác " mù loà.
- Giữ vệ sinh mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hoạt động 5: Cấu tạo của tai
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV hướng dẫn HS quan sát H 51.1 và hoàn thành bài tập SGK - Tr 162.
- Nêu cấu tạo của tai?
- Vì sao bác sĩ chữa được cả tai, mũi họng?
- Vì sao khi máy bay lên cao hoặc xuống thấp, hành khách cảm thấy đau trong tai?
* Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh:
- Sóng âm từ nguồn âm tới được vành tai hứng lấy, qua ống tai tới làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai, được khuếch đại ở màng cửa bầu, làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch, làm rung màng cơ sở, tác động tới cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác. Vùng thính giác cho ta nhận biết về âm thanh
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động 6: Vệ sinh tai
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
 -Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
- Hãy nêu các biện pháp giữ gìn và bảo vệ tai?
5. Cấu tạo của tai
- Học sinh theo dõi yêu cầu .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 - HS quan sát kĩ sơ đồ cấu tạo tai, cá nhân làm bài tập.
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
các nhóm nhận xét, bổ sung
Đáp án:
1- Vành tai 2- ống tai
3- Màng nhĩ 4- Chuỗi xương tai
+ Vì tai, mũi, họng thông với nhau.
* Kết luận: Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
* Tai ngoài gồm:
- Vành tai (hứng sóng âm)
- ống tai (hướng sóng âm).
- Màng nhĩ (truyền và khuếch đại âm).
* Tai giữa gồm:
- 1 chuỗi xương tai ( truyền và khuếch đại sóng âm).
- Vòi nhĩ (cân bằng áp suất 2 bên màng 
- Có tác dụng thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
* Tai trong: là ốc tai có cơ quan Coocti có tế bào thụ cảm thính giác.
6. Vệ sinh tai
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự đề ra các biện pháp vệ sinh tai.
- Giữ gìn tai sạch
- Bảo vệ tai:
+ Không dung vật nhọn để ngoáy tai.
+ Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai.
+ Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là
A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.
Câu 2. Dây thần kinh thị giác là
A. dây số I.	B. dây số IX. 	C. dây số II.	D. dây số VIII.
Câu 3. Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp ?
A. 5 lớp 	B. 4 lớp	 C. 2 lớp 	D. 3 lớp
Câu 4. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác ?
A. Các phương án còn lại B. Tế bào nón C. Tế bào que	 D. Tế bào hạch
Câu 5. Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của
A. tế bào que.	 B. tế bào nón.	 C. tế bào hạch.	 D. tế bào hai cực.
Câu 6. Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây ?
A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh	 B. Ánh sáng mạnh và màu sắc
C. Ánh sáng yếu và màu sắc D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc
Câu 7. Ở mắt người, điểm mù là nơi
A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.
B. nơi tập trung tế bào nón.
C. nơi tập trung tế bào que.
D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.
Câu 8. Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất ?
A. Màng giác	B. Thủy dịch C. Dịch thủy tinh	D. Thể thủy tinh
Câu 9. Mống mắt còn có tên gọi khác là
A. lòng đen.	B. lỗ đồng tử. 	C. điểm vàng.	 D. điểm mù.
Câu 10. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhờ khả năng điều tiết của mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.
A. thể thủy tinh	B. thủy dịch	C. dịch thủy tinh	D. màng giác
Đáp án
1. A
2. C
3. D
4. D
5. B
6. B
7. A
8. C
9. A
10. A
Câu 1. Cận thị là
A. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau.
B. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần.
C. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
D. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Câu 2. Viễn thị thường gặp ở
A. thai nhi.	B. trẻ em.	C. người lớn tuổi.	D. thanh niên.
Câu 3. Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
1. Do cầu mắt quá dài
2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa
4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 2, 3 4	B. 2, 4	C. 1, 3	D. 2, 3
Câu 4. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị ?
1. Do cầu mắt quá dài
2. Do cầu mắt ngắn
3. Do thể thủy tinh bị lão hóa
4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần
A. 1, 4	B. 2, 4	C. 1, 3	D. 2, 3
Câu 5. Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo
A. kính râm.	B. kính lúp.	C. kính hội tụ.	D. kính phân kì.
Câu 6. Để khắc phục tật viễn thị, ta cần đeo loại kính nào dưới đây ?
A. Kính hiển vi	B. Kính hội tụ	C. Kính viễn vọng	D. Kính phân kì
Câu 7. Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất ?
A. Đau mắt đỏ	B. Đau mắt hột
C. Đục thủy tinh thể	D. Thoái hóa điểm vàng
Câu 8. Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
C. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt
D. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%
Câu 9. Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại	B. Viễn thị
C. Cận thị	 D. Loạn thị
Câu 10. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là
A. kính râm. 	B. kính cận.	C. kính lão. 	D. kính lúp.
Đáp án
1. C
2. C
3. D
4. A
5. D
6. B
7. B
8. A
9. C
10. C
Câu 1. Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
A. màng cơ sở.	 B. màng tiền đình.
C. màng nhĩ.	 D. màng cửa bầu dục.
Câu 2. Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
A. Xương bàn đạp	 B. Xương đe
C. Xương búa	 D. Xương đòn
Câu 3. Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương ?
A. 5 	 B. 4	 	C. 2 	 D. 3
Câu 4. Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ?
A. Màng nhĩ	B. Màng cửa bầu dục C. Màng tiền đình	D. Ống bán khuyên
Câu 5. Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?
A. Ốc tai và ống bán khuyên	
B. Bộ phận tiền đình và ốc tai
C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên
D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Câu 6. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
A. màng bên. B. màng cơ sở. C. màng tiền đình.	D. màng cửa bầu dục.
Câu 7. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 8. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Truyền sóng âm về não bộ
Câu 9. Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ?
A. 1 	B. 2	C. 3 	D. 4
Câu 10. Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm ).
D. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa.
Đáp án
1. C
2. C
3. D
4. B
5. C
6. B
7. B
8. A
9. C
10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
Câu hỏi: 
1. Tại sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng? Không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách khi đang đi tàu xe?
2. Tại sao nói "Căng tai ra mà nghe". Điều đó có ý nghĩa gì ? Xảy ra khi nào ?
Trả lời: 
1. Chúng ta không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng vì ánh sáng không tới được thể thủy tinh nên không thấy được hoặc chỉ thấy mờ mờ gây gắng sức mà dẫn tới cầu mắt dài và bị cận thị, nằm đọc sách thì có sao đâu chỉ là để xa là được, đọc sách trên tàu xe thì tàu lắc lắc đưa qua đưa lại làm cầu mắt di chuyển nhiều gây mỏi mắt đau mắt dẫn tới khó nhìn không trúng được thể thủy tinh.
Cách khắc phục là đọc xa giữ khảng cách không đọc gần làm cầu mắt dài gây cận thị, đeo kính lõm hai mặt (phân kì) và giữ vệ sinh mắt trong học đường.
2. Điều chỉnh độ căng của màng nhĩ và màng cửa bầu là nhờ các cơ búa và cơ bàn đạp. Khi âm quá nhỏ các cơ này điều chỉnh lực co làm màng nhĩ và màng cửa bầu căng nhiều như mặt trống mới căng nên ta nói "Căng tai ra mà nghe", có nghĩa là tập trung điều chỉnh độ căng của các cơ này khi âm phát ra quá nhỏ. Độ căng càng lớn khi âm càng nhỏ nhờ đó mà vản có thể nghe được.
4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà: 
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biêt”. 
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra giữa kỳ II .	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_51_53_co_quan_phan_tich_nam_hoc.doc