Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 1: Chất - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 1: Chất - Đinh Thị Thanh Huyền

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 Kiến thức: Học sinh biết

-Hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.

-Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

-Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.

- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.

- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.

- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

- Sự lan tỏa của một chất rắn khi tan trong nước

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể.

- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.

- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.

- Nắm được các khái niệm:Vật thể, chất.

- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

 Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

 Kĩ năng:

- Kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát, làm việc theo nhóm nhỏ.

- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp

- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.

- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.

Thái độ:

- Học sinh có hứng thú say mê môn học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.

 

doc 8 trang thucuc 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 1: Chất - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 02/09/2020
Chủ đề 1: Chất 
 Giới thiệu chung về chủ đề: nghiên cứu chất và sự biến đổi của chất, biết cách tách riêng từng chất trong hỗn hợp dựa vào tính chất của chất.
 Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 3 tiết
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 Kiến thức: Học sinh biết
-Hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.
-Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
-Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
- Sự lan tỏa của một chất rắn khi tan trong nước
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể.
- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
- Nắm được các khái niệm:Vật thể, chất.
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
 Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
 Kĩ năng:
- Kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát, làm việc theo nhóm nhỏ.
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp 
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
Thái độ:
- Học sinh có hứng thú say mê môn học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Khái niệm chất và một số tính chất của chất. Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
- Năng lực làm thí nghiệm: Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân biệt chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
Giáo viên
Hóa chất: Na, phenolphtalein, dd NaOH, dd HCl, Nước cất. Một số mẫu chất: S, P, Cu, Al, chai nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên. 
Dụng cụ: Dụng cụ thử tính dẫn điện. Đèn cồn, ống hút, kẹp gỗ. Cốc và đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, giấy lọc.
- 1 số dụng cụ thí nghiệm để HS làm quen
- Tranh:1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Phiếu học tập
Học sinh
- Một ít muối, một ít đường.
- Đọc bảng phụ lục 1 (SGK/154,155) 
- Mỗi nhóm: 2 chậu nước sạch, Hỗn hợp muối ăn và cát, mẫu tường trình
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động
Giúp HS biết về chất, chất cấu tạo nên vật thể. Từ đó hình thành kiến thức khác như chất có ở đâu, tính chất của chất, sự biến đổi chất.
 GV lấy ví dụ cái bàn được làm từ gỗ. 
 Cái thước làm từ nhựa.
 Lõi bút chì làm từ than chì.
 Ở đây cái bàn, cái thước, lõi bút chì là vật thể. Gỗ, nhựa, than chì là chất.
Từ VD đó HS rút ra nhận xét gì?
 a Chất cấu tạo nên vật thể. Vậy chất có ở đâu? Có tính chất gì?Sự biến đổi chất như thế nào? Ta tiếp tục tìm hiểu trong chủ đề này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
 Biết được hóa học là gì? Vai trò của hóa học trong cuộc sống của chúng ta. 
Nội dung 1: Mở đầu môn hóa học
I. Hóa học là gì:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu học sinh kiểm tra hóa chất, dụng cụ
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
HS: Các nhóm làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượng
 Hãy nêu nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm ?
 HS các nhóm báo cáo kết quả quan sát được
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV: Chuyển ý hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất vậy hóa học có vai trò như thế nào.
II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta:
GV: Yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK
GV: Treo tranh ảnh, học sinh nghiên cứu tranh về vai trò to lớn của hóa học.
GV: Đưa thêm thông tin về ứng dụng của hóa học trong sinh hoạt, sản xuất, y học...
 Em hãy nêu vai trò của hóa học trong đời sống?
III. Cần làm gì để học tốt môn hóa học
- HS quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong cuộc sống, trong thiên nhiên nhằm mục đích gì?
 Sau khi quan sát nắm bắt thông tin cần phải làm gì?
 Vậy phương pháp học tốt môn hóa tốt nhất là gì?
HS trả lời. GV bổ sung cho đầy đủ.
1. Thí nghiệm: SGK
2. Quan sát: 
Thí nghiệm 1: Tạo chất mới không tan trong nước.
Thí nghiệm 2: Tạo chất sủi bọt trong chất lỏng
3. Nhận xét: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất.
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
Để học tốt môn Hóa học cần thực hiện các hoạt động sau:
+Thu thập tìm kiếm kiến thức.
+Xử lý thông tin.
+Vận dụng.
+Ghi nhớ.
+Biết làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
+Có hứng thú say mê.
+Nhớ 1 cách chọn lọc.
+Phải đọc thêm sách.
Biết được chất có ở đâu? Tính chất của chất, phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
 Biết cách tách một chất ra khỏi hỗn hợp
Nội dung 2: Chất
I. Chất có ở đâu?
Tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta đều là vật thể.
Hãy kể tên 1 số vật thể ?
HS kể tên: Bàn ghế, sách, bút, quần áo, cây cỏ, sông suối, 
-Các vật thể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.gHãy đọc SGK mục I/7, thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1 
GV yêu cầu HS lên trình bày
Học sinh thảo luận nhóm 
Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
GV Nhận xét bài làm của các nhóm.
*Chú ý: 
 Không khí: vật thể tự nhiên gồm: Oxi, Nitơ, Cacbonic, 
Qua bảng trên theo em: “Chất có ở đâu ?”
II. Tính chất của chất:
a.Mỗi chất có những tính chất nhất định nào?
GV: yêu cầu HS quan sát ống đựng nước, mẩu P đỏ, ít S, mẩu đồng, mẩu nhôm.
?Các chất trên tồn tại ở dạng nào, màu sắc , mùi, vị ra sao?
HS: thảo luận nhóm, đại diện trả lời.HS nhóm khác nhận xét,kết luận
GV: Làm thí nghiệm:
 Đun nước cất sôi rồi đo nhiệt độ
Nung S nóng chảy rồi đo nhiệt độ
? Bằng dụng cụ đo ta biết được tính chất nào của chất?( nhiệt độ sôi, nóng chảy)
HS: Làm thí nghiệm hòa tan đường, muối vào nước.
? Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét?
? Vậy biết được tính chất nào?
GV: Tất cả những tính chất vừa nêu là tính chất vật lý
? Hãy nhắc lại tính chất vật lý
GV: Bằng thực tế xoong, nồi làm bằng kim loại có tính dẫn điên, dẫn nhiệt
?ở vật lý 7 cho biết những kim loại dẫn được điện?
GV: Tính chất hóa học phải làm thí nghiệm mới thấy
? Các chất khác nhau có tính chất giống nhau không?
Kết luận: Mỗi chất có những tính chất nhất định ? Làm thế nào biết tính chất của chất?
b.Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
GV: yêu cầu HS hãy phân biệt đường và muối?
HS: trả lời
GV: Mặc dù có một số điểm chung nhưng mỗi chất có những tính chất riêng khác biệt với chất khác nên có thể phân biệt được 2 chất.
HS làm bài tập 4
GV: Nêu ví dụ: Axit làm bỏng da vậy biết tính chất này giúp chúng ta điều gì?
? Hãy nêu tác dụng của một số chất trong đời sống. Vậy biết tính chất của chất có lợi ích gì?
HS: thảo luận nhóm ,đại diện trả lời ,nhận xét ,kết luận
III.Chất tinh khiết 
1.Hỗn hợp
GV: Yêu cầu học sinh quan sát chai nước khoáng và nước cất.
? Hãy nêu những điểm giống nhau?
HS:Thảo luận nhóm nhỏ ,trả lời
GV: Chất khoáng trong thành phần còn có lẫn một số chất khoáng hòa tan gọi nước khoáng là hỗn hợp. Nước biển cũng là hỗn hợp.
? Vậy hỗn hợp là gì?Ví dụ
2.Chất tinh khiết 
- GV: Mô tả quá trình chưng cất nước tự nhiên. Tiến hành đo t0 sôi, t0 nóng chảy của nước cất, đưa ra thông số.
-HS: Quan sát 
GV: Khẳng định: Nước cất là chất tinh khiết
 Vậy những chất thế nào mới là chất tinh khiết?
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
GV: Có một hỗn hợp nước muối, ta làm sao tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước?
GV: Hướng đẫn HS làm thí nghiệm 
HS: tiến hành thí nghiệm ,quan sát ,giải thích;kết luận 
 Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Giải thích
Tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước
- Hòa tan muối ăn vào nước rồi cô cạn dung dịch
- nước bay hơi
-Muối ăn kết tinh
- Nước sôi bay hơi
-Muối kết tinh vì có nhiệt độ sôi cao hơn nước
-Ta đã dựa vào tính chất nào của muối để tách được muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước?
- Hs: tìm các phương pháp tách chất ra khỏi hỗp hợp ngoài phương pháp trên.
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất.
-Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định.
 +Tính chất vật lí : Trạng thái hay thể,màu, mùi vị,tính tan hay không tan,nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi,khối lượng riêng (D),tính dẫn điện, dẫn nhiệt 
+Tính chất hoá học: Chất này biến đổi thành chất khác (cháy, nổ, phân huỷ...)
-.Cách xác định tính chất của chất:
+Quan sát 
+Dùng dụng cụ đo.
+Làm thí nghiệm
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì:
+Giúp nhận biết được chất
+Biết cách sử dụng chất.
+Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.
Ví dụ :không khí;nước tự nhiên...
-Chất tinh khiết là chất không trộn lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có những tính chất (vật lí,hóa học ) nhất định.
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp
- Một số phương pháp vật lí để tách chất ra khỏi hỗn hợp :Phương pháp lọc; phương pháp chiết....
Nội dung 3: Bài thực hành 1: Tách chất từ hỗn hợp
Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp
I. Qui tắc an toàn trong phòng thí nhiệm:
HS: Đọc phần phụ lục 1 trong sách giáo khoa: (qui tắc an toàn trong PTN)
- Giáo viên giới thiệu một số dụng cụ thường gặp như ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm.
- Giáo viên giới thiệu với HS một số ký hiệu nhã đặc biệt ghi trên các lọ hóa chất: độc, dễ nổ, dễ cháy.
- Giáo viên giới thiệu 1 số thao tác cơ bản như lấy hóa chất (bột, lỏng) từ lọ vào ống nghiệm, châm và tắt đèn cồn, đun hóa chất lỏng đựng trong ống nghiệm. 
II. Tiến hành thí nghiệm
 Thí nghiệm 
 Hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm. GV làm thao tác mẫu.
 Cho vào ống nghiệm 3g hỗn hợp muối ăn và cát. Rót 5 ml nước sạch, lắc nhẹ ống nghiệm cho muối tan trong nước.
 Gấp giấy lọc hình nón, đặt giấy lọc vào phiếu cho thật khít.
 Rót từ hỗn hợp nước muối cát vào phễu, đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn.
 HS: 4 nhóm làm thí nghiệm theo thao tác mẫu gv vừa làm, quan sát các hiện tượng xảy ra.
 So sánh chất rắn thu được vào muối ban đầu.
 So sánh chất giữ lại trên giấy lọc với cát ban đầu.
GV hướng dẫn HS viết bài thực hành theo mẫu
Hoạt động 3 : Luyện tập
Giúp HS nắm lại kiến thức của bài
Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và chất trong những từ in nghiêng.
a/ Ống dẫn nước được làm từ nhựa P.V.C
b/Khi đến mùa khai thác, cây cao su cho nhiều mủ cao su.
c/ Bánh đa, bánh quy được làm từ củ sắn, lúa gạo ( tinh bột).
d/Áo, quần may bằng sợi tơ tằm mặc mát hơn áo quần may bằng nilon.
a/ VTNT: Ống dẫn nước
chất: nhựa P.V.C
b/ VTTN: cây cao su
Chất: mủ cao su
c/ VTNT: Bánh đa, bánh quy
Chất: củ sắn, lúa gạo ( tinh bột).
d/ VTNT: Áo, quần
chất : sợi tơ tằm ,
nilon
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.Nhận biết
Câu 1.Các vật thể sau đâu là vật thể tự nhiên:
	A. cái bàn	B. cái nhà
	C. quả chanh	D. quả bóng
 Câu 2. Đâu là vật thể nhân tạo
	A. khí quyển	B. cục đá
	C. mặt trời	D. mặt bàn
Câu 3: Chất nào sau đây được gọi là chất tinh khiết:
	A. Nước suối, nước sông B. Nước cất	C. Nước khoáng	D. Nước đá
Câu 4: Hỗn hợp là chất được tạo nên từ:
	A. Hai hay nhiều chất	 B. Hai hay nhiều nguyên tố	
 C. Hai hay nhiều nguyên tử	 D. Hai hay nhiều phân tử
2. Thông hiểu
Câu 1: Phép lọc được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
	A. Muối ăn với nước	B. Muối ăn với đường	C. Đường với nước	D. Nước với cát
Câu 2: Phép chưng cất được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
	A. Nước với muối ăn	B. Nước với rượu	C. Cát với đường D. Bột sắn với lưu huỳnh
Câu 3: Có thể thay đổi độ ngọt của đường bằng cách:
	A. Thêm đường	B. Thêm nước	C. A và B đều đúng	D. A và B đều sai
Câu 4: Phương pháp thích hợp nhất để tách được muối ăn từ nước biển là:
	A. Bay hơi	B. Chưng cất	C. Lọc	D. Tách
3. Vận dụng
Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và chất trong những từ in nghiêng.
a/ Ống dẫn nước được làm từ nhựa P.V.C
b/Khi đến mùa khai thác, cây cao su cho nhiều mủ cao su.
c/ Bánh đa, bánh quy được làm từ củ sắn, lúa gạo ( tinh bột).
d/Áo, quần may bằng sợi tơ tằm mặc mát hơn áo quần may bằng nilon.
e/ Thuốc ở đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh. 
f/ Cốc bằng thủy tinh dễ vở hơn so với cốc bằng chất dẻo
g/ Trong quả chanh có nước, axit xitric và một số chất khác
h/Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfam.	
i/ Cái lọ cắm hoa bằng pha lê trong suốt.
j/Hơi nước ngưng tụ thành các đám mây đen dày đặc
k/ Dọc bờ biển Vũng Tàu có những bờ cát trắng.
4.Vận dụng cao
Biết khí CO2 làm đục nước vôi trong và không duy trì sự cháy.
a/ Có 2 lọ đậy kín, một lọ đựng khí CO2 và lọ kia đựng khí O2 . Hỏi làm cách nào để nhận biết chất khí trong mỗi lọ?
b/ Trộn hai chất khí trên với nhau. Hỏi bằng cách nào để tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp? Bằng cách nào có thể chuyển hỗn hợp trên thành khí CO2?
V. Phụ lục
 Một số hình ảnh về vai trò của Hóa học trong cuộc sống
GV hướng dẫn HS làm tường trình sau tiết thực hành theo mẫu 
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát 
Giải thích hiện tượng
Phiếu học tập số 1
TT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
2
Sách
3
Bàn ghế
4
Sông suối
5
Bút bi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_1_chat_dinh_thi_thanh_huyen.doc