Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Bài 3: Bài thực hành 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Bài 3: Bài thực hành 1 - Năm học 2020-2021

Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1

Môn học/ hoạt động giáo dục: Hóa học; Lớp 8

Thời gian thực hiện: 1 tiết ( tiết 04)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

- Biết mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể.

- Biết sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.

- Biết làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát

- Viết tường trình thí nghiệm.

+ Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh: Không làm thí nghiệm này, dành thời gian hướng dẫn học sinh một số kỹ năng và thao tác bản trong thí nghiệm thực hành.

 

docx 6 trang Phương Dung 28/05/2022 2060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Bài 3: Bài thực hành 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1
Môn học/ hoạt động giáo dục: Hóa học; Lớp 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết ( tiết 04)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Biết mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể.
- Biết sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
- Biết làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát
- Viết tường trình thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh: Không làm thí nghiệm này, dành thời gian hướng dẫn học sinh một số kỹ năng và thao tác bản trong thí nghiệm thực hành.
2. Năng lực :
2.1. Năng lực chung:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, tích cực học hỏi các thành viên trong nhóm.
2.2. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: đọc tên các chất, nhận biết các chất, dụng cụ thí nghiệm hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học bao gồm: Tiến hành thí nghiệm, quan sát nhận xét hiện tượng và kết luận kiến thức.
- Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, có ý thức vươn lên trong học tập.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: HS làm thí nghiệm báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm, tôn trọng ý kiến của các bạn cùng nhóm, hợp tác với các bạn cùng nhóm trong quá trình làm thí nghiệm, sau khi thực hành, có trách nhiệm vệ sinh dụng cụ, hóa chất tránh đổ hóa chất bừa bãi gây hại môi trường và tác động xấu đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường xung quanh.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, đèn cồn, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá ống nghiệm, phễu, nhiệt kế, giấy lọc, kiềng 3 chân...
- Hộp hóa chất bài 3: Thực hành 1.
- Máy chiếu, máy tính.	
- Tranh: Phụ lục 1/sgk trang 154, 155.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Mỗi nhóm: + 1 chai nước sạch, diêm.
	 + Hỗn hợp trộn muối ăn + cát.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu(5p)
a. Mục tiêu: Huy động kiến thức ban đầu của HS về hóa chất, dụng cụ dùng để tiến hành thí nghiệm.
b. Nội dung:
GV chiếu giới thiệu 1 số hình ảnh cần chú ý và ghi nhớ trong PTN, các dụng cụ thí nghiệm. 
c. Sản phẩm: HS theo dõi, ghi chép và trả lời câu hỏi của gv.
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chiếu giới thiệu 1 số hình ảnh và yêu cầu hs quan sát, lắng nghe.
* Thực hiện nhiệm vụ: - Hoạt động cá nhân: Quan sát các hình ảnh sau:
Trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên cho biết điều gì?
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi 1 số hs trả lời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:
- Trong 1 giờ học thực hành các em phải biết được 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm 
- Để làm sáng tỏ vấn đề này cô trò chúng ta tìm hiểu nội dung bài thực hành 1.
* Đánh giá:
- Thông qua các câu trả lời của HS.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số quy tắc an toàn – Cách sử dụng hóa chất – Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. ( 8 phút)
a. Mục tiêu: HS biết 1 số dụng cụ, hóa chất và quy tắc an toàn khi sử dụng hóa chất.
b. Nội dung: Thông qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan, gv giới thiệu các quy tắc an toàn, thao tác mẫu cách sử dụng hóa chất, dụng cụ tỏng PTN.
c. Sản phẩm: 
- Thông qua việc nghe, quan sát, tìm hiểu thông tin sgk cung cấp, kiến thức của bản thân và hoạt động tương tác với bạn cùng bàn, HS đưa ra câu trả lời.
d, Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành.
 Nêu các hoạt động trong 1 bài thực hành để học sinh hình dung ra các việc phải làm gồm:
1) Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm.
2) Học sinh tiến hành thí nghiệm.
3) Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình.
4) Học sinh vệ sinh phòng thực hành và rửa dụng cụ.
GV: Giới thiệu một số quy tắc an toàn và cách sử dụng 1 số hóa chất (trang 154 sgk), một số dụng cụ (trang 12 và trang 155 sgk). Yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu hỏi.
GV biểu diễn 1 số thao tác: Chú ý cách rót chất lỏng, cách khuấy chất lỏng, cách đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm, cách kẹp giữ ống nghiệm, cách lọc chất lỏng 
- Đặc biệt chú ý đến sự nguy hiểm (cháy, nổ, độc hại ) khi tiếp xúc với hóa chất.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs nghe, theo dõi và thực hiện các hoạt động:
Hoạt động cá nhân: HS tự tìm hiểu thông tin SGK cung cấp.
Hoạt động cặp đôi:
? Em hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hoá chất?
? Em hãy cho biết: Cách lấy hóa chất lỏng, hóa chất rắn dạng bột và hóa chất rắn dạng hạt như thế nào?
* Báo cáo kết quả hoạt động:
- GV gọi đại diện Hs trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận: GV chốt kiến thức:
I/ Phụ lục 1 – SGK trang 154, 155
- Cách sử dụng hoá chất:
+ Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
+ Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ( ngoài chỉ dẫn)
+ Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ, bình chứa ban đầu.
+ Không dùng hoá chất khi không biết rõ là hoá chất gì.
+ Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
- Một số thao tác cần chú ý: kẹp ống nghiệm, lấy hóa chất, đun 
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Đánh giá sự tương tác giữa HS – HS, HS – GV.
Hoạt động 2.2: Tiến hành thí nghiệm (20 phút)
Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
a. Mục tiêu: HS biết cách tiến hành thí nghiệm với một lượng nhỏ, biết cách quan sát, rút ra kết luận từ thí nghiệm.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn các bước làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hành dưới sự giám sát của giáo viên.
c. Sản phẩm: - Nội dung các nhóm báo cáo.
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất để báo cáo các nội dung sau:
+ ND 1: Dụng cụ, hóa chất dùng trong thí nghiệm.
+ ND 2: Các bước tiến hành thí nghiệm.
+ ND 3: Dự đoán kết quả ở từng bước.
+ ND 4: Các thao tác cần chú ý khi tiến hành thí nghiệm.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS trong nhóm hợp tác để trả lời các nhiệm vụ GV giao. GV phát hiện những khó khăn của HS, có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Nội dung 1: 
+ Dụng cụ: Khay thí nghiệm, cốc thủy tinh (2), đũa thủy tinh, phễu, ống nghiệm chịu nhiệt, giấy lọc, kẹp gỗ, đèn cồn, giá ống nghiệm, diêm.
+ Hóa chất: nước, muối ăn, cát
Nội dung 2:
Nội dung 3: Dự đoán.
Nội dung 4: - Gấp giấy lọc, làm ướt giấy lọc, lọc.
- Khi đun nóng để ống nghiệm hơi nghiêng, lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau mới đun phần đáy ống. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. 
Quan sát: Chất còn lại trong ống nghiệm và trên giấy lọc 
Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình tiến hành 
- Sau khi thực hiện xong nội dung này GV cho các nhóm tiến hành thí nghiệm. Trong quá trình HS tiến hành thí nghiệm GV bao quát, hỗ trợ 
* Báo cáo kết quả và thảo luận: Các nhóm báo cáo nội dung của nhóm, nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
II/ Tiến hành thí nghiệm:
 Thí nghiệm 2 – Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
- Dụng cụ, hóa chất.
- Các bước tiến hành.
- Hiện tượng: 
- Kết luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, phân tích ý kiến thảo luận của HS, chính xác hóa kiến thức mà HS học được qua hoạt động.
Hoạt động 2.3: Tường trình
a. Mục tiêu: HS biết cách tường trình bài thực hành.
b. Nội dung: HS viết bài tường trình thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
c. Sản phẩm: - Bảng tường trình cá nhân của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Cá nhân HS hoàn thiện bảng tường trình đã chuẩn bị trước cột 1, 2, 3. Chuẩn hóa nội dung cột 1, 2, 3. Hoàn chỉnh cột 4, 5. (Thực hiện song song ở hoạt động 2)
TT
TÊN THÍ NGHIỆM
CÁCH TIẾN HÀNH
HIỆN TƯỢNG T/N
KẾT QUẢ T/N
1
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Thu bảng tường của HS để đánh giá.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, tổng kết (5 phút)
a. Mục tiêu: Hs vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi để khắc sâu kiến thức.
b. Nội dung: Gv nhận xét buổi thực hành và nêu ra các câu hỏi phát vấn học sinh, tích hợp giáo dục đạo đức.
c. Sản phẩm: - Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi:
- Dựa vào đặc điểm nào ta có thể tách chất khỏi hỗn hợp ?
- Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể sử dụng phương pháp nào ?
- Khi làm thí nghiệm ngoài khâu an toàn, các yếu tố cho thí nghiệm thành công các em cần chú ý gì?
( Tích hợp giáo dục đạo đức)
- Trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm. Đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, yêu thương, hòa bình trong hợp tác.
- Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm, tự do phát biểu ý kiến của bản thân.
- Sử dụng tiết kiệm hóa chất, làm xong vệ sinh sạch sẽ, có trách nhiệm hợp tác trong bảo vệ môi trường không khí chính là bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người.
* Thực hiện nhiệm vụ:
Hs trao đổi, tự đánh giá và trả lời các câu hỏi.
* Báo cáo kết quả thảo luận: 
- GV gọi đại diện Hs trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận: Gv nhận xét quá trình thực hiện của cả lớp, chốt nd kiến thức.
* Đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua bảng đánh giá.
4. Hoạt động 4: Vận dụng: (5p)
a. Mục tiêu: Vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho Hs về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của học sinh, không bắt buộc tất cả hs đều phải làm, tuy nhiên, GV nên động viên khuyến khích hs tham gia, nhất là các hs say mê học tập, nghiên cứu chia sẻ kết quả với lớp.
b. Nội dung: Gv cho hs xem video và chiếu câu hỏi vận dụng.
c. Sản phẩm: - Kết quả tìm tòi của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Vận dụng tách tinh bột sắn từ củ sắn dây?
- Nêu các bước làm và giải thích ý nghĩa từng bước ?
- Tìm hiểu phương pháp tách một số chất trong thực tế: muối, tinh bột, vàng, bạc 
- Xem video tách các chất.
* Thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân.
* Đánh giá kết quả hoạt động:- Đánh giá vào tiết sau.
* Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Xem trước nội dung bài nguyên tử, xem lại phần sơ lược về NT ở vật lý lớp 7 và trả lời các câu hỏi sau: ? Nguyên tử là gì? 
? Cấu tạo nguyên tử ntn? 
? Điện tích các hạt cấu tạo nên nguyên tử?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_8_bai_3_bai_thuc_hanh_1_nam_hoc_2020.docx