Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 3: Đơn chất, hợp chất - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 3: Đơn chất, hợp chất - Đinh Thị Thanh Huyền

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

Kiến thức

Biết được:

- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.

- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên

- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.

- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.

Kĩ năng

- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất.

- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.

- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.

- Viết tường trình thí nghiệm.

Thái độ:

- Học sinh có hứng thú say mê môn học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.

- Có ý thức cẩn thận, an toàn trong thực hành thí nghiệm,bảo quản tài sản.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử, dùng khái niệm phân tử để diễn tả bản chất của sự lan tỏa chất.

- Năng lực làm thí nghiệm: quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.

-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: đưa ra lí giải về các tượng quan sát được.

 

docx 10 trang thucuc 3500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 3: Đơn chất, hợp chất - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 24/09/2020
Chủ đề 3: Đơn chất - hợp chất 
 Giới thiệu chung về chủ đề: tìm hiểu và phân biệt các khái niệm đơn chất và hợp chất, tìm hiểu về phân tử, quan sát, tìm hiểu về hiện tượng lan tỏa chất. 
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 3 tiết
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
Biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
Kĩ năng
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. 
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Thái độ:
- Học sinh có hứng thú say mê môn học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
- Có ý thức cẩn thận, an toàn trong thực hành thí nghiệm,bảo quản tài sản.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử, dùng khái niệm phân tử để diễn tả bản chất của sự lan tỏa chất.
- Năng lực làm thí nghiệm: quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: đưa ra lí giải về các tượng quan sát được.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
Giáo viên
- Đồ dùng dạy học: 
+ Tranh 1.10 -1.13 SGK
+ Dụng cụ : ống nghiệm , giá ống nghiệm , đũa thủy tinh , cốc thủy tinh , nút cao su đậy ống nghiệm .
+ Hóa chất : Dung dịch amôniăc đặc , thuốc tím , giấy quỳ tím , tinh thể Iốt , hồ tinh bột .
- Phương pháp tổ chức lớp học: thuyết trình, nghiên cứu tài liệu, vấn đáp, đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm.
- Phiếu học tập
Học sinh
- Đọc trước bài 
- Học thuộc tên một số nguyên tố trong bảng 1 SGK/42
- Mỗi nhóm chuẩn bị giấy viết bài thu hoạch, xem trước bài TH ở nhà.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động
- Ôn lại kiến thức cũ và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
- Hình thành năng lực phát hiện vấn đề, năng lực tự chủ và tự học cho học sinh
- GV kiểm tra bài:
Câu hỏi: 
1) Nguyên tố hóa học là gì? Để biết tên của một nguyên tố hóa học ta dựa vào điều gì?
2) Kí hiệu hóa học cho ta biết điều gì? Hãy viết đúng kí hiệu hóa học của canxi, oxi, nhôm, flo, bạc.
3) Nguyên tử khối là gì?
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- GV mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. 
- Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
Phiếu học tập
? Theo em có thể phân chia các chất sau thành mấy loại? 
H2; O2; H2O; Cl2; NaCl; Cu.
- GV tóm tắt vấn đề cần nghiên cứu của chủ đề
- HS lắng nghe, nắm bắt nội dung cần nghiêncứu
- Phương án trả lời:
1) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. Để biết tên của một nguyên tố hóa học ta dựa vào số p của nguyên tố hóa học đó.
2) Kí hiệu hóa học:Biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. KHHH của canxi, oxi, nhôm, flo, bạc lần lượt là Ca, O, Al, F, Ag.
3) Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- HS trình bày các ý kiến của mỗi nhóm về kết quả bài tập trong phiếu học tập
* Đánh giá kết quả hoạt động:
- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Giúp HS nắm được khái niệm và phân loại chất.
- Rèn cho HS năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức kiến thức hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
a. Nội dung 1:Tìm hiểu đơn chất và hợp chất
- GV hướng dẫn học sinh kẻ đôi vở để tiện so sánh 2 khái niệm.
- HS kẽ vở, ghi bài.
- GV treo tranh vẽ hình 1.10, 1.11, 1.12, 1.13 g Giới thiệu: Đó là mô hình tượng trưng của 1 số đơn chất và hợp chất.
g Yêu cầu HS quan sát tranh : Mô hình tượng trưng mẫu các đơn chất và hợp chất rút ra đặc điểm khác nhau về thành phần giữa 2 mẫu đơn chất và hợp chất. 
- HS quan sát và thảo luận trả lời
- GV từ kết quả thảo luận yêu cầu học HS hình thành khái niệm đơn chất là gì ? Hợp chất là gì ? 
- HS trả lời
- GV chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS từ kiến thức thực tế đã biết kết hợp thông tin SGK phân loại đơn chất và hợp chất.
- HS phân loại đơn chất và hợp chất.
- GV kết luận.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/ 26 
-HS trình bày đáp án của nhóm 
g Nhận xét.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ từ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13 kết hợp thông tin SGK nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
- HS thuyết trình về đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
- GV chốt kiến thức.
* Dự kiến sản phẩm
+ Đặc điểm khác nhau về thành phần giữa 2 mẫu đơn chất và hợp chất
- Đơn chất: chỉ gồm 1 loại nguyên tử ( 1 nguyên tố )
- Hợp chất : gồm 2 loại nguyên tử trở lên ( 2 nguyên tố )
-Thảo luận theo nhóm ( 4’) bài tập 3 SGK/ 26
+ Các đơn chất: b,f. Vì mỗi chất trên được tạo bởi 1 loại nguyên tử ( do 1 nguyên tố hóa học tạo nên )
+ Các hợp chất: a,c,d,e. Vì mỗi chất trên đều do 2 hay nhiều nguyên tố hóa học tạo nên.
* Đánh giá kết quả hoạt động:
- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
* Kiến thức cần nhớ:
I. Đơn chất:
1.Định nghĩa: Là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
*Phân loại:
+Đơn chất kim loại:Ví dụ:
+Đơn chất phi kim:Ví dụ:
2. Đặc điểm cấu tạo
-Đơn chất kim loại:các nguyên tử sắp xếp khít nhau.
-Đơn chất phi kim: các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định.
II. Hợp chất:
1. Định nghĩa: Là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
*Phân loại:
+Hợp chất vô cơ: ví dụ:
+Hợp chất hữu cơ:ví dụ:
2. Đặc điểm cấu tạo: nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và thứ tự nhất định.
- Giúp HS nắm được khái niệm phân tử và cách tính phân tử khối
- Rèn cho HS năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tư duy hóa học, năng lực tính toán cho học sinh
Nội dung 2:Tìm hiểu về phân tử
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1.11 đến 1.13 , chú ý quan sát các phân tử H2 , O2 ,H2O trong 1 mẫu khí H2 , O2 và H2O g Nhận xét về:
+ Thành phần .
+ Hình dạng.
+ Kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên. 
- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm.
- GV nhận xét, cung cấp thông tin: Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử.
Yêu cầu HS khái quát khái niệm phân tử là gì ? 
- HS trả lời khái niệm phân tử.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS quan sát hình 1.10, em có nhận xét gì về các hạt phân tử hợp thành mẫu kim loại đồng ? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung: Đối với đơn chất kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử
- HS ghi nhận kiến thức.
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Nguyên tử khối là gì ? 
- HS nhắc lại kiến thức
g Tương tự như vậy, em hãy nêu định nghĩa về phân tử khối. 
- HS khái quát định nghĩa về phân tử khối.
- GV lấy ví dụ thực tế về cách tính khối lượng trong cuộc sống, từ đó yêu cầu HS nêu cách tính phân tử khối.
- HS nêu cách tính phân tử khối.
- GV chốt kiến thức
- HS ghi nhận kiến thức
- GV lấy ví dụ tính phân tử khối của một số chất, yêu cầu HS tính theo cách tính vừa ghi nhận được.
- HS tiến hành tính phân tử khối một số chất thông qua sự hướng dẫn của GV.
Ví dụ: Tính phân tử khối của:
a/ Oxi b/ Clo c/ Nước
-Hướng dẫn:
?1 phân tử khí oxi gốm có mấy nguyên tử 
?1 phân tử nước gồm những loại nguyên tử nào
-Nhận xét và sửa chữa.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài tập
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
* Dự kiến sản phẩm
- Các hạt hợp thành mỗi mẫu chất nói trên đều có số nguyên tử, hình dạng và kích thước giống nhau (các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và trật tự nhất định)
*Phân tử khối của:
+PTK của Oxi:[NTK của Oxi] .2 = 16.2 = 32 đvC 
+PTK của Clo:[NTK của Clo] .2 = 35,5.2 = 71 đvC 
+PTK của nước:[NTK của Hiđro] .2 + [NTK của Oxi] = 1.2 + 16 = 18 đvC 
* Kiến thức cần nhớ:
III. Phân tử
1. Định nghĩa:
 Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
2.Phân tử khối 
 Là khối lượng của phân tử tính bằng đvC, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
HS nắm được sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm; tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử.
c. Nội dung 3: Bài luyện tập 1
1. Sơ dồ về mối quan hệ giữa các khái niệm
Gsử dụng pp sơ đồ tư duy
- treo bảng phụ ghi sẵn sơ đồ (Chưa hoàn chỉnh ), yêu cầu hs lắp ghép –ghi điểm
Vật thể
Chất
 . .
 .
- đưa ra thêm 1 số câu hỏi bổ sung : 
? Đơn chất là gì ? Nêu VD
- Hợp chất là gì ?Nêu VD 
?Vật thể do đâu mà có 
2- Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử
GV:tổ chức cho học sinh tham 
gia trò chơi
Câu 1: Chọn khái niệm ở cột A ghép với các ví dụ ở cột B sao cho phù hợp?
Câu 2: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau có thể biết được bẳng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
a. Tính tan trong nước	
b. Màu sắc
c.khối lượng riêng	 d.nhiệt độ nóng chảy
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống sao cho phù hợp.
a) là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm . có . mang điện tích dương và vỏ tạo bỡi 1 hay nhiều mang điện tích âm.
b) Những nguyên tử cùng loại có cùng số trong hạt nhân gọi là ....
Câu 4: Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp
cột A
cột B
vật thể tự nhiên
vật thể nhân tạo
a.con dao
b.quả chanh
c.cơ thể người
d. núi đồi
GV chuẩn hóa kiến thức theo nội dung như SGK
GV chuẩn hóa kiến thức theo nội dung sau:
Vật thể, chất
Nguyên tử
Phân tử
HS nắm, phân biệt được các khái niệm, biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp, biết tính PTK, xác dịnh nguyên tố dựa vào NTK
3. Luyện tập
GV: treo bảng phụ (trình chiếu) nội dung bài tập.
	Trắc nghiệm: 
1. Đơn chất là những chất:
a. do 1 NTHH tạo nên.
b. do 2 NTHH tạo nên.
c. do 3 NTHH tạo nên.
d. do 4 NTHH tạo nên.
2. NTK của nguyên tố Na là:
a.21	b.22	c.23	d.24
3. Biết rằng sắt bị nam châm hút. Bằng cách sau tách sắt ra khỏi hỗn hợp sắt và lưu huỳnh.
a. nam châm hút sắt.	
b. lọc	
c.chưng cất
Tự luận:
Bài 2: (3/sgk)
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 31 lần.
 a./ Tính phân tử khối của hợp chất.
 b./ Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố ( xem bảng 1 tr 42 SGK)
HS trả lời được:
1. a
2. c
3. a
Bài tập 2:
a. 62
b. Na
Hoạt động 3: Luyện tập
Luyện tập trong nội dung 3.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về cấu tạo của các dạng thù hình của cacbon: kim cương và than chì.
- Làm thế nào để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu và nước?
* Dự kiến sản phẩm: Thông qua phần trả lời câu hỏi thêm mở rộng trong lúc kiểm tra bài vào tiết học hôm sau của HS
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: NTK của Al là
A. 24	B. 27	C. 23	D. 32.
Câu 2: KHHH của sắt:
A. Sa	B. fE.	C. fe.	D. Fe.
Điền vào chỗ trống:
a) Những chất tạo nên từ hai . ..trở lên được gọi là .
b) là những chất tạo nên từ một ..
c) Hầu hết các ..có phân tử là hạt hợp thành, còn là hạt hợp thành của ..kim loại
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1. Trong các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất.
a) Khí clo tạo nên từ Cl.
b) Khí metan tạo nên từ C và H.
c) Lưu huỳnh được tạo nên từ S
d) Axit sunfuric tạo nên từ H, S và O.
Câu 2: Phân tử khối của muối ăn ( 1Na, 1Cl)là :
A. 23	.	B. 35,5.	C. 28,5.	D. 58,5
3. Mức độ vận dụng:
Câu 1. Tính phân tử khối của:
a) Cacbon đioxit tạo nên từ 1C và 2 O.
b) Aaxxit nitric tạo nên từ 1H, 1N và 3 O.
c) Muối kali clorat tạo nên từ 1K, 1Cl và 3 O.
Câu 2. Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 47 lần.
 a./ Tính phân tử khối của hợp chất.
 b./ Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố.
4. Mức độ vận dụng cao.
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử là 34 hạt. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1. Viết KHHH của A
Câu 2. Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 31 lần.
a) Tính phân tử khối của hợp chất.
b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố.
V. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TT
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Giải thích, viết PTHH
1
Sự lan tỏa của amoniac
-Dùng đũa thủy tinh sạch ngâm vào lọ có chứa dd amoniac ,sau đó nhỏ dd lên trên giấy quì tím tẩm nước
-Cho mẫu bông thấm ước dd ammoniac vào phần miệng ống nghiệm nằm ngang có mảnh giấy quì tím tẩm ước (phần đáy ống nghiệm ). Đậy kín miệng ống nghiệm bằng nút cao
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TT
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Giải thích, viết PTHH
1
Sự lan tỏa của kali pemanganat (thuốc tím) trong nước
- Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước khuấy đều cho tan hết.quan sát 
- Cho từ từ chừng ấy thuốc tím vào cốc nước khác để yên ,quan sát hiện tượng
 -So sánh màu nước của hai cốc
BẢNG 1
TT
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Giải thích, viết PTHH
1
Sự lan tỏa của amoniac
-Dùng đũa thủy tinh sạch ngâm vào lọ có chứa dd amoniac ,sau đó nhỏ dd lên trên giấy quì tím tẩm nước
-Cho mẫu bông thấm ước dd ammoniac vào phần miệng ống nghiệm nằm ngang có mảnh giấy quì tím tẩm ước (phần đáy ống nghiệm ). Đậy kín miệng ống nghiệm bằng nút cao
-Giấy quì tím chuyển sang màu xanh
--Giấy quì tím chuyển sang màu xanh
Giấy quì tím được dùng làm thuốc thử
Các phân tử amoniac đã lan tỏa trong không khí
BẢNG2
TT
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Giải thích, viết PTHH
1
Sự lan tỏa của kali pemanganat (thuốc tím) trong nước
- Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước khuấy đều cho tan hết.quan sát 
- Cho từ từ chừng ấy thuốc tím vào cốc nước khác để yên ,quan sát hiện tượng
 -So sánh màu nước của hai cốc
-Cốc nước có màu tím
-Cốc nước thứ hai dần dần cũng có màu tím
-các phân tử thuốc tím bị phân tán trong môi trường nước 
-Các phân tử thuốc tím đã lan tỏa trong môi trường nước
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5Đ) Mỗi câu 1 điểm
Câu 1: Kí hiệu hóa học của các nguyên tố : Sắt, đồng , Clo, Canxi , natri lần lượt là: 
 A. Na, C, Fe , Cu , Ca B. Fe, Cu , C, Ca, Na
 C. Fe, Cu , Cl, Ca, Na D. Fe, Cu , C, Ca, N
Câu 2 : Nguyên tử X có 6p,6n,6e; nguyên tử Y có 8p,8n,8e; nguyên tử Z có 6p,7n,6e; nguyên tử T có 5p,6n,5e . Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. X,Y thuộc cùng một nguyên tố B. X,Z thuộc cùng một nguyên tố 
 C. Z ,T thuộc cùng một nguyên tố D. X,T thuộc cùng một nguyên tố 
Câu 3 : Trong các hỗn hợp cho dưới đây, hỗn hợp có thể tách riêng bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kỹ và lọc , cô cạn để lấy lại sản phẩm là :
 A. Bột than và bột sắt B. đường và muối 
 C. Bột đá vôi và muối ăn D. Nước và rượu 
Câu 4: Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào?
 A. prôton và electron B. nơtron và electron 
 C. prôton và nơtron D. Proton , nơtron và electron
Câu 5: Một chất lỏng tinh khiết khi:
 A. Có nhiệt độ sôi nhất định B. Chất lỏng đó không tan trong nước
 C. Chất lỏng đó trong suốt D. Không có khả năng bay hơi
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 5Đ)
Bài 1: ( 1đ) Viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố hóa học có tên sau: Nhôm, Magie, Clo, lưu huỳnh
Bài 2: ( 2đ) Một nguyên tử A có tổng số hạt là 34 . Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 . Tìm số p , e , n ? 
Bài 3 : ( 2đ )Hãy nêu 2 cách khác nhau để phân biệt 2 cốc đựng hai chất lỏng trong suốt là nước cất và nước muối. 
 Đáp án: 
I/ Phần trắc nghiệm: 1C ; 2B ; 3C ; 4D ; 5 A
II/ Phần tự luận : 
 Bài 1: ( 1đ) Al , Mg , Cl , S
 Bài 2: ( 2đ) - Số hạt không mang điện n= ( 34-10 ) :2= 12 ( 1đ)
 - Số hạt p = ( 34-12) :2 = 11 ( 0,5đ)
 - Số hạt e = số hạt p = 11 ( 0,5đ)
 Bài 3: ( mỗi cách đúng cho 1đ) Cách 1: Nếm thử vị 2 chất lỏng, chất có vị mặn là nước muối, chất không có vị mặn là nước cất
 Cách 2: Lấy 1 ít chất lỏng ở 2 cốc đem cô cạn, cốc nào có chất rắn màu trắng kết tinh là cốc chứa muối

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_3_don_chat_hop_chat_dinh_thi_th.docx