Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 26: Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến - Trường Trung học Cơ sỏ Gia Thắng

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 26: Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến - Trường Trung học Cơ sỏ Gia Thắng

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật.

- Phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng bội và các thể đột biến (trên tranh , ảnh)

- Nhận biết các dạng đột biến NST (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn).

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tiêu bản, tranh ảnh, sử dụng kính hiển vi và phân tích kênh hình.

- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc cho học sinh

II/ Chuẩn bị:

1. GV:

+ Tranh ảnh về các dạng đột biến hình thái: Thân, lá, bông , hạt ở lúa; hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột và ở người.

+Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dưa hấu, dâu tằm

+ 2 tiêu bản về:

Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.

Bộ NST lưỡng bội (2n NST), tam bội (3n NST ) và tứ bội (4n NST ) ở d¬ưa hấu.

+ 6 kính hiển vi quang học có độ phóng đại 100- 400 lần.

 2. HS:

- Đọc trước bài ở nhà

 

doc 4 trang thucuc 7590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 26: Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến - Trường Trung học Cơ sỏ Gia Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 14
Ngày soạn:19/11/2020
Ngày dạy: / /2020
Tiết: 27
BÀI 26: THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
I/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật.
- Phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng bội và các thể đột biến (trên tranh , ảnh)
- Nhận biết các dạng đột biến NST (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn).
Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tiêu bản, tranh ảnh, sử dụng kính hiển vi và phân tích kênh hình.
- Rèn tư duy so sánh, liên hệ thực tế.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ:
-Giáo dục ý thức, thái độ học tập nghiêm túc cho học sinh 
II/ Chuẩn bị:
GV:
+ Tranh ảnh về các dạng đột biến hình thái: Thân, lá, bông , hạt ở lúa; hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột và ở người.
+Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dưa hấu, dâu tằm 
+ 2 tiêu bản về:
Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.
Bộ NST lưỡng bội (2n NST), tam bội (3n NST ) và tứ bội (4n NST ) ở dưa hấu.
+ 6 kính hiển vi quang học có độ phóng đại 100- 400 lần.
 2. HS:
- Đọc trước bài ở nhà
III/ Tiến trình lên lớp
Ổn định: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 ? Đột biến NST là gì ? Có mấy dạng đột biến NST ? Hãy nêu tên từng loại ?
Đáp án:
®- Là những biến đổi trong cấu trúc của NST
- Đột biết NST gồm:
+ Đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn
+ Đột biến số lượng NST: dị bội thể, đa bội thể
 3. Bài mới: 
- Dẫn dắt vào bài mới: 
Các tiết trước chúng ta đã được nghiên cứu về các dạng đột biến NST. Hôm nay chúng ta nghiên cứu chúng cụ thể hơn thông qua quan sát thực hành. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này. 
Hoạt động 1. Quan sát các đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến.
(10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và treo các hình về các dạng đột biến và dạng gốc .
- Yêu cầu Học sinh quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và các thể đột biến.
- So sánh các hình để rút ra đặc điểm phân biệt giữa các thể đột biến và dạng gốc.
? Nêu các dạng đột biến ở thực vật và ở động vật ?
* Quan sát các đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến.
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả quan sát của nhóm
- Theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến cho các nhóm khác
- Cả lớp phải nhận thấy được:
+ Ở thực vật dạng đột biến là cây thấp, bông dài, lúa có lá đòng nằm ngang, hạt dài, hạt có râu.
- Ở động vật chuột đột biến bạch tạng, gà đột biến chân ngắn, ở người là đột biến bạch tạng.
Hoạt động 2. Quan sát bộ NST bình thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc.
(12 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu Học sinh quan sát tranh phóng to và quan sát tiêu bản hiển vi về các dạng đột biến cấu trúc NST để nhận biết được các dạng đột biến NST .
- Xuống các nhóm để uốn nắn các nhóm thao tác chậm, không đúng và để kiểm tra kết quả quan sát trên kính hiển vi.
Gợi ý: Cần quan sát kĩ các hình để nhận ra các dạng đột biến NST :mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn (và chuyển đoạn).
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả quan sát của nhóm mình.
* Quan sát bộ NST bình thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc.
- Học sinh quan sát tranh và tiêu bản, thảo luận nhóm để xác định các dạng đột biến NST .
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác bổ sung và thống nhất kiến thức chung:
Đột biến NST bao gồm:
. Mất đoạn là một đoạn NST bị đứt ra làm giảm số lượng gen trên NST .
. Lặp đoạn là một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần.
. Đảo đoạn là một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 1800 và gắn vào chỗ bị đứt.
. Chuyển đoạn là một đoạn NST này bị đứt ra và gắn vào một NST khác hoặc cả hai NST khác cặp cùng đứt một đoạn nào đó rồi trao đổi đoạn bị đứt với nhau.
Hoạt động 3. Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST . (10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Treo tranh bộ NST của người bình thường và tranh bộ NST của bệnh nhân bị bệnh Downn , Turner.
? So sánh sự khác nhau về số lượng và hình thái bộ NST của người bình thường và bộ NST của bệnh nhân bị bệnh Downn , Turner.
? So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội ở dâu tằm (lá), dưa hấu (quả) ?
* Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST .
- Quan sát tranh phóng to về biến đổi số lượng NST ở người, đồng thời quan sát tiêu bản trên kính hiển vi về bộ NST 2n, 3n, 4n ở dưa hấu.
- Thảo luận nhóm để nhận biết được thể dị bội và thể đa bội ở sinh vật.
- Đại diện phát biểu ý kiến dưới sự hướng dẫn của Giáo viên để nêu nhận xét đúng:
+ Người dị bội (3n) có 3 NST 21 bị bệnh Down, bệnh Turner (các biểu hiện miêu tả trên tiêu bản).
+ Thực vật đa bội hoá lá dâu, quả dưa hấu (các biểu hiện miêu tả trên tiêu bản).
4. Củng cố: (7 phút)
- GV yêu cầu 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ và “mục em có biết”
- Hoàn thành bảng 26.
Đáp án: 
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút )
-Tiếp tục hoàn thành bảng 26.
 	- Đọc $ 27.
- Chuẩn bị cho bài 27.
+ Ươm mầm khoai lang ở ngoài sáng và trong tối.
+ Mang theo cây mạ trồng trong bóng tối và ngoài sáng. 
+ Cây dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước.
+ Lấy 2 củ xu hào của cùng một giống, nhưng được chăm sóc ( bón phân, tưới nước) khác nhau.
+ Tìm một số tranh về thường biến. 
 IV. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_26_thuc_hanh_nhan_biet_mot_vai_da.doc