Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét - Bạch Văn Thảo
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt trong giáo dục, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp, học trực tuyến thông qua bài giảng e-learning đang là một hình thức mới, được nhiều nước áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian, phong phú về hình thức, học sinh tự học, chủ động nghiên cứu để nắm tốt được nội dung, kiến thức của bài. Không những thế với bài giảng e-learningta có thể chuyển đổi các bài giảng bằng hình thức trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation), qua đó giúp cho bài học không còn “khô khan” mà trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn, giúp cho các em có thể học mọi nơi, mọi lúc và ngày càng yêu thích môn học.
Trên cơ sở như vậy tôi đã chọn bài “Lực đẩy Ác-si-mét” để soạn bài giảng e-earning.
BẢNG THUYẾTMINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING BÀI: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT MÔN: VẬT LÝ 8 I. THÔNG TIN CUỘC THI VÀ TÁC GIẢ Thông tin cuộc thi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 -------------------- Tiêu đề bài dự thi LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT Chủ đề Môn Vật lý/ Lớp 8 Thông tin tác giả Giáo viên: 1. Bạch Văn Thảo 2. Cái Thị Phương Mai Email bvthao.c2ttpl.pl@hue.edu.vn Điện thoại liên lạc Điện thoại di động: 0985245915 - 0986608095 Đơn vị công tác Trường THCS TT Phú Lộc Địa chỉ công tác Trường THCS TT Phú Lộc – Thị Trấn Phú Lộc – Huyện Phú Lộc – Tỉnh Thừa Thiên Huế Giấy phép bài dự thi CC-BY hoặc CC-BY-SA Tháng/năm Tháng 12/2016 II. PHẦN THUYẾT TRÌNH 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt trong giáo dục, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp, học trực tuyến thông qua bài giảng e-learning đang là một hình thức mới, được nhiều nước áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian, phong phú về hình thức, học sinh tự học, chủ động nghiên cứu để nắm tốt được nội dung, kiến thức của bài. Không những thế với bài giảng e-learningta có thể chuyển đổi các bài giảng bằng hình thức trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation), qua đó giúp cho bài học không còn “khô khan” mà trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn, giúp cho các em có thể học mọi nơi, mọi lúc và ngày càng yêu thích môn học. Trên cơ sở như vậy tôi đã chọn bài “Lực đẩy Ác-si-mét” để soạn bài giảng e-earning. Với ý tưởng khi xây dựng bài là làm sao để bài học trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn. Học sinh không còn cảm giác mình đang gò bó theo một tiết học mà như đang theo dõi 1 câu chuyện và tương tác với người dẫn chuyện để rồi từ đó hình thành nên kiến thức. Học sinh luôn bị cuốn hút tò mò nội dung tiếp theo mà các em sẽ được tìm hiểu là gì cho đến khi kết thúc bài học. Đặc biệt, các em không bị nhàm chán để rồi “next” qua các nội dung tiếp theo. Trong bài giảng này: - Tôi đã soạn bằng phần mềm adobe presenter - Có âm thanh: Bài hát, nhạc không lời, và lời dẫn dắt bài của giáo viên. - Có video để minh hoạ - Có các thí nghiệm ảo để hướng dẫn học sinh các bước thí nghiệm. - Có các câu hỏi, bài tập tương tác với học sinh 2. Tóm tắt bài giảng SLIDE Trình chiếu Mục tiêu ý tưởng thiết kế Slide 1 Thông tin chung Slide thông tin trên nền nhạc: giúp người học thư giãn trước khi vào học bài mới và biết thông tin về tác giả. Slide 2 Mục tiêu bài học Định hướng cho người học những mục tiêu cần đạt trong bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ Slide 3 Mục tiêu bài học Định hướng cho người học những mục tiêu cần đạt trong bài học về năng lực Slide 4 Kiểm tra bài cũ Dẫn dắt người học đi vào phần ôn lại kiến thức cũ để bổ trợ cho kiến thức mới Slide 5 Câu hỏi bài cũ 1 Kiến thức trong câu hỏi này có tác dụng bổ trợ cho kiến thức mới. Đây là kiến thức các em đã học ở lớp 6. Nếu người học trả lời đúng thì sẽ tiếp tục sang câu hỏi tiếp theo. Nếu sai thì sẽ nhận được thông tin tương tác của giáo viên hướng dẫn các em xem lại kiến thức của bài cũ Slide 6 Câu hỏi bài cũ 2 Đây cũng là kiến thức các em đã học ở lớp 6. Nếu người học trả lời đúng thì sẽ tiếp tục sang slide tiếp theo. Nếu sai thì sẽ nhận được thông tin tương tác của giáo viên hướng dẫn các em xem lại kiến thức của bài cũ Slide 7 Kết quả Đánh giả kết quả người học sau phần kiểm tra bài cũ. Phản hồi của giáo viên. Người học có thể quay lại để xem đáp án đúng để chuẩn bị kiến thức chính xác trước khi vào bài mới. Slide 8 Tình huống Dẫn dắt người học vào tình huống, tạo sự tò mò Slide 9 Tình huống Cho người học quan sát 1 video tình huống trong thực tế nhằm tạo sự thu hút Slide 10 Tình huống Chốt lại tình huống có vấn đề cần nghiên cứu trong bài học để dẫn dắt vào bài mới Slide 11 Bài mới Giới thiệu tiêu đề bài mới Slide 12 Tiến trình bài giảng Giới thiệu tiến trình bài giảng để người học chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức của mình Slide 13 Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Giới thiệu mục đích và dụng cụ thí nghiệm Slide 14 Hướng dẫn thí nghiệm Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm để người học có thể dựa vào đó mà tiến hành thí nghiệm và thu thập số liệu điền vào bảng kết quả (Ở đây GV không quay clip hướng dẫn bằng video nhằm tránh trường hợp sử dụng quá nhiều video sẽ gây cảm giác nhàm chán. Đồng thời, hướng dẫn ảo để kích thích sự tò mò của người học đối với kết quả thí nghiệm, người học sẽ có cảm giác muốn làm thí nghiệm để xem có giống với sự trình bày của giáo viên) Slide 15 Hướng dẫn thí nghiệm Video clip thí nghiệm của học sinh Đối với slide này: Nếu người học đang học trực tuyến và không có điều kiện làm thí nghiệm thì có thể theo dõi, quan sát để có kết quả thí nghiệm và tiếp tục nội dung bài học. Nếu người học làm thí nghiệm mà không hiệu quả thì có thể dựa vào đây để rút ra nguyên nhân và hướng khắc phục hoặc biết cách làm lại Nếu người học đã làm thí nghiệm thành công thì sẽ có 2 kết quả (1 là của người học, 2 là của 2 bạn trong clip) từ đó việc nhận xét, rút ra kết luận tăng tính thuyết phục hơn Slide 16 Phân tích kết quả thí nghiệm Dẫn dắt người học từ kết quả thí nghiệm đi dần đến nội dung kiến thức thông qua các câu hỏi tương tác của giáo viên. Nếu người học trả lời đúng thì sẽ qua slide tiếp theo, nếu sai thì sẽ nhận được tương tác phản hồi nhắc nhở của giáo viên Slide 17 Phân tích kết quả thí nghiệm Dẫn dắt người học từ kết quả thí nghiệm đi dần đến nội dung kiến thức thông qua các câu hỏi tương tác của giáo viên Slide 18 Kết quả Đánh giá kết quả tương tác của người học từ đó giáo viên đưa ra những phản hồi thích hợp. Người học cũng có thể xem lại 1 lần nữa kết quả phân ích thí nghiệm để nắm rõ hơn vấn đề trước khi đi đến nhận xét hay rút ra kết luận Slide 19 Kết luận về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Dẫn dắt người học đi đến kết luận về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Slide 20 Giới thiệu Ác-si-mét Video clip giới thiệu vài nét về tiểu sử của nhà Vật lý Ác-si-mét. Vừa giúp người học biết được thêm thông tin về người đã tìm ra lực đẩy Ác-si-mét vừa giúp người học kịp thư giãn sau mục I để chuẩn bị tiếp tục chuyển sang nội dung mới Slide 21 Những lực tác dụng lên vật khi nhúng vật vào trong chất lỏng Chốt lại 1 lần nữa về những lực tác dụng lên vật khi nhúng vật vào trong chất lỏng để người học khắc sâu kiến thức đồng thời gợi mở để người học trả lời được tình huống ở đầu bài Slide 22 Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét Dẫn dắt người học sang nội dung thứ hai: “Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét” Slide 23 Câu chuyện về Ác-si-mét và chiếc vương miện bằng vàng Video clip “Ác-si-mét và chiếc vương miện bằng vàng” Dẫn dắt người học đi đến nội dung cần nghiên cứu thông qua 1 đoạn phim hoạt hình để làm nhẹ nội dung bài học đồng thời tăng sự lôi cuốn, sự tò mò, chú ý của người học vào nội dung bài Slide 24 Dự đoán Đưa ra dự đoán của Ác-si-mét (Đó cũng chính là nội dung cần nghiên cứu tiếp theo) Slide 25 Mục đích và dụng cụ thí nghiệm Giới thiệu mục đích và dụng cụ thí nghiệm để kiểm tra dự đoán cảu Ác-si-mét Slide 26, 27, 28 Các bước tiến hành thí nghiệm Hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm bằng mô phỏng Tương tự như trên, Gv không quay clip mà mô phỏng để bài học không bị nhàm chán do quá nhiều clip và kích thích sự tò mò của người học Slide 29 Thí nghiệm của học sinh Video clip thí nghiệm của học sinh Tương tự như thí nghiệm 1 Slide 30 Phân tích kết quả thí nghiệm Dẫn dắt học sinh đi đến phân tích kết quả thí nghiệm Slide 31, 32, 33, 34, 35 Các câu hỏi tương tác Các câu hỏi tương tác Người học tham gia trả lời các câu hỏi tương tác (Đó cũng chính là ý đồ của giáo viên khi các câu hỏi tương tác chính là sự dẫn dắt người học phân tích kết quả thí nghiệm để đi đến kết luận), người học không nghĩ rằng mình đang phân tích kết quả thí nghiệm để cố gắng tìm đến kiến thức mà chỉ có cảm giác đang trao đổi, trả lời các câu hỏi được đặt ra và đến kêt luận lúc nào mĩnh cũng không hay (Từ đó người học không còn áp lực nội dung bào học) Slide 36 Kết quả Đánh giá lại kết quả tiếp nhận kiến thức của người học và giáo viên đưa ra phản hồi thích hợp. Trong slide này người học cũng có thể quay lại để xem kết quả các câu trả lời để nắm lại kiến thức 1 cách chính xác hơn Slide 37 Nhận xét Từ những kiến thức mà người học thu nhận được, gv khẳng định 1 lần nữa về kết quả dự đoán của Ác-si-mét và dẫn dắt người học đi đến tìm hiểu công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét Slide 38 Lập luận để đi đến công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét Từ kết quả thí nghiệm và kiến thức ở phần bài cũ, Gv lập luận giúp người học rút ra được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét Slide 39 Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét GV chốt lại công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức. Trong slide này GV cố ý để lại toàn bộ nội dung kiến thức của cả bài để người học nắm được 1 cách tổng thể hơn. Slide 40 Vận dụng Dẫn dắt học sinh chuyển sang nội dung thứ 3: Vận dụng Slide 41, 42, 43, 44 Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi Các câu hỏi tương tác Học sinh vận dụng kiến thức vừa tiếp thu được để trả lời 1 số kiến thức cũng như giải bài tập đơn giản (đã được trắc nghiệm hoá) trong đó có cả tình huống ở đầu bài, 1 số hiện tượng thực tế. Trong quá trình người học trả lời câu hỏi sẽ có những phản hồi thích hợp của giáo viên Slide 45 Kết quả Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh và đưa ra phản hồi thích hợp Slide 46 Cách nhận biết chiếc vương miện không được làm từ vàng nguyên chất Dẫn dắt người học vận dụng kiến thức đã học quay lại trả lời câu hỏi mà chính các em đang tò mò “Làm sao Ác-si-mét biết được chiếc vương miện không làm từ vàng nguyên chất” Slide 47 Cách nhận biết chiếc vương miện không được làm từ vàng nguyên chất Video clip giải thích cách nhận biết chiếc vương miện không được làm từ vàng nguyên chất Trường hợp người học đã biết cách trả lời: Giúp người học củng cố thêm 1 lần nữa về cách giải thích của mình Trường hợp người học chưa biết cách trả lời: Giúp người học biết được cách nhận biết chiếc vương miện không được làm từ vàng nguyên chất Slide 48 Liên hệ thực tê Liên hệ thực tế về lực đẩy Ác-si-mét để người học hiểu biết thêm Slide 49 Củng cố Củng cố lại kiến thức thông qua bản đồ tư duy để học sinh tiêp nhận kiến thức nhẹ nhàng hơn và dễ nhớ hơn Slide 50 Hướng dẫn học bài Giúp người học biết được nội dung cần thực hiện khi về nhà qua đó giúp các em biết cách học bài cũng như chuẩn bị tốt hơn trước khi học bài tiếp theo Slide 51 Tư liệu tham khảo Đưa ra các tư liệu tham khảo thể hiện sự tri ân, tôn trọng quyền tác giả và cảm ơn các tác giả cung cấp tư liệu cũng như những người đã giúp đỡ để hoàn thành kế hoạch bài dạy III. KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết trình cho bài giảng E- Learning của tôi. Qua bài giảng này, tôi nghĩ, đã tạo cho các người học hứng thú học tập. Các em nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò ép, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua các câu hỏi trắc nghiệm có đánh giá bằng nhận xét cụ thể giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Với những đoạn video tình huống, phim hoạt hình sẽ tạo sự lôi cuốn đối với học sinh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bài giảng sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Để bài giảng được tốt hơn, rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ của quý vị giám khảo để tôi có thể xây dựng bài giảng hay hơn, hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bản thân đối với người học nói riêng và nâng cao chất lượng của ngành giáo dục nói chung. Xin chân thành cảm ơn! Phú Lộc, ngày 10 tháng 11 năm 2016 Người trình bày Bạch Văn Thảo
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_bai_10_luc_day_ac_si_met_bach_van_thao.docx
- LUC DAY AC-SI-MET.pptx
- THUYET TRINH.docx
- DU DOAN CUA AC SI MET sd.mp4
- Gioi thieu AC-SI-MET sd.mp4
- Mariage D amour - Richard Clayderman.mp3
- Romantic Guitar - Various Artists.mp3