Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 14+15 - Nguyễn Văn Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 14+15 - Nguyễn Văn Tuấn

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- HS phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.

2. Về kĩ năng

- Quan sát TN để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công.

3. Về phẩm chất

- Có sự hợp tác trong nhóm khi làm thí nghiệm, yêu thích bộ môn học.

- Hợp tác nhóm để làm thí nghiệm kiểm tra.

II. Thiết bị dạy học và tài liệu

- SGK, SGV, giáo án. Tranh vẽ .

- Đòn bẩy, 2 thước thẳng, quả nặng 200N, quả nặng 100N, lực kế GHĐ 5N, dây kéo.

 III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

a) Mục tiêu: - Tạo tình huống liên quan đến bài mới

b) Nội dung:

Câu hỏi : Nêu tên và lợi ích các máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6?

c) Sản phẩm:

- Các máy cơ đơn đã học ở lớp 6:

+ Mặt phẳng nghiêng: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật

+ Đòn bẩy: Dùng đòn bẩy có thể nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật

+ Ròng rọc: - Ròng rọc cố định thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

 - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

d) Tổ chức thực hiện:

- GV: Đưa ra câu hỏi và gọi học sinh lên bảng trả lời

- GV: Gọi học sinh khác nhận xét và cho điểm

- GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết khi sử dụng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc nhẹ nhàng hơn. Liệu các máy cơ đơn giản đó có giúp ta sử dụng ít công hơn hay không? Để trả lời câu hỏi này các em nghiên cứu bài học hôm nay

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật về công

a) Mục tiêu:

- Học sinh biết và hiểu được định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Đựơc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

b) Nội dung:

- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hình 14.1 và ghi kết quả vào bảng 14.1

- GV: Yêu cầu HS quan sát kết quả bảng 14.1 trả lời câu C1,C2,C3,C4

- GV: Yêu cầu phát biểu định luật về công

 

doc 8 trang thucuc 4460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 14+15 - Nguyễn Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Chiềng Sơ
 Họ và tên giáo viên
Tổ: KHTN
 Nguyễn Văn Tuấn
	TÊN BÀI DẠY: Bài 14 - ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
Môn học: Vật Lý ; lớp 8A,B,C,D
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức 
- HS phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.
2. Về kĩ năng
- Quan sát TN để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công.
3. Về phẩm chất 
- Có sự hợp tác trong nhóm khi làm thí nghiệm, yêu thích bộ môn học.
- Hợp tác nhóm để làm thí nghiệm kiểm tra.
II. Thiết bị dạy học và tài liệu
- SGK, SGV, giáo án. Tranh vẽ .
- Đòn bẩy, 2 thước thẳng, quả nặng 200N, quả nặng 100N, lực kế GHĐ 5N, dây kéo.
 III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
a) Mục tiêu: - Tạo tình huống liên quan đến bài mới
b) Nội dung:
Câu hỏi : Nêu tên và lợi ích các máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6?
c) Sản phẩm:
- Các máy cơ đơn đã học ở lớp 6:
+ Mặt phẳng nghiêng: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
+ Đòn bẩy: Dùng đòn bẩy có thể nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
+ Ròng rọc: - Ròng rọc cố định thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
 - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV: Đưa ra câu hỏi và gọi học sinh lên bảng trả lời
- GV: Gọi học sinh khác nhận xét và cho điểm
- GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết khi sử dụng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc nhẹ nhàng hơn. Liệu các máy cơ đơn giản đó có giúp ta sử dụng ít công hơn hay không? Để trả lời câu hỏi này các em nghiên cứu bài học hôm nay
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật về công
a) Mục tiêu: 
- Học sinh biết và hiểu được định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Đựơc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
b) Nội dung:
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hình 14.1 và ghi kết quả vào bảng 14.1 
- GV: Yêu cầu HS quan sát kết quả bảng 14.1 trả lời câu C1,C2,C3,C4
- GV: Yêu cầu phát biểu định luật về công
c) Sản phẩm:
 F2 = 1/2F1
 S2 = 2S1
 HS: Đọc – trả lời C3 
 A1 = F1.S1 = 1 . 0,05 = 0,05 (J)
 A2 = F2.S2 = 0,5 . 0,1 = 0,05 (J)
 A1 = A2 
Nhận xét: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. Nghĩa là không có lợi gì về công.
* Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Đựơc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 14.1 – nêu dụng cụ cần có và các bước tiến hành thí nghiệm.
GV: Hướng dẫn TN –Treo bảng 14.1
GV: Từ kết quả TN HS hoạt động các nhân trả lời câu C1,2,3,4 
GV thông báo: Tiến hành TN tương tự đối với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự.
? Qua TN trên em có thể rút ra định luật về công?
GV: Chốt lại nhấn mạnh cụm từ “và ngược lại”.
Có trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực, không được lợi về công như đòn bẩy.
I. Thí nghiệm 
HS: Đọc – nghiên cứu thí nghiệm.
- Tiến hành TN:
b1: Móc quả nặng vào lực kế kéo lên cao với quãng đường S1 = 
Đọc độ lớn F1 =
b2: Móc quả nặng vào ròng rọc động
- Móc lực kế vào dây
- Kéo vật chuyển động 1 quãng đường S1 = 
- Lực kế chuyển động 1 quãng đường S2 = 
- Đọc độ lớn F2 =
HS: Hoạt động nhóm làm TN – ghi kết quả vào bảng 14.1 
HS: Quan sát bảng trả lời C1
II. Định luật về công 
HS: phát biểu
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng định luật về công làm bài tập
b) Nội dung:
? phát biểu định luật về công
- Trả lời C5,C6
c) Sản phẩm:
* Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Đựơc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
 P = 500N
 h = 1m
 l1 =4m
 l2 = 2m
Giải:
a, Dùng mặt phẳng nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài l càng lớn thì lực kéo càng nhỏ.
Vậy trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn
 F1 < F2 ; F1 = F2/2 (nhỏ hơn 2 lần)
b, Công kéo vật ở 2 trường hợp là bằng nhau (theo định luật về công).
c, Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ôtô là:
 A = P.h = 500N.1m = 500J
 P = 420N
 S = 8m
a, F = ? ; h = ?
b, A = ?
Giải
a, Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực: F = P/2 = 420N/2 = 210(N)
Quãng đường dịch chuyển dịch thiệt 2 lần h = S/2 = 8/2 = 4 (m)
b, Công để nâng vật lên:
 A = P.h = 420.4 = 1680 (J)
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
GV: gọi học sinh đọc đề bài và tóm tắt
GV: Gọi học sinh lên bảng làm,hs khác nhận xét và chấm điểm
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng định luạt về công làm các bài tập liên hệ thực tế
b) Nội dung: - Làm bài tập: 14.1 (SBT-19) 
c) Sản phẩm: Đáp án E
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bàn
GV: Gọi đại diện hai nhóm báo cáo trên bảng, các nhóm khác đổi bài nhận xét chéo và chấm điểm
Gv: Trong thực tế dùng máy cơ đơn giản nâng vật bao giờ cũng có sức cản của ma sát, của trọng lực ròng rọc, của dây . . . Do đó công kéo vật lên A2 bao giờ cũng lớn hơn công kéo vật không có lực ma sát A1.
Ta có A2 > A1 ( A1: Công có ích, A2 : Công toàn phần)
H = A1/A2 .100% ( H: Hiệu suất. ) 
 H < 1 
GV: Yêu cầu hs về nhà: 
	- Học thuộc định luật về công.
	- Làm bài tập: 14.2 -> 14.7 (19; 20 –SBT) - Đọc trước bài “ Công suất ”.
	- Hướng dẫn bài tập: 14.2 ; 14.7 (SBT).
=======================================
TÊN BÀI DẠY: Bài 15 - CÔNG SUẤT
Môn học: Vật Lý ; lớp 8A,B,C,D
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
- HS hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. HS biết lấy ví dụ minh hoạ.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2. Về kĩ năng
- Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.
3. Về phẩm chất
- Có sự hợp tác trong nhóm khi làm thí nghiệm.
- Yêu thích bộ môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Bảng phụ ghi hai quy tắc biến đổi phương trình và một số đề bài, giáo án, sgk.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
a) Mục tiêu: - Củng cố định luật về công. 
 - Tạo tình huống liên quan đến bài mới
b) Nội dung:
- Phát biểu định luật về công.
- Quan sát hình 15.1 	
c) Sản phẩm
 * Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Đựơc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
d) Tổ chức thực hiện
- Gọi học sinh lên bảng trả lời, học sinh khác nhận xét
- Gọi học sinh đọc phần tình huống phần I
? Làm thế nào tính được công suất của an và Dũng?
GV: Để trả lời câu hỏi này các em nghiên cứu bài học hôm nay?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu: - HS hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. HS biết lấy ví dụ minh hoạ.
 - Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
b) Nội dung: 
- Thực hiện làm câu hỏi C1,2,3(sgk/52,53)
- Công suất là gì ?
- Viết công thức tính công suất ? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thgức?
c) Sản phẩm:
Tóm tắt: h = 4m
 P1 = 16N
 FK.A = 10 viên.P1 ; t1 = 50s
 FK.D = 15 viên.P1 ; t2 = 60s
Giải
Công của anh An đã thực hiện:
 AA = FK.A.h
 = 10.P1.h = 10.16.4 = 640(J)
Công của anh Dũng đã thực hiện:
 AK.D = FK.D.h
 = 15.P1.h = 15.16.4 = 960 (J)
- Phương án a: không được vì thời gian thực hiện cuả 2 người khác nhau.
- Phương án b: Không được vì công thực hiện của 2 người khác nhau.
- Phương án c: Đúng nhưng phương pháp giải phức tạp.
- Phương án d: Đúng vì so sánh được công thực hiện trong 1 giây.
+ Trong 1 giây mỗi anh thực hiện 1 công là: 
 AA/t1 = 640J/50s = 12,8 J/s
 AD/t2 = 960J/60s = 16J/s
Vậy anh Dũng khoẻ hơn.
 Anh Dũng làm việc khoẻ hơn vì trong thời gian 1 giây ang Dũng thực hiện công lớn hơn anh An.
Đọc SGK - trả lời.
- Để so sánh mức độ sinh công ta phải so sánh công thực hiện được trong 1 giây -> công suất.
* Công suất là công thực hiện được trong thời gian 1 giây.
- Công thức tính công suất:
- Trong đó
 + t: thời gian thực hiện công
 + A: công sinh ra
 + P: công suất
- Nếu : Đơn vị công là J
 Đơn vị thời gian là s
- Đơn vị công suất là: 1J/1s gọi là oát (W)
 1W = 1 J/s
 1KW = 1 000W
 1MW = 1 000KW = 1 000 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
GV: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và tóm tắt
GV: hoạt động các nhân làm ?1 và gọi học sinh lên bảng
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bàn làm ?2
?Hãy tìm phương pháp chứng minh phương án c và phương án d là đúng? 
Phương án nào dễ thực hiện hơn?
GV: Gọi đại diện một nhóm trình bày nhóm khác nhận xét
GV: Từ kết quả câu C2 hãy trả lời câu C3
?Để biết máy nào, người nào thực hiện được công nhanh hơn thì cần phải so sánh các đại lượng nào và so sánh như thế nào?
Công suất là gì?
Công thức tính công suất?
GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết đơn vị công suất và một số đơn vị quy đổi.
GV lưu ý HS: Có thể tính công suất bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian là 1 giờ.
- Công suất của động cơ ô tô cho biết công mà động cơ ô tô thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Công suất ghi trên các thiết bị dùng điện là biểu thịđiện năng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
I. AI LÀM VIỆC KHỎE HƠN ?
HS: Đọc đề và tóm tắt câu C1.
HS: Thực hiện
HS: Thực hiện
HS: Thực hiện
HS: báo cáo và nhận xét
HS: Đọc – trả lời câu C3.
II. CÔNG SUẤT 
HS: Để so sánh mức độ sinh công ta phải so sánh công thực hiện được trong 1 giây -> công suất.
HS: Công suất là công thực hiện được trong thời gian 1 giây.
- Công thức tính công suất:
- Ký hiệu:
 + t: thời gian thực hiện công
 + A: công sinh ra
 + P: công suất
III. ĐƠN VỊ CÔNG SUẤT 
- Đơn vị công là J
- Đơn vị thời gian là s
- Đơn vị công suất là: 1J/1s gọi là oát (W)
 1W = 1 J/s
 1KW = 1 000W
 1MW = 1 000KW = 1 000 000W
HS: Lắng nghe
3. Hoạt động : Luyện tập
a) Mục tiêu: - Vận dụng Công thức tính công suất làm bài tập
b) Nội dung:- Làm câu hỏi C4,5,(sgk/53)
c) Sản phẩm: 
 Áp dụng công thức tính công suất.
Công suất của An là:
 PAn = 12,8 J/s = 12,8W
Công suất của Dũng là:
 PDũng = 16 J/s = 16W
 Tóm tắt:
 tTrâu = 2h
 tmáy = 20 phút = 1/3h
 ATrâu = Amáy = A
 So sánh PTrâu và Pmáy 
Giải
Công suất của Trâu là:
PTrâu = A/tTrâu = A/2h
Công suất của máy là:
Pmáy = A/tmáy = A/1/3 =3A
Theo bài ra ta có:
 PTrau/Pmáy = A/2/3A = A/2. 1/3A = 1/6
Do đó: Pmáy = 6 PTrâu 
Vậy: Công suất của máy lớn gấp 6 lần công suất của Trâu.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Công suất là gì? Biểu thức tính công suất, đơn vị?
- Nói công suất của máy bằng 80W có nghĩa là gì?
GV: Chốt lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
GV : Yêu cầu học sinh vận dụng trả lời câu C4,5,6
Hoạt động cá nhân câu C4
Hoạt động nhóm bàn câu C5
IV. Vận dụng
HS: Trả lời
Công suất là công thực hiện được trong thời gian 1 giây.
- Công thức tính công suất:
- Trong đó
 + t: thời gian thực hiện công
 + A: công sinh ra
 + P: công suất
- Nếu : Đơn vị công là J
 Đơn vị thời gian là s
- Đơn vị công suất là: 1J/1s gọi là oát (W)
HS: Công của máy thực hiện được trong một đơn vị thời gian là 80W
HS : Thực hiện
4. Hoạt động 4 : Vận dụng
a) Mục tiêu : Vận dụng công thức tính công suất vào bài thực tế và chứng minh được công thức P = F.v
b) Nội dung : Yêu cầu học sinh thực hiện câu hỏi C6
c) Sản phẩm : 
 Tóm tắt:
 v = 9Km/h = 2,5m/s
 F = 200N
a, P = ?
b, Chứng minh P = F.v
Giải
a, Trong 1 giờ (= 3600s) Ngựa đi được 9 km (= 9000m)
- Công của Ngựa là:
 A = F.S = 200. 9 000 = 1 800 000 (J)
- Công suất của Ngựa là:
 P = A/t = 1 800 000/3 600 = 500 (W)
b, Chứng minh:
 P = A/t = F.S/t = F.v (Vì S/t = v) 
d) Tổ chức thực hiện:
 - Giáo viên giao cho học sinh về nhà làm tiết sau đầu giờ báo cáo kết quả thực hiện.
- GV: Yêu cầu hs về nhà: 
	+ Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Suy ra P và A từ công thức P = A/t để áp dụng làm một số bài tập. 
	+ Làm bài tập: 15.1 đến 15.6/SBT-21
	+ Đọc trước bài : Cơ năng.
=====================================
 Ngày tháng 01 năm 2021
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Nguyễn Hữu Thìn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_bai_1415_nguyen_van_tuan.doc